BÀI THUYẾT TRINH VỀ TÁC HẠI BAO NI LONG CỦA TỔ 2 Ở TPHCM những năm gần đây, hình ảnh người dân (đặc biệt là các bà nội trợ) lỉnh kỉnh “tay sách nách mang” hàng tá túi nii lông khi ra khỏi chợ, siêu thị, cửa hàng… đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Sự “bùng phát” của thói quen này tỷ lệ thuận với mức tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội. Chẳng biết từ bao giờ, túi ni lông đã len vào cuộc sống hiện đại, thay thế cho những lá chuối, lá sen, lá dong và các loại lá gói truyền thống của người Việt xưa. Một thời, người ta còn coi nó là thứ tiện dụng, một sản phẩm của xã hội “văn minh”. Và từ đấy, túii nilông ngập tràn các chợ, siêu thị và hệ thống bán lẻ. Từ chị bán hàng rong đến người bán quà sáng góc phố cũng trữ cho mình mộtt xấp túi ni lông để gói hàng cho khách. Hết chu trình đó, túi ni lông lại được thải ra, tràn ngập ngoài bãi rác, vương vãi khắp các hệ thống kênh rạch, mương máng, bị vùi dưới đất sâu rồi phải đến hàng trăm năm sau mới có thể phân huỷ hết… Nằm lẫn trong đất, chúng sẽ cản trở sự sinh trưởng của cây cỏ bởi ni lông rất khó phân hủy… Nguy hiểm hơn, nếu đốt không đúng cách, ni lông sẽ phát thải nhiều loại khí độc, đặc biệt là dioxin - thứ chất độc mà nhân loại đang tiến hành loại trừ theo Công ước Stockholm về bảo vệ môi trường. Theo phân tích của ông Nguyễn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học: thì túi ni lông được làm từ nhựa PTE không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi ni lông mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng bắt đầu từ 70-80 độ C thì những chất phụ sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại đến đâu. Hàng ngày, chúng ta cũng ít biết đến thông tin: những túi ni lông nhuộm màu xanh đỏ đầy rẫy ngoài chợ nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc cho thực phẩm do chứa các kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu xử lý túi ni lông bằng phương pháp đốt cũng không ổn vì túi ni lông chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonnic, mê tan và khí dioxin cực độc. Tuy nhiên, từ nhận thức đến việc nâng lên thành chính sách còn một khoảng cách quá xa. Cũng đã có nhiều nhà khoa học lên tiếng về mối hiểm hoạ này nhưng đến nay, trong hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có quy định nào quy định việc cấm hay hạn chế sử dụng túi ni lông trong đời sống. Các địa phương cũng chưa tổ chức được việc tái chế túi ni lông nên phó mặc cho những cơ sở thủ công với công nghệ lạc hậu, không hợp vệ sinh. Trước những nguy cơ đó, đầu tháng 9-2007 Quỹ tái chế chất thải TPHCM đã tiến hành nghiên cứu, đưa ra những giải pháp “Giảm thiểu việc sử dụng bao bì ni lông tại TPHCM, hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững”. Tiến sĩ Lê Văn Khoa, Giám đốc Quỹ, cho biết: “Sở Tài nguyên-Môi trường TPHCM, Quỹ tái chế đang đề xuất tiến hành thử nghiệm quy trình sản xuất bao bì tự hủy, đồng thời cũng sẽ thực hiện công tác kiểm định chất lượng của một số mặt hàng bao bì tự hủy trên thị trường hiện nay và vận động mọi người sử dụng bao bì tự hủy”. Trên thế giới, hầu hết các nước phát triển đã sử dụng túi ni lông tự phân huỷ ngay từ những thập niên 30-40 của thế kỷ trước, nhưng ở ta, mọi chuyện gần như mới chỉ bắt đầu. Trong “cuộc chiến” với túi ni lông, đã có những đơn vị đi tiên phong như Trung tâm Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Trung tâm này đã sản xuất túi không