Cách tạo Permalinks trong wordpress giúp SEO hiệu quả Nhiều bạn mới bước chân vào viết blog trên nền WordPress cứ nghĩ đơn giản là link càng ngắn càng tốt nhưng không phải như thế. Nếu muốn trang của bạn cũng như các bài viết thân thiện với Google và các trang tìm kiếm thì bạn phải mất một chút thời gian để chỉnh sửa nó. WordPress cho bạn nhiều lựa chọn chứ không như các dịch vụ blog khác. Cấu trúc Wordpress URL mặc định không hề thân thiện với hầu hết các công cụ tìm kiếm và thậm chí nó còn không thân thiện với chính người dùng bởi họ không thấy thông tin cần thiết trên chính URL đó thì sao họ click được. Hôm nay xin chia sẻ một vài cách giúp bạn tạo cho blog của mình có một permalink thân thiện với các công cụ tìm kiếm và người sử dụng. Đây là tính năng đã có sẵn nhưng hẳn nhiều newbies vẫn không hề để ý và thực tế đã có nhiều người đã để như thế hàng năm trời. Đây là điều không nên vì permalink không thân thiện sẽ không hỗ trợ cho công việc SEO của bạn. Tại sao lại cần một permalinks thân thiện với SEO? Nếu bạn có 1 cấu trúc link thân thiện với SEO, bạn sẽ có cơ hội được tăng thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm của Google và các trang tìm kiếm khác. Đây có thể nói là một nguồn traffic khá lớn mà bất kỳ một blogger hay webmaster nào cũng không muốn mất đi. Điều này cũng được nêu rõ trong các hướng dẫn dành cho webmaster của Google và các mạng tìm kiếm khác như Yahoo, Bing… Bắt đầu quy trình cải thiện permalinks Mặc định khi tạo xong blog, bạn sẽ có ngay một cấu trúc permalink như sau: http://eblogviet.com/?p=123 Đây là cấu trúc mặc định cho mọi blog sử dụng WordPress. Để có thể sử dụng được link đẹp “pretty permalink” thì host của bạn phải hỗ trợ Apache’s mod_rewrite. Nếu không thì bạn không thể thay đổi cấu trúc được. Thông thương các host hiện nay đều hỗ trợ mod_rewrite. Như vậy, rõ ràng chúng ta chẳng biết gì về nội dung đăng sau cái url mặc định mà WordPress cung cấp, thế cũng có nghĩa là các công cụ tìm kiếm cũng sẽ khó khăn hơn để xác định nội dung. Như thế là không thân thiện. Hướng dẫn cách làm như sau: Bước 1: Mở trang Permalinks Option Để mở được đúng trang này, bạn đăng nhập vào WordPress, chọn Settings, tìm đến mục Permalinks sẽ thấy hình sau: Bạn cần chọn ô thứ 5 từ trên xuống có tên: Custom Permalinks để bắt đầu triển khai cấu trúc theo mình thích. Bước 2: Chọn một cấu trúc mà bạn thích Có rất nhiều cách để bạn chọn. Bản thân wordpress cũng đã cho bạn một vài lựa trọn từ số 2 đến số 4. Nếu bạn khôn thích thì có thể tự thiết kế một cấu trúc cho mình. Mình thì thích cấu trúc http://eblogviet.com/2009/07/sample-post/ (/năm/tháng/tiêu-đề-bài). Tất nhiên bạn cũng có thể chọn cấu trúc /%category%/%postname%/ (/thư-mục/tiêu-đề- bài). Hơn nữa, bạn muốn các bài viết là các trang tĩnh thì có thể chọn cấu trúc /%category%/%postname%.html có đính kèm html ở cuối giống cách hiển thị hiện nay của blogger. Sử dụng các cách này sẽ rất thân thiện cả với người dùng và cả với các công cụ tìm kiếm bởi ngay trong permanlinks đã thể hiện rõ keyword của bài và tiêu đề của nó nên người đọc sẽ phần nào hiểu ngay nội dung bên trong là gì. Các bạn có thể thiết kế theo các cách khác nhau mà mình thấy phù hợp. Tuy nhiên, để làm được thế, bạn nên tham khảo một số thẻ chuẩn mà WordPress khuyên dùng như sau: %year% – thể hiện năm của bài viết, gồm 4 con số VD 2009 %monthnum% – Tháng của năm, bao gồm 2 con số VD: 05 %day% – Ngày của tháng gồm 2 côn số VD: 28 %hour% – Giờ của ngày VD: 15 %minute% – Phút của giờ VD: 43 %second% – giây của phút VD: 33 %postname% – Đây là định dạng dành cho tiêu đề bài viết, bạn cũng có thể tùy chỉnh trong phần slug của Pót và Page. Nếu tiêu đề là Anh Yêu Em thì permalinks sẽ có dạng -anh- yeu-em, bạn có thể chỉnh thành yeu-em. %post_id% – Đây là ID duy nhất dành cho từng bài, thể hiện số thứ tự của bài viết đó VD: 423 %category% – Thư mục mà bạn tạo trong blog. Nếu bạn có các sub-category thì nó cũng hiện trong permalinks của bài viết. %author% – Hiển thị tên tác giả với các blog có nhiều tác giả hoặc do 1 nhóm vận hành. Sau khi bạn đã chọn được cấu trúc Permalinks ưng ý thì chỉ cần Save Changes là ok. Sau khi bạn Save Changes thì lập tức, file .htaccess trong host của bạn sẽ tự động cập nhật cấu trúc và URL tới các bài viết sẽ hiển thị theo cấu trúc mới. Xin lưu ý thêm, bạn chỉ nên triển khai các bước này khi mới thành lập blog và chưa có bài viết mới. Nếu bạn đã có khoảng 500-1000 bài mà bạn muốn thay đổi thì sẽ xảy ra tình trạng gãy link và sẽ mất tới cả tháng để các công cụ tìm kiếm re-index lại cấu trúc mới của blog bạn và tất nhiên trong tháng đó, traffic sẽ giảm. . Cách tạo Permalinks trong wordpress giúp SEO hiệu quả Nhiều bạn mới bước chân vào viết blog trên nền WordPress cứ nghĩ đơn giản là link càng ngắn. cho công việc SEO của bạn. Tại sao lại cần một permalinks thân thiện với SEO? Nếu bạn có 1 cấu trúc link thân thiện với SEO, bạn sẽ có cơ hội được tăng thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm. số thứ tự của bài viết đó VD: 423 %category% – Thư mục mà bạn tạo trong blog. Nếu bạn có các sub-category thì nó cũng hiện trong permalinks của bài viết. %author% – Hiển thị tên tác giả với