1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trẻ em học thêm năng khiếu pot

7 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trẻ em học thêm năng khiếu Có thể nói ngoài việc học ở trường thì việc học thêm ở các lớp dành cho trẻ em như một hình thức giải trí nhằm giúp trẻ có môi trường vừa học vừa chơi là cần thiết và bổ ích. Thế nhưng, không ít phụ huynh lại có “tham vọng” từ những sân chơi này muốn con mình trở thành một “siêu nhân” bất chấp là có phù hợp với sở thích, lứa tuổi của con mình hay không. Từ học thêm… năng khiếu… Nhìn vào thời khóa biểu của bé Ken, con chị bạn, từ sáng đến 9h tối hầu như không có chỗ trống. Xen kẽ với các môn học thêm ở trường còn có các buổi học thêm năng khiếu là hát và đàn, riêng chiều chủ nhật thì có buổi “tăng cường” luyện thanh ở nhà cô giáo dạy nhạc. Hỏi con chị thích học nhạc lắm sao? Cô bạn trả lời: Chẳng thích lắm nhưng cũng phải bắt học vì đọc báo thấy có nói là học nhạc sẽ giúp trẻ thông minh hơn, khả năng tiếp thu trong việc học sẽ tốt hơn. Có người nói đùa: Trẻ em bây giờ giỏi thật, “cầm, kỳ, thi, họa” đều rành hết. Xã hội ngày càng phát triển, các chương trình giải trí dành cho trẻ em ngày càng nhiều, đa dạng, hấp dẫn hơn và từ những chương trình đó có rất nhiều ngôi sao nhí được phát hiện và tỏa sáng. Đơn cử như 2 cuộc thi hát dành cho lứa tuổi thiếu nhi trên sóng truyền hình là Đồ-Rê-Mí và Tiếng Hát Măng Non luôn tạo sự hấp dẫn không chỉ đối tượng trẻ em mà cả người lớn cũng hào hứng theo dõi và trong số họ có ước vọng một ngày nào đó con mình cũng tỏa sáng như thế. Không ít cha mẹ lại quá kỳ vọng vào con cái khi thấy trẻ có những biểu hiện vượt trội hơn các bạn cùng trang lứa, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật. Như bé Ngọc Trân ở lớp năng khiếu dành cho người mẫu nhí, mẹ cháu cho biết: Thấy con thích xem các chương trình thời trang, dạn dĩ lại xinh xắn nên đăng kí cho bé học lớp này. Nhìn các em luyện tập mồ hôi nhễ nhại, đi theo tiếng nhạc, có em tạo cho mình phong cách “lạnh lùng” một cách chuyên nghiệp, người lớn thì vỗ tay khen bé có năng khiếu nhưng vô tình không nhận thấy sự ngây thơ của trẻ con đã bị đánh cắp. … đến học nghề “hot” của người lớn Không dừng ở đàn, hát, múa… trẻ em bây giờ còn được bố mẹ cho học các môn đang là ngành nghề đang “hot” trong xã hội như: người dẫn chương trình, diễn viên, người mẫu… với cấp độ ngày càng hướng đến khả năng chuyên nghiệp mà ở các trung tâm thông thường không đáp ứng được nên nhiều phụ huynh cho con luyện thanh, “luyện cọ”, luyện “não” ở các “lò”. Có cầu ắt có cung, nhiều lò, trung tâm, trường chuyên dạy năng khiếu theo tiêu chuẩn quốc tế ra đời. Từ các trường đào tạo được quảng cáo dành cho “thần đồng” các môn tự nhiên như toán, tin học, tiếng Anh… học theo phương pháp của Anh, Mỹ, Nhật… trong đó có trường Kumon, dạy cho trẻ học theo phương pháp của Nhật mà phụ huynh phải đăng ký cả nửa năm mới có chỗ học cho con. Nếu như học phí các môn nghệ thuật ở các trung tâm văn hóa thành phố chỉ trên dưới 100 ngàn đồng/môn học/tháng thì tại các trường quốc tế, mức học phí cao gấp vài chục lần như Trường JRP, lớp dành cho người mẫu “nhí” có giá không dưới… 25USD/giờ học. Ngoài ra, còn có các lớp học đào tạo kỹ năng “trọn gói” như: Khám phá bản thân, nhận thức bản thân, giao tế xã hội… để có cơ hội trở thành ngôi sao trong tương lai với giá vài ngàn “đô”. Các trung tâm đào tạo ca sĩ, người mẫu trước đây chỉ dành cho lứa tuổi trưởng thành, thì bây giờ cũng mở lớp dành