độc từ nguyên liệu polymer thiên nhiên. Công ty sản xuất kinh doanh của Người tàn tật Hà Nội cũng mạnh dạn mở một hướng đi mới bằng việc nhập khẩu một dây chuyền sản xuất túi ni lông tự phân huỷ hiện đại của Đài Loan. Không khí cacbonic, không metan, không dioxin độc hại nhưng sản phẩm làm ra lại khó đưa ra thị trường vì giá bán ra cao gấp 3-4 lần túi ni lông bình thường. Không tiêu thụ kịp, những chiếc túi tự tiêu này lâu ngày cũng bị phân huỷ dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp này, gánh nặng kinh doanh không đùa với những người “ưa mạo hiểm”. Ngay cả trên thế giới, việc tìm hướng đi cho vấn đề rác túi ni lông bằng cách nghiên cứu, sản xuất túi ni lông tự phân huỷ là một giải pháp tối ưu vì dung hoà được lợi ích kinh tế và vệ sinh môi trường. Nhưng để thành công, trong giai đoạn đầu, những người đi tiên phong cần một chỗ dựa cả về chính sách lẫn ưu đãi về tài chính để họ không “đơn độc”. Chia sẻ trách nhiệm với những doanh nghiệp này cũng là cách mà người tiêu dùng nên làm, chẳng hạn như đóng phí cho những loại túi ni lông dùng một lần rồi bỏ. Ở các siêu thị tại Pháp, người mua hàng phải trả 5 xu cho một chiếc túi sinh thái được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên. Tiền phí này được tính trực tiếp trên hoá đơn tính tiền của siêu thị. Số tiền nhỏ nhoi nhưng khiến người ta nhớ mãi bởi nó nhắc nhở người sử dụng về trách nhiệm của mỗi cá nhân với môi trường Khi chương trình “giảm thiểu sử dụng túi ni lông” được các cơ quan chức năng TPHCM đề cập đến như một yêu cầu cấp thiết, Thương xá Tax thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn đã có những bước đi đầu tiên nhiều ý nghĩa. Năm 2004, khi túi ni lông được sử dụng đại trà tại nhiều siêu thị, cửa hàng, Thương xá Tax đã đưa vào sử dụng bao bì tự hủy. Loại bao bì này có hình thức đẹp, giá không chênh lệch nhiều so với bao ni lông, lại có trang trí lôgô của Thương xá Tax và nhiều LỚP: 8/1 BÀI THUYẾT TRINH VỀ TÁC HẠI BAO NI LONG CỦA TỔ 2 hoa văn khác nên được đông đảo khách hàng hưởng ứng. Chị Trần Thúy Liên, Phó giám đốc Thương xá Tax, cho biết: “Ngoài việc bảo vệ môi trường, việc dùng bao bì tự hủy cũng là một cách tạo ấn tượng tốt với khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài!”. Cùng với Thương xá Tax, hệ thống siêu thị Metro cũng tiến hành phát túi sử dụng nhiều lần cho khách mua hàng từ hơn 2 tháng qua. Hệ thống siêu thị Co.opMart đang lên kế hoạch “hạn chế sử dụng bao ni lông” với các biện pháp: Hạn chế phát bao ni lông; phát túi sử dụng nhiều lần, bao bì giấy, bao bì tự phân hủy… Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhiệt tâm này đang gặp rất nhiều khó khăn, bức xúc bởi chất lượng bao bì tự hủy. Năm 2004, Thương xá Tax ký hợp đồng mua 200 kg bao/tháng với Nhà máy sản xuất bao bì tự hủy Anta. Đến cuối năm 2005, không hiểu sao, các bao bì mua về chưa kịp sử dụng đã… “tự hủy” trước thời hạn. Chị Trần Thúy Liên cho biết: “Thương xá Tax rất ủng hộ chương trình giảm thiểu sử dụng túi ni lông, sử dụng bao bì tự hủy, nhằm góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên các cơ quan chức năng cần kiểm định chất lượng các loại bao bì tự hủy thì chúng tôi mới có thể yên tâm… sử dụng tiếp”. Giá của bao bì tự hủy chênh lệch không đáng kể so với bao ni lông, nên yêu cầu về chất lượng là nỗi băn khoăn lớn nhất của các doanh nghiệp và người dân. Đây là một yêu cầu rất chính đáng của doanh nghiệp. Do vậy, Sở Tài