Vẽ CorelDRAW TỰ HỌC COREL DRAW I. Khái niệm chung: CorelDRAW là chương trình đồ họa chạy trên Windows là công cụ hoàn hảo dành cho giới thiết kế đồ họa cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Có rất nhiều phiên bản phiên bản mới nhất hiện nay là Corel 14. II. Bắt đầu làm việc trong Corel: 1) Màn hình làm việc: Cũng giống như những chương trình ứng dụng khác màn hình làm việc xuất hiện dưới dạng cửa sổ Windows. Để khởi động CorelDRAW ta vào Start\Program\CorelDRAW Graphics SuiteX3\CorelDRAW 13 Màn hình làm việc có dạng như sau: 2) Các dạng tâp tin CorelDRAW: Khi ta làm việc với Corel chúng ta vẫn Save giống như cách Save các chương trình ứng dụng khác cũng vào File\Save as … chỉ khác ở chổ phần đuôi mở rộng có dạng .cdr. Ví dụ như Logo.cdr. Chúng ta có thể Save với phiên bản khác như Corel 12, 11, 10 … tùy theo môi trường làm việc của chúng ta vì phiên bản cũ không mở được các tập tin của phiên bản mới nên ta phải chuyển phiên bản thích hợp để sử dụng. Ví dụ chúng ta có 1 tập tin của phiên bản 12 ta vào phiên bản 13 ta có thể mở tập tin đó nhưng khi ta Save với phiên bản 13 mà ta vào phiên bản 12 sẽ mở không được. III. Các công cụ trong CorelDRAW: Pick cho phép bạn chọn và đònh kích cỡ, nghiêng và quay các đối tượng. Shape cho phép bạn hiệu chỉnh hình dạng của các đôi tượng. Lê Tấn Lộc Trang 1 Vẽ CorelDRAW Zoom cho phép bạn khuếch đại trong cửa sổ bản vẽ. Freehand cho phép bạn vẽ cả đoạn đường đơn và đường cong. Rectangle cho phép bạn vẽ hình chữ nhật và hình vuông. Ellipse cho phép bạn vẽ các elip và đường tròn. Grap paper cho phép bạn vẽ một lưới các đường thẳng tương tự lưới ô trên giấy. Basic shapes cho phép bạn chọn từ một tâp hợp các hình dạng, bao gồm hình ngôi sao sáu cạnh, khuôn mặt cười, và một tam giác vuông. Text cho phép bạn gõ nhập các từ trực tiếp trên màn hình ở dạng text nghệ thuật. Interactive drop shadow cho phép bạn áp dụng bóng đổ cho một đối tượng. Eyedropper cho phép bạn chọn một kiểu tô từ một đối tượng trên cửa sổ bản vẽ. Fill cho phép bạn xác lập các đặc tính tô đầy. Interactive fill cho phép bạn áp dụng nhiều kiểu tô đầy khác nhau. IV. Vẽ trong CorelDRAW: 1) Vẽ các đường thẳng: + Nhấp công cụ Freehand. + Nhấp nơi mà bạn muốn bắt đầu đường thẳng, và nhấp nơi mà bạn muốn kết thúc nó. 2) Vẽ đường cong: + Nhấp công cụ Freehand. + Nhấp vào nơi bạn muốn bắt đầu đường cong và rê để vẽ. 3) Vẽ các hình dạng khác: a) Vẽ hình chữ nhật: - Mở Rectangle, và nhấp công cụ Rectangle. Rê trong cửa sổ bản vẽ cho đến khi hình chữ nhật có kích cỡ mà bạn muốn. b) Vẽ hình vuông: - Cũng mở công cụ Rectangle và nhấp công cụ Rectangle. Nhấn giữ Ctrl và rê trong cửa sổ bản vẽ cho đến khi hình vuông có kích cỡ mà bạn muốn. c) Vẽ các ellipse, hình tròn, hình cung: - Mở Ellipse và nhấp công cụ Ellipse. Rê trong cửa sổ bản vẽ cho đến khi ellipse có hình dạng mà bạn muốn. - Mở công cụ ellipse. Nhấn giữ Ctrl và rê trong cửa sổ bản vẽ cho đến khi hình tròn có kích cỡ mà bạn muốn. - Để vẽ hình cung ta cũng mở ellipse. Nhấp nút Arc trên thanh property. Rê trong cửa sổ bản vẽ cho đến khi cung có hình dạng mà bạn muốn. d) Vẽ các đa giác và các hình sao: Lê Tấn Lộc Trang 2 Vẽ CorelDRAW - Mở công cụ Polygon, rê trong