1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chữa loạn khuẩn đường ruột bằng sữa chua đậu nành ppt

5 389 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 271,93 KB

Nội dung

Chữa loạn khuẩn đường ruột bằng sữa chua đậu nành Do dễ hấp thu và giữ được sự cân bằng vi khuẩn, sữa chua đậu nành có thể giúp những bệnh nhân loạn khuẩn đường ruột khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy, sau 30 ngày dùng sữa chua loại này, hơn 90% bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) tăng 0,5-3 kg trọng lượng. Sữa chua đậu nành Loạn khuẩn đường ruột là kết quả của việc dùng kháng sinh kéo dài. Các biểu hiện đặc trưng là đi ngoài phân lỏng, phân sống, lổn nhổn những thức ăn không tiêu hoặc có nhiều chất lầy nhầy như mũi. Bệnh nhân dễ bị suy dinh dưỡng; sức chống đỡ của niêm mạc ống tiêu hóa giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại hoạt động. Nhiệm vụ được đặt ra là phải điều trị tiêu chảy, lập lại cân bằng vi khuẩn đường ruột và khôi phục tiêu hóa. Đây là một công việc khá khó khăn. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, việc bổ sung sữa chua đậu nành vào chế độ ăn của người bệnh lại có tác dụng rất tốt. Bệnh nhân sẽ hết đau bụng và đầy hơi, phân thành khuôn, đại tiện ngày 1 lần. Liều lượng cụ thể: - Người lớn dùng 500 ml/ngày, chia làm 2 lần vào lúc 8h và 15h. - Trẻ em 13-20 tháng tuổi dùng 150 ml, thời gian như trên. Các bữa ăn khác của trẻ vẫn được duy trì bình thường. Cách làm sữa chua đậu nành Có thể chế biến sữa chua này từ hạt đậu tương hoặc bột đậu tương sống. - Làm từ hạt đậu tương: Đậu hạt 100-150 g, đường 50-70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 1 lít. Đậu nhặt sạch tạp chất, ngâm nước ấm 20-30 độ C trong 6-8 giờ, đãi sạch vỏ rồi xay nước (có thể xay bằng máy sinh tố, máy xay thịt quay tay hoặc cối đá). Sau đó lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường vào. Đun sôi dịch sữa, để nguội 30-40 độ C rồi cho men (đã đánh nhuyễn) vào. Đổ sữa vào cốc sạch, cho vào tủ ấm ở nhiệt độ 40-50 độ C trong 2 giờ (nếu không có tủ ấm có thể ủ trong nước ấm 40-50 độ C). Khi mặt sữa đông mịn, đều là được. - Làm từ bột đậu tương sống: Bột đậu tương sống 60-65 g, đường 50-70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 1 lít. Hòa tan bột đậu tương trong nước ấm 30-35 độ C rồi lọc qua phin mỏng. Các bước tiếp theo được thực hiện giống như cách trên. Sản phẩm đạt yêu cầu có màu trắng, đông mịn, đông đều từ đáy cốc lên mặt sữa, vị hơi chua, béo ngậy. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày. Uống sữa đậu nành giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu, tăng cholesterol tốt có lợi, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não. Theo PGS Lê Bạch Mai, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa đậu nành có thành phần dinh dưỡng cao, giàu đạm và acid amin thiết yếu, nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na rất tốt cho sức khỏe nói chung. Uống sữa đậu nành còn giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu, tăng cholesterol tốt có lợi, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não Thức ăn chế biến từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành, tương, tào phở là thực phẩm truyền thống của nhân dân ta. Đậu tương còn là thành phần không thể thiếu của các món ăn chay. Khi chế biến sữa đậu nành, trước hết người ta rửa sạch và ngâm đậu trong nước hoặc nước vôi loãng, đãi vỏ, xay, vắt lấy nước sữa, rồi đun sôi. Quá trình chế biến sữa đậu nành như vậy sẽ không có độc hại nào phát sinh. Tuy nhiên cần phải chọn loại đậu không bị mốc. Đậu tương có giá trị dinh dưỡng rất cao, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành thay đổi tùy thuộc lượng nước và đậu được sử dụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung sữa đậu nành sẽ cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe chung của trẻ em. Ở nhiều nước, sữa đậu nành (dạng bột) được sử dụng cho trẻ em không uống được sữa bò. Trong đậu tương còn có một số hoạt chất có tác dụng phòng chống các bệnh mạn tính, đối với phụ nữ, làm giảm những biểu hiện khó chịu khi bước vào độ tuổi mãn kinh. Như vậy uống sữa đậu nành sẽ không ảnh hưởng gì xấu tới sức khỏe, nhất là khi được sử dụng như nước giải khát. Cũng như bất kỳ một thực phẩm khác, sữa đậu nành cũng có một số nhược điểm. Một số người có cảm giác khó chịu khi uống do bị dị ứng với protein của đậu tương. Sữa đậu nành có lượng protein không thua kém sữa bò, nhưng lượng đường và chất béo, cũng như một số chất khoáng thì ít hơn. Như vậy, nếu dùng sữa đậu nành làm thức ăn duy nhất cho trẻ nhỏ thì không tốt. Để khắc phục nhược điểm này, người ta có thể cho thêm một chút dầu ăn vào trong quá trình nấu đậu và hòa thêm ít đường khi uống. Ở các nước có công nghệ thực phẩm phát triển, người ta có thể bổ sung thêm chất béo, đường và các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D vào bột sữa đậu nành, khi đó, sữa đậu nành trở nên một sản phẩm có thể thay thế được sữa bò, dùng được cả cho trẻ sơ sinh. Tóm lại, các thực phẩm chế biến từ đậu tương nói chung và sữa đậu nành nói riêng là những thực phẩm ngon, bổ, rẻ và an toàn. . Chữa loạn khuẩn đường ruột bằng sữa chua đậu nành Do dễ hấp thu và giữ được sự cân bằng vi khuẩn, sữa chua đậu nành có thể giúp những bệnh nhân loạn khuẩn đường ruột khỏi bệnh. làm sữa chua đậu nành Có thể chế biến sữa chua này từ hạt đậu tương hoặc bột đậu tương sống. - Làm từ hạt đậu tương: Đậu hạt 100-150 g, đường 50-70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 1 lít. Đậu. cứu cho thấy, sau 30 ngày dùng sữa chua loại này, hơn 90% bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) tăng 0,5-3 kg trọng lượng. Sữa chua đậu nành Loạn khuẩn đường ruột là kết quả của việc dùng kháng

Ngày đăng: 12/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w