cho đối tượng lên 3 như Công ty Người Mẫu Việt của người mẫu Anh Thư, Music Box của ca sĩ Thanh Thảo… Đáng báo động trên các phương tiện truyền thông hiện nay, người xem không khỏi giật mình trước hiện tượng “lộ hàng” của các diễn viên, người mẫu ở lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Tiêu biểu là trường hợp người mẫu T mới 12 tuổi, vô tư biểu diễn với chiếc váy bị gió thổi tốc trong suốt phần biểu diễn của em. Không biết cơ quan chức năng, đơn vị tổ chức và phụ huynh của em sẽ nghĩ gì khi những hình ảnh này được phát tán rộng rãi trên internet. Đây cũng là một trong những tai nạn khi cho trẻ tiếp xúc quá sớm với thế giới giải trí mà ở lứa tuổi này các em chưa được trang bị kỹ năng kiểm soát và xử lý tình huống. Giỏi càng nhiều lĩnh vực càng tốt nhưng… Không thể phủ nhận lợi ích của các lớp học năng khiếu, thông qua đó, phụ huynh có thể giúp trẻ có cơ hội bồi dưỡng, phát huy, khám phá khả năng của mình. Ví dụ như việc tham gia lớp học ca hát, múa, thể dục… có thể giúp trẻ vừa học vừa chơi, vận động cơ thể, rất có lợi cho sức khỏe và tâm lý như giúp trẻ tự tin hơn, dạn dĩ hơn. Tuy nhiên việc học năng khiếu phải dựa trên sở thích, năng khiếu của trẻ. Không nên bắt trẻ học theo kiểu nhồi nhét, học theo sắp đặt của bố mẹ hay học theo phong trào. Thời gian gần đây, Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam liên tiếp chiêu sinh các lớp “Học kỳ trong quân đội” với học phí rất cao nhưng nhiều phụ huynh vẫn tìm lớp cho con em mình do chương trình “huấn luyện” rất thiết thực. Các “cục cưng” có cơ hội được rèn luyện bản thân trong môi trường có tính kỉ luật cao và kết quả là hầu như các “cô chiêu, cậu ấm” đều trưởng thành hơn từ việc tự chăm sóc bản thân mà trước đây chỉ biết dựa vào người thân hay những điều đơn giản nhất là biết yêu thương, đến những kiến thức thực tế mà các em chỉ học trên lý thuyết. Kỹ năng sống rất cần cho sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ mà điều này không thể có ở trong việc giáo dục các em theo kiểu “gà công nghiệp”. Chuyên viên tâm lý Minh Tuấn của trung tâm tư vấn tâm lý Phú Nhuận cho biết: Tâm lý chung của các bậc phụ huynh là luôn muốn cho con mình thông minh, học giỏi càng nhiều lĩnh vực càng tốt và đó là ước muốn chính đáng. Tuy nhiên để đạt được điều đó không ít các bậc cha mẹ ra sức thúc ép trẻ học để phát huy khả năng mà không sắp xếp thời gian cho trẻ học tập, vui chơi một cách hợp lý. Điều này khiến trẻ dễ mệt mỏi vì bị quá tải. Khi bị ép, trẻ thường có tâm lý căng thẳng, học đối phó, nhiều khi bị tổn thương tâm lý, mất tự tin, chán nản. Ở độ tuổi từ 5 – 10, trẻ ham học hỏi và bộc lộ những sở thích riêng. Phụ huynh hãy tạo điều kiện cho con tìm hiểu môn học một cách thoải mái và khoa học nhất để trẻ có khả năng phát huy sở trường của mình. . Trẻ em học thêm năng khiếu Có thể nói ngoài việc học ở trường thì việc học thêm ở các lớp dành cho trẻ em như một hình thức giải trí nhằm giúp trẻ có môi trường vừa học vừa. như giúp trẻ tự tin hơn, dạn dĩ hơn. Tuy nhiên việc học năng khiếu phải dựa trên sở thích, năng khiếu của trẻ. Không nên bắt trẻ học theo kiểu nhồi nhét, học theo sắp đặt của bố mẹ hay học theo. Từ học thêm năng khiếu Nhìn vào thời khóa biểu của bé Ken, con chị bạn, từ sáng đến 9h tối hầu như không có chỗ trống. Xen kẽ với các môn học thêm ở trường còn có các buổi học thêm năng khiếu

Ngày đăng: 12/07/2014, 03:21

Xem thêm: Trẻ em học thêm năng khiếu pot

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w