bản vẽ cho đến khi đa giác có kích cỡ mà bạn muốn. Để vẽ hình sao ta cũng mở công cụ Polygon, rê trong cửa sổ bản vẽ cho đến khi đa giác có kích cỡ mà bạn muốn và nhấp nút star trên thanh property. e) Để vẽ hình xoắn ốc: - Nhấp công cụ Spiral, gõ nhập giá trò trong hộp Spiral revolution trên thanh property và rê theo đường chéo trong cửa sổ bản vẽ cho đến khi hình xoắn ốc có kích cở yêu cầu. f) Vẽ các ô lưới: - Nhấp công cụ Graph paper. - Gõ nhập các giá trò trong các phần đỉnh và đáy của hộp Graph paper columns and rows trên thanh property. - Trỏ đến nơi mà bạn muốn ô lưới hiển thò. - Để hủy bỏ nhóm một ô lưới bằng cách chọn ô lưới rồi nhấp Arrange\Ungroup rồi chọn ô muốn hủy bỏ. 4. Tạo hình dạng cho các đối tượng: a) Chuyển đối tượng sang đối tượng cong: - Chọn đối tượng. - Nhấp Arrange\Convert to curves. b) Để chọn một nút: - Mở Shape edit và nhấp công cụ Shape. - Chọn một đối tượng cong. - Nhấp một nút. c) Để bổ sung hay xóa một nút: - Mở Shape edit, nhấp công cụ Shape, chọn một đối tượng cong, và double click vào nơi bạn muốn bổ sung. d) Để nghiêng một đối tượng: - Chọn đối tượng. - Nhập số vào ô Angle of rotation rồi enter. e) Để kéo giãn một đối tượng: - Chọn đối tượng. - Đưa trỏ chuột vào dấu chấm đen trên đối tượng cho đến khi xuất hiện mũi tên 2 chiều khi đó có thể kéo giãn hay thu hẹp đối tượng. f) Phân chia một đối tượng: - Mở Shape edit và nhấp công cụ Knife. - Đặt công cụ Knife trên đường viền của đối tượng nơi mà bạn muốn bắt đầu phân chia. - Nhấp vào đường viền để bắt đầu phân chia. - Đặt công cụ Knife tại nơi mà bạn muốn phân chia và nhấp một lần nữa. g) Để xén một đối tượng: - Chọn đối tượng nguồn. - Nhấn Shift và nhấp đối tượng đích. Lê Tấn Lộc Trang 3 Vẽ CorelDRAW - Nhấp Arrange\Shaping\Trim. h) Để hàn một đối tượng: - Chọn đối tượng. - Nhấn giữ Shift, và nhấp các đối tượng đích. - Nhấp Arrange\Shaping\Weld. i) Cắt phần giao: - Chọn đối tượng. - Nhấn giữ Shift, và nhấp vào mỗi đối tượng đích. - Nhấp Arrange\Shaping\Intersect. V. Màu sắc: 1) Mở và hiệu chỉnh các màu: - Nhấp Windows\Color palettes\open palettes. - Chọn folder mà palettes màu tùy biến được lưu trữ ở đó. 2) Tô màu cho các đối tượng: - Chọn đối tượng. - Chọn màu thích hợp dựa vào bảng màu bên phải màn hình làm việc hoặc ta có thể sử dụng cách ở số 1. 3) Thêm hiệu ứng 3D vào đối tượng: a) Tạo đường viền cho đối tượng: - Mở Interactive tools và nhấp công cụ Interactive contour. - Nhấp một đối tượng hoặc một tập hợp các đối tượng được nhúng và rê núm đầu tiên về phía tâm để tạo một đường viền bên trong. - Di chuyển thanh trượt đối tượng để thay đổi số bật đường viền. b) Tạo hiệu ứng bóng đổ: - Mở Interative tools và nhấp công cụ Interative drop shadow. - Nhấp một đối tượng. - Rê từ tâm hay cạnh của đối tượng cho đến khi hiệu ứng bóng đổ có kích cỡ mà bạn muốn. - Chỉ đònh các thuộc tính bất kỳ trên thanh property. c) Tách hiệu ứng bóng đổ ra khỏi một đối tượng: - Chọn hiệu ứng bóng đổ của một đối tượng. - Nhấp Arrange\Break drop shadow group apart. - Rê bóng đổ. d) Xóa hiệu ứng bóng đổ: - Chọn hiệu ứng bóng đổ. - Nhấp Effect\Clear drop shadow. 