Tạo một Banner Flash đơn giản với ứng dụng Sothink SWFNếu bạn một Website hay Blog thì chắc chắn rằng bạn sẽ muốn có một Banner giúp bạn thể hiện hình tượng bao quát nội dung của Websit
Trang 1Tạo một Banner Flash đơn giản với ứng dụng Sothink SWF
Nếu bạn một Website hay Blog thì chắc chắn rằng bạn sẽ muốn có
một Banner giúp bạn thể hiện hình tượng bao quát nội dung của Website vừa là cá tính của chính bản thân bạn Hiện tại có rất nhiều ứng dụng có thể hỗ trợ bạn làm việc này, trong đó phải kể đến Sothink SWF Easy 6.1 Phần mềm này có ưu điểm là có một hệ thống đối tượng đi kèm phong phú, giao diện trực quan và rất dễ sử dụng.
Bạn có thể tải về phiên bản Sothink SWF Easy tại đây Sau khi cài đặt bạn chạy chương trình và làm theo các bước đơn giản dưới đây để tự tạo cho mình một Banner như ý
Bước 1: Cấu hình kích cỡ cho Project.
Để làm việc này bạn bấm chuột trực tiếp lên hình nền mặc định (nền trắng) của chương trình, ngay lập tức phía dưới sẽ xuất hiện khung Properties Ở đây bạn hãy tinh chỉnh lại các thông số sau cho hợp với ý bạn:
- Background: Nếu bạn muốn sử dụng nền cho banner là một màu nhất định thì
hãy thay đổi ở đây ngược lại bạn muốn sử dụng một hình ảnh làm nền thì bỏ qua
Trang 2lựa chọn này.
- Frame rate: Đây là số khung hình trên giây, thông số này càng lớn thì sản
phẩm bạn xuất ra càng có chất lượng nhưng đồng nghĩa với dung lượng sẽ lớn hơn
- Width: Chiều rộng của Banner bạn đang có ý định làm.
- Height: Chiều dài của Banner
- Sound: Thêm âm thanh cho Banner của bạn.
- Preloader: Đây là hình ảnh xuất hiện khi trình duyệt tiến hành nạp tệp tin SWF
bạn tạo ra Thường thì Banner chỉ có ít khung hình nên tốc độ nạp nhanh bạn không cần thiết phải lựa chọn Nhưng nếu bạn có ý định dùng Sothink SWF Easy để tạo một Album ảnh thì lựa chọn này là cần thiết Sau khi chọn một hiệu ứng bạn có thể bấm nút Preview ngay bên cạnh để xem thử
Bước 2: Thêm các đối tượng vào Project
Các đối tượng do Sothink SWF Easy cung cấp sẵn cho bạn sẽ được hiển thị ở khung Resource ở phía bên phải chương trình, các đối tượng này cũng được chia theo từng chủ đề nhất định như: Business (thương mại), Education (giáo dục), Entertainment (giải trí), Misc, Web và Local (đối tượng có sẵn trong ổ đĩa)
Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa vào các đối tượng cơ bản như hình vuông, hình tròn, hình ngôi sao, đường thẳng và Text thông qua Menu phía trên khung thiết kế
Để thêm một đối tượng vào Project bạn chỉ việc kéo và thả chúng hoặc sử dụng các thao tác chuột khác (đối với các đối tượng cơ bản) Riêng với Background bạn nên chọn Fit to Movie thay vì Use the size Original image để chương trình
tự động thay đổi kích cỡ ảnh nền phù hợp với kích cỡ Banner mà bạn đã chọn
Bạn cũng có thể thay đổi kích thước cho các đối tượng bạn bằng cách kéo chuột tại các điểm bao quanh đối tượng đó hoặc thay đổi tại khung Properties như đã nói ở phần trên Ở một số đối tượng nhất định bạn còn có thể bấm vào nút
Advanced ở trong khung Properties để thay đổi một số thuộc tính cho đối tượng
đó Ngay bên cạnh đó là khung Color Transform giúp chỉnh lại hệ màu cho đối tượng
Lưu ý: Nếu bạn có ý định sử dụng nhiều đối tượng cho Banner và các đối tượng này sẽ thay phiên nhau xuất hiện thì ở khung bên trái bạn nên bấm vào dấu cộng (+) để thêm một Scene mới Tiếp đó, các đối tượng xuất hiện cùng lúc bạn sẽ cho vào Scene 1 và các đối tượng xuất hiện sau thì cho vào Scene 2 Tương tự bạn có thể làm nhiều Scene để có được một Banner ưng ý
Bước 3: Tạo hiệu ứng cho các đối tượng trong Project:
Trang 3Sau đã xắp xếp thời gian xuất hiện và vị trí các đối tượng một các hợp lý bạn hãy tiến hành tạo các hiệu ứng cho các đối tượng của mình Để làm việc này bạn
chọn vào đối tượng sau đó bấm F3 tương đương với việc vào Add Effect -
Sellect.
Trong khung Select Effect bạn hãy chọn hiệu ứng mà bạn cho rằng thích hợp với đối tượng đó và bấm OK là hoàn tất
Ngay sau đó bạn hãy sẽ điều chỉnh thời gian cho từng hiệu ứng ở khung trượt phía trên phần thiết kế Lưu ý với bạn rằng đơn vị tính ở đây là Frame Rate, nó
sẽ được tính ra giây đúng với phần bạn cấu hình ở bước 1
Lưu ý: Trong khi thiết kế bạn cũng nên thường xuyên xem thử bằng cách sử dụng phím tắt Ctrl + Enter để sửa đổi lại cho hợp lý Bạn cũng có thể chọn nhiều hiệu ứng cho 1 đối tượng và sắp xếp chúng nối tiếp nhau để có một Banner bắt mắt hơn
Bước 4: Đưa liên kết vào Banner:
Để đưa một liên kết vào Banner bạn hãy chọn vào đối tượng muốn đặt liên kết, sau đó vào Tab Active ở khung Properties phía dưới Ở khung này bạn chọn Events là Release và gõ vào khung soạn thảo bên cạnh đoạn lệnh
_root.getURL(”liên kết của bạn”, “_blank”);
Trang 4Nếu bạn là người cẩn thận thì hãy đặt Event này cho tất các đối tượng xuất hiện trong Banner của bạn nhưng nếu không muốn mất thời gian thì bạn hãy đặt nó cho các đối tượng Background
Bước 5: Trích xuất ra tệp tin SWF và đưa lên trang Web:
Trước khi tiến hành tạo trích xuất ra tệp tin SWF bạn hãy Save Project này lại Tiếp đó chọn File - Export Movie (Ctrl +E)