Để bé biết vâng lời Các bé có xu hướng thích chống đối nếu lời nói của cha mẹ luôn là quát mắng, chê bai. Để bé không lờ đi lời yêu cầu của người lớn, phụ huynh cần biết cách đặt mệnh lệnh cho con. Cách lắng nghe con - Tập trung vào bé khi bạn nói. Bạn cần tạm ngưng những việc đang làm, quay lại hướng của bé, nhìn vào bé và lắng nghe những gì bé nói. - Có thể thêm vào đó những câu bình luận đơn giản như “Mẹ biết”, “Đúng rồi”… - Trong khi bé đang nói, bạn tránh cằn nhằn. Cần biết chính xác cảm xúc của bản thân và gắn tên cho nó; chẳng hạn: “Mẹ buồn vì con nói thế”, “Mẹ giận vì con đã làm thế”… Cách đặt yêu cầu cho con Để bé biết lắng nghe, cha mẹ cần biết cách truyền đạt mệnh lệnh. Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của mẹ cũng quan trọng như ngôn ngữ. Giọng nói Nên dùng giọng nói thấp, rõ, thay vì la hét. Tránh đay nghiến. Nhưng bạn nên nhắc lại yêu cầu vài lần, nếu cần thiết. Các bé có xu hướng phớt lờ yêu cầu của mẹ nếu yêu cầu đó chỉ đưa ra 1-2 lần. Ngôn ngữ cơ thể Hãy đưa ra lời đề nghị với bé trong cự ly gần. Không nên hét to với con sau một cánh cửa phòng. Bạn cần luôn luôn ngồi ngang bằng với chiều cao của con và nhìn đối diện vào bé một cách nghiêm túc. Tránh đứng chống tay phía trên và trút bực bội vào đầu con phía dưới. Ngôn ngữ Sử dụng yêu cầu thật rõ ràng, đơn giản và nhớ chỉ cho con những thời điểm. Có thể tóm tắt lại bằng vài từ quan trọng như: “9h, con cần đi ngủ”. Tránh dùng từ chỉ trích bé như: “Con là đồ lười biếng” hoặc “Con không bao giờ…”, đe dọa: “Nếu không nhanh lên, mẹ sẽ nhốt con trong nhà”… Có thể đưa cho bé một yêu cầu ngắn, đơn giản hơn như: “10 phút nữa, đi ngủ”… Khuyến khích tinh thần hợp tác của bé Với một số bé, “không” là từ đầu tiên thốt ra khi nhận được yêu cầu từ cha mẹ. Thay vì bắt buộc, cha mẹ nên chuyển sang việc động viên tinh thần hợp tác của con. Một số câu mô tả chuyện không đúng của con hơn là buộc tội bé: “Mẹ đã nhìn thấy hình bông hoa con vẽ lên bàn nhưng sẽ đẹp hơn nếu vẽ chúng vào tờ giấy”. Đưa cho bé vài thông tin giải thích: “Con tắt điện khi ra khỏi phòng thì sẽ có thêm tiền bỏ vào lợn đất”. Cách dùng từ mô tả cảm xúc của mẹ: “Mẹ không thích khi con mè nheo” hoặc: “Mẹ thấy bực vì con ném quần áo xuống sàn nhà”… Cho bé một sự lựa chọn: “Con thích đi cắt tóc trước hay sau bữa cơm?”, “Con thích mua một chiếc ôtô hay một chú chó biết nhảy?”… Sử dụng cụm từ: “Bây giờ… lát nữa” để bé hiểu hành động và lợi ích của hành động; chẳng hạn: “Nếu con đánh răng bây giờ, lát nữa mẹ sẽ đọc truyện cho con”, “Nếu con hoàn thành bài tập bây giờ, lát nữa mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”… Viết giấy nhắn (cho những bé đã biết chữ): Các bé rất thích nhận được giấy nhắn. Để sáng tạo hơn, bạn có thể viết những từ giấy nhắn nhưng không phải với tư cách của bạn; ví dụ, “Tôi rất thích được treo lên. Hãy nhặt tôi lên khỏi sàn và treo tôi lên. Kí tên: Khăn mặt của bạn”. Động viên tinh thần hợp tác của bé: Cho bé 1 điểm thưởng khi bé hoàn thành tốt những công việc hàng ngày như dậy đúng giờ, đánh răng tốt, mặc quần áo đúng cách… Thói quen sẽ gây dựng tinh thần tự giác cho bé. . Để bé biết vâng lời Các bé có xu hướng thích chống đối nếu lời nói của cha mẹ luôn là quát mắng, chê bai. Để bé không lờ đi lời yêu cầu của người lớn, phụ huynh cần biết cách. vào bé khi bạn nói. Bạn cần tạm ngưng những việc đang làm, quay lại hướng của bé, nhìn vào bé và lắng nghe những gì bé nói. - Có thể thêm vào đó những câu bình luận đơn giản như “Mẹ biết ,. buồn vì con nói thế”, “Mẹ giận vì con đã làm thế”… Cách đặt yêu cầu cho con Để bé biết lắng nghe, cha mẹ cần biết cách truyền đạt mệnh lệnh. Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của mẹ cũng quan