4) Thay đổi độ trong suốt của các đối tượng: a) Áp dụng độ trong suốt đồng nhất: - Chọn một đối tượng. Lê Tấn Lộc Trang 4 Vẽ CorelDRAW - Mở Interactive tools, và nhấp công cụ Interactive transparency. - Trên thanh property, hãy chọn Uniform từ hộp danh sách Transparency type. - Nhấp một màu trên pallete màu. - Gõ nhập giá trò vào hộp Starting transparency trên thanh property và nhấn Enter. b) Áp dụng hiệu ứng trong suốt fountain: - Chọn một đối tượng. - Mở Interactive tools và nhấp công cụ Interactive trasparency. - Trên thanh property, chọn một trong các hiệu ứng trong suốt fountain sau đây từ hộp danh sách Transparency type: Linear. Radial. Conical. Square. - Gõ nhập một giá trò vào hộp Transparency Midpoint trên thanh property, và nhấn Enter. c) Để sao chép một hiệu ứng trong suốt sang một đối tượng khác: - Chọn một đối tượng mà bạn muốn áp dụng hiệu ứng trong suốt cho đối tượng đó. - Nhấp Effect\Copy effect\Lens from. - Sử dụng cursor ngang, hãy chọn đối tượng có hiệu ứng trong suốt mà bạn muốn sao chép. 5) Sử dụng thấu kính với các đối tượng: a) Để áp dụng thấu kính: - Chọn đối tượng. - Nhấp Effect\Lens. - Chọn một kiểu thấu kính từ hộp danh sách trong cửa sổ Docker\Palette Lens. - Chỉ đònh các xác lập mà bạn muốn. b) Để hiệu chỉnh thấu kính: - Chọn một đối tượng. - Nhấp Effect\Lens. - Bật hộp kiểm Viewpoint trên cửa sổ Docker\palette Lens. - Nếu bạn muốn làm đông khung xem hiện hành của một thấu kính hãy bật hộp kiểm Frozen. VI. Trình bày và sắp xếp: 1) Để xác lập kích cỡ trang và hướng trang: - Chọn kích cỡ trang được xác lập sẵn: Chọn Layout\Page setup\Document setup, và chọn một loại giấy từ hộp danh sách Paper. Lê Tấn Lộc Trang 5 Vẽ CorelDRAW - Chỉ đònh một kích cỡ trang tùy biến: Nhấp Layout\Page setup\Document setup, và gõ nhập các giá trò vào các hộp Width và Height. - Xác lập hướng trang: Nhấp Layout\Page setup\Document setup, và đặt tùy chọn Landscape hay Potrait. - Xác lập hướng trang cho 1 trang riêng lẽ trong một tài liệu gồm nhiều trang: Đến trang, nhấp phần nữa cuối của nút Set default or current page size and orentation trên thanh property, và nhấp nút Landscape hoặc Potrait. 2) Chọn một nền trang: a) Để sử dụng một màu nhất quán làm nền: - Nhấp Layout\Page background. - Bật tùy chọn Solid. - Mở bộ chọn Color và nhấp một màu. b) Để sử dụng Bitmap làm nền: - Nhấp Layout\Page background - Bật tùy chọn Bitmap. - Nhấp Browse. - Chọn một đònh dạng file từ hộp danh sách File of type. - Xác đònh folder có chứa file. - Double click vào tên file. c) Để xóa một nền: - Nhấp Layout\Page background. - Bật tùy chọn No background. 3) Bổ sung, đặt lại tên và xóa các trang: a) Bổ sung một trang: - Nhấp Layout\Insert page. - Gõ nhập số trang mà bạn muốn bổ sung vào hộp Insert pages. - Bật một trong các tùy chọn sau đây: Before. After. b) Đặt lại tên và xóa một trang: - Nhấp Layout\Rename page (đặt lại tên). - Nhấp Layout\Delete page (xóa một trang). 