nguyên-Môi trường, Quỹ tái chế chất thải cần tiến hành ngay công tác kiểm định chất lượng bao bì tự hủy trên thị trường, lựa chọn và giới thiệu sản phẩm uy tín cho các doanh nghiệp. Đồng thời cần nghiên cứu áp dụng những quy định bắt buộc các đơn vị kinh doanh, buôn bán sử dụng bao bì tự hủy… để công tác giảm thiểu bao bì ni lông, bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao hơn. Ở TPHCM, chính sách quản lý chất thải hiện nay tập trung chủ yếu vào giải quyết lượng chất thải phát sinh mà chưa chú tâm nhiều tới việc giảm thiểu chúng ngay tại nguồn. Do đó, cần phải có sự chuyển đổi theo hướng tập trung vào ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải phát sinh ngay tại nguồn. Trong đó có việc tổ chức, thực hiện các biện pháp hạn chế, giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông-một trong những loại chất thải khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường. Tác hại của bao bì ni lông Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi ni lông chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 năm đến 1.000 năm mới có thể phân hủy được. Tuy nhiên, nếu đốt ni lông không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, nguy hại đến sức khỏe con người, động vật. Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi ni lông có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi người và động vật. Tệ hơn, túi ni lông làm bằng nhựa PVC có chứa clo, khi cháy tạo ra chất đioxin và axit clohiđric vô cùng độc hại. Để ngăn chặn sự “bùng phát” của túi ni lông trên phạm vi toàn cầu, nhiều quốc gia đã thực hiện các chiến dịch giảm thiểu sử dụng túi ni lông bắt đầu từ hệ thống các siêu thị, cửa hàng. Ở nhiều siêu thị tại Pháp, Hà Lan đã không phát túi ni lông đựng đồ. Khách hàng được khuyến khích mua các túi đựng hàng lớn bằng ni lông tự hủy, giấy… (giá chỉ 0,1-0,2 euro), có thể sử dụng nhiều lần và đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo người dân. Ở Hoa Kỳ, tháng 3-2007, Hội đồng thành phố San Francisco đã thông qua dự luật cấm sử dụng túi ni lông trong việc gói, bọc hàng trong các siêu thị lớn, nhằm thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu có khả năng tái sinh để bảo vệ môi trường. Từ tháng 9-2007, các siêu thị lớn, hiệu thuốc ở thành phố này đã sử dụng các loại túi nhựa tự hủy, túi vải và túi sử dụng nhiều lần. Với lệnh cấm này, mỗi năm San Francisco tiết kiệm được 1,7 triệu lít dầu, đỡ tốn công chôn lấp 1.400 tấn rác ni lông. Kể cả những quốc gia ở châu Phi như Uganda, Kenya, Tanzania… cũng đang có những động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với mặt hàng túi nhựa (“vết đen” của diện mạo môi trường châu Phi) nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của túi ni lông đối với môi trường. LỚP: 8/1 Túi ni lông luôn đứng đầu bảng trong các loại rác ở bãi rác . dụng bao bì tự hủy. Loại bao bì này có hình thức đẹp, giá không chênh lệch nhiều so với bao ni lông, lại có trang trí lôgô của Thương xá Tax và nhiều LỚP: 8/1 BÀI THUYẾT TRINH VỀ TÁC HẠI BAO. thị Co.opMart đang lên kế hoạch “hạn chế sử dụng bao ni lông” với các biện pháp: Hạn chế phát bao ni lông; phát túi sử dụng nhiều lần, bao bì giấy, bao bì tự phân hủy… Tuy nhiên, các doanh nghiệp. xúc bởi chất lượng bao bì tự hủy. Năm 2004, Thương xá Tax ký hợp đồng mua 200 kg bao/ tháng với Nhà máy sản xuất bao bì tự hủy Anta. Đến cuối năm 2005, không hiểu sao, các bao bì mua về chưa kịp