4) Sử dụng thước: a) Để che giấu hay hiển thò các thước: - Nhấp View\Rulers. - Một dấu kiểm kế bên lệnh rulers cho biết các thước được hiển thò. b) Di chuyển một thước: - Nhấn giữ Shift và rê một thước đến vò trí mới trong cửa sổ bản vẽ. 5) Cài đặt ô lưới: a) Để hiện thò hay giấu lưới ô: - Nhấp View\Grid. Lê Tấn Lộc Trang 6 Vẽ CorelDRAW b) Để xác lập khỏang cách giữa các đường lưới ô: - Nhấp View\Grid and ruler setup. - Bật một trong các tùy chọn sau đây: Frequency chỉ đònh khoảng cách lưới ô là số đường trên mỗi đơn vò đo. Spacing chỉ đònh khoảng cách lưới ô là khỏang cách giữa mỗi đường lưới ô. - Gõ nhập giá trò vào các hộp sau đây: Horizontal. Vertical. c) Để có các đối tượng truy chụp lưới ô: - Nhấp View\Snap to grid. - Di chuyển các đối tượng bằng cách sử dụng công cụ Pick. VII. Làm việc với Text: 1) Bổ sung Text nghệ thuật: - Nhấp vào một nơi bất kỳ trong bản vẽ bằng cách sử dụng công cụ Text, và gõ nhập. 2) Để bổ sung Text đoạn: - Nhấp công cụ Text. Rê trong cửa sổ bản vẽ để đònh kích cỡ khung Text đoạn và gõ nhập. - Bổ sung Text đọan bên trong một đối tượng: Nhấp công cụ Text. Di chuyển con trỏ trên đường viền của đối tượng, và nhấp đối tượng khi con trỏ thay đối thành một pointer insert in object. Gõ và nhập bên trong khung. - Tách một khung Text đoạn với một đối tượng: Chọn đối tượng bằng cách sử dụng công cụ Pick và nhấp Arrange\Break paragraph text inside a path apart. - Để khung Text đoạn điều chỉnh sao cho phù hợp với Text: Nhấp Tools\Option. Trong danh sách các hạng mục, double click Text và nhấp paragraph. Bật hộp kiểm Expand and shirnk parapraph text frames to fit text. 3) Thay đổi màu Text: - Chọn Text bằng công cụ Text. - Nhấp một màu trên palette màu. 4) Thay đổi kiểu chữ: - Chọn Text. - Nhấp Text\Change case. - Bật một trong các tùy chọn sau đây: Sentence case: Viết hoa chữ đầu tiên trong từ đầu tiên của mỗi câu. Lowercase: Biến tất cả text thành chữ thường. Uppercase: Biến tất cả text thành chữ hoa. Title case: Viết hoa chữ đầu tiên trong mỗi từ. Lê Tấn Lộc Trang 7 Vẽ CorelDRAW Toggle case: Đảo ngược kiểu chữ, tất cả chữ hoa trở thành chữ thường, tất cả chữ thường thành chữ hoa. 5) Đònh lại kích cỡ Text: a) Tăng kích cỡ Text: - Chọn Text bằng cách sử dụng công cụ Text, nhấn giữ Ctrl, và nhấn số 8 trên bàn phím số. b) Giảm kích cỡ Text: - Chọn Text bằng cách sử dụng công cụ Text, nhấn giữ Ctrl, và nhấn số 2 trên bàn phím số. 6) Làm cho Text nằm vừa trên một đường dẫn: a) Làm cho Text nằm vừa trên một đường dẫn: - Chọn một đối tượng Text bằng công cụ Pick, nhấn Shift chọn tiếp đường dẫn. - Nhấp Text\Fit text to path. b) Để điều chỉnh vò trí của Text nằm vừa trên một đường dẫn: - Bằng cách sử dụng công cụ Pick, hãy chọn Text đã nằm vừa trên một đường dẫn. - Chọn một xác lập bất kỳ một trong các hộp danh sách sau đây trên thanh property: Distance from path: Khỏang cách giữa Text và đường dẫn mà nó nằm vừa trên đó. Vertical Placement: Sự gióng thẳng Text theo chiều dọc tương ứng với đường dẫn. Horizontal Offset: Vò trí ngang của text dọc theo đường dẫn. Text orentation: Góc mà tại đó text nằm vừa trên đường dẫn. Text Placement: Phía của đường dẫn là text mà nó vừa nằm trên đó. c) Để tách biệt Text với đường dẫn: - Chọn Text nằm vừa trên đường dẫn bằng cách sử dụng công cụ Pick. - Nhấp Arrange\Break text apart. d) Để làm thẳng Text: - Chọn Text nằm vừa trên đường dẫn bằng công cụ Pick. - Tách biệt Text với đường dẫn. - Nhấp Text\Straighten text. 7) Đònh dạng Text đoạn: a) Để làm cho Text nằm vừa trong khung Text đoạn: - Chọn một khung Text đoạn. - Nhấp Text\Fit text to frame. b) Để bổ sung các cột vào các khung Text đoạn: Lê Tấn Lộc Trang 8 Vẽ CorelDRAW - Chọn một khung Text đoạn. - Nhấp Text\Format text. - Nhấp nhãn Columns. - Gõ nhập một giá trò vào hộp Number of columns. - Chỉ đònh các xác lập và các tùy chọn mà bạn muốn. c) Để bổ sung một Drop cap: - Chọn Text đoạn. - Nhấp Text\Format text. - Nhấp tab Effects. - Chọn Drop cap từ hộp danh sách Effect type. - Nhấp một trong các biểu tượng sau đây: Dropped: Bao bọc text xung quanh một Drop cap. Hanging indent: Dòch chuyển Drop cap từ phần nội dung. d) Để bổ sung các Bullet: - Chọn Text đoạn. - Nhấp Text\Format text. - Nhấp nhãn Effects. - Chọn Bullet từ hộp danh sách Effect type. - Chọn một font từ hộp danh sách Font. - Mở bộ chọn Symbol, và nhấp một ký hiệu. - Nhấp một trong các biểu tượng sau đây: Bullet: Bao bọc Text xung quanh bullet. Hanging indent: Bổ sung một bullet với phần lề trống. Gõ nhập một giá trò vào hộp Position để chỉ đònh khỏang cách mà bullet phụ thuộc vào tính từ khung Text đoạn. e) Để bổ sung một Tab: - Chọn Text đoạn. - Nhấp Text\Format text. - Nhấp tab Tabs. - Nhấp nút Plus (+). - Nhấp ô mới trong cột Tabs, và gõ nhập một giá trò. f) Để bổ sung một ký tự đặc biệt ở dạng đối tượng đồ họa: - Nhấp Text\Insert character. - Chọn một hạng mục từ hộp danh sách. - Gõ nhập giá trò vào hộp Character size. - Rê một ký tự đặc biệt từ danh sách đến trang bản vẽ. VIII. Nhập xuất trong CorelDRAW: a) Để in công việc: - Nhấp File\Print. - Nhấp vào tab General. - Chọn một máy in từ hộp danh sách Name. Lê Tấn Lộc Trang 9 Vẽ CorelDRAW - Gõ nhập một giá trò vào hộp Number of copies. - Chọn một trong các tùy chọn sau đây: Current document: In bản vẽ hiện hành. Current page: In trang hiện hành. Pages: In các trang mà bạn chỉ đònh. Documents: In các tài liệu mà bạn chỉ đònh. Selection: In các đối tượng mà bạn đã chọn. b) Nhập các file: - Nhấp File\Import. - Chọn folder mà file được lưu trữ ở đó. - Chọn một dạng file từ hộp danh sách File of type. - Nhấp tên file. - Nhấp Inport. - Nhấp trang bản vẽ. c) Xuất các file: - Nhấp File\Export. - Chọn folder mà bạn muốn lưu file. - Chọn một dạng file từ hộp danh sách Files of type. - Gõ nhập một tên vào hộp danh sách File name hay hộp Save as. - Bật bất kỳ một trong các hộp kiểm sau đây: Selected only: Lưu chỉ các đối tượng được chọn trong bản vẽ hoạt động. Web_safe_filename: Thay khỏang trắng trong một tên file bằng một dấu underscore. Các ký tự đặc biệt được thay thế bởi các ký tự phù hợp với các tên file trên Web. Do not show filter dialog: Bỏ qua các hộp thoại vốn cung cấp các tùy chọn khác khi xuất. - Nhấp Export. Giáo viên phụ trách Lê Tấn Lộc Lê Tấn Lộc Trang 10 . Vẽ CorelDRAW TỰ HỌC COREL DRAW I. Khái niệm chung: CorelDRAW là chương trình đồ họa chạy trên Windows là công cụ hoàn hảo dành cho. động CorelDRAW ta vào StartProgramCorelDRAW Graphics SuiteX3CorelDRAW 13 Màn hình làm việc có dạng như sau: 2) Các dạng tâp tin CorelDRAW: Khi ta làm việc với Corel chúng ta vẫn Save giống như. đối tư ng nguồn. - Nhấn Shift và nhấp đối tư ng đích. Lê Tấn Lộc Trang 3 Vẽ CorelDRAW - Nhấp ArrangeShapingTrim. h) Để hàn một đối tư ng: - Chọn đối tư ng. - Nhấn giữ Shift, và nhấp các đối tư ng