Giúp bé biết lắng nghe Trẻ đang ở độ tuổi tập đi cũng giống như hầu hết người lớn chúng ta, luôn luôn không lắng nghe. Thực tế, ở độ tuổi này bé rất cần bạn hướng dẫn bé cách để chú ý đến lời người khác nó Đôi khi việc trẻ không chịu lắng nghe là do bé muốn thu hút sự chú ý của người lớn. Nhưng nếu biết cách lắng nghe, trẻ sẽ học tập hiệu quả hơn, chú ý được các tín hiệu nguy hiểm, nghe lời người lớn hơn, được tôn trọng và có dễ kết bạn hơn. Có rất nhiều cách đơn giản để bạn dạy cho con những kỹ năng cần thiết để trở thành một đứa trẻ biết cách lắng nghe. Nhẹ nhàng và gần gũi Sớm hay muộn thì các bậc cha mẹ cũng sẽ nhận ra, việc gào to hoặc quát tháo của cha mẹ hiếm khi đạt được tác dụng mong muốn. Hãy ngồi bên cạnh con hoặc đỡ con đứng dậy, nhờ đó bạn có thể nhìn thẳng vào mắt con và thu hút được sự chú ý của bé. Bé sẽ lắng nghe bạn nói nhiều hơn nếu bạn ngồi cạnh bé trong bữa ăn sáng, nhẹ nhàng nhắc nhở bé nên ăn thêm món này, món kia hoặc trò chuyện với bé một lúc trước khi đi ngủ, rồi nhẹ nhàng nhắc bé tắt đèn. Rõ ràng Bạn nên đưa ra yêu cầu một cách rõ ràng, đơn giản và quyết đoán. Con bạn sẽ không tiếp thu được gì nếu như câu của bạn nói quá dài, bé sẽ không thể tìm được ý chính bạn muốn nói là gì. Chẳng hạn, thay vì nói: “Bên ngoài nóng quá, mà con dạo gần đây lại ốm suốt, vì thế mẹ muốn con mặc cẩn thận, đội mũ trước khi đi ra ngoài nắng” thì bạn chỉ nên nói vào mục đích chính: “Con nhớ đội mũ nón khi ra ngoài nắng đấy!” Lời nói đi kèm hành động Bạn cần nói rõ ràng ý của mình, đừng lên giọng đe dọa hoặc ngon ngọt hứa với bé để rồi sau đó lại không thể giữ lời. Điều quan trọng là hành động cần nhất quán với lời nói để bé biết đấy là việc mẹ yêu cầu phải làm. Hai vợ chồng bạn cũng nên thống nhất về quy tắc dạy dỗ con để tránh mỗi người nói một kiểu. Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì thường xuyên các quy tắc lời nói đi kèm hành động, mỗi khi bảo con làm gì, cần hướng dẫn con cách làm để bé biết chính xác điều bạn muốn bé làm là gì. Củng cố thông điệp của bạn Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn củng cố lời nói, yêu cầu của mình bằng một loạt các hành động khác, đặc biệt là khi bạn muốn kéo con ra khỏi một hoạt động thú vị nào đó. Ví dụ, nói với con: “Đã đến giờ đi ngủ rồi!” và sau đó là một hành động gợi ý cho thị giác là tắt đèn, hành động gợi ý cho cơ thể là nhẹ nhàng đặt tay lên vai bé để hướng sự tập trung của bé, và thể hiện yêu cầu của mình bằng cách hướng bé về phía giường ngủ, kéo chăn và đặt bé nằm lên giường. Đưa ra thông báo trước khi thực hiện Hãy đưa ra cho con một số cảnh báo trước khi bé phải đối mặt với những thay đổi lớn, đặc biệt khi bé đang vui vẻ chơi với đám đồ chơi hoặc bạn bè. Trước khi bạn sẵn sàng ra khỏi nhà, hãy nói với bé: “Mẹ con mình chuẩn bị đi chơi, khi nào mẹ gọi đi thì con phải ngừng chơi và đi rửa tay nhé!” Đưa ra thông báo trước khi thực hiện để bé sẵn sàng với sự thay đổi. Đưa ra yêu cầu cụ thể Nếu chỉ đưa ra yêu cầu chung chung thôi chưa đủ, bạn còn cần phải hướng dẫn bé cụ thể. Ví dụ: Thay vì nói với bé “Cất đồ chơi đi con”, bạn cần yêu cầu rõ ràng hơn: “Cất con búp bê màu vàng đi con.” Động viên trẻ Đối với một số trẻ, việc bố mẹ hét lên khi yêu cầu điều gì đó đôi khi cũng có tác dụng nhưng hầu như không trẻ nào thích điều đó cả. Đa số đáp lại lời nói của cha mẹ khi được đối xử vui vẻ, được tin tưởng. Sự hài hước, tình cảm và sự tin tưởng mà bạn thể hiện với con khi nói chuyện, hành động sẽ khiến trẻ mong muốn được lắng nghe bạn, bởi bé biết bạn yêu bé và luôn coi bé là người đặc biệt nhất. Đây chính là một yếu tố quan trọng trong cách dạy con. Việc đưa ra hướng dẫn rõ ràng, đơn giản không có nghĩa là bạn phải càu nhàu, cáu gắt, những thông điệp nhẹ nhàng như một cái ôm hay một nụ cười thường thể hiện được sức mạnh lớn hơn nhiều. Làm gương cho con Trẻ sẽ biết lắng nghe người lớn hơn nếu như bạn cũng là một người biết nghe bé nói. Hãy tập cho mình thói quen lắng nghe những điều con nói với thái độ nghiêm túc, trân trọng như bạn đang được nói chuyện với một người lớn. Hãy nhìn thẳng vào con khi nói chuyện, trả lời lịch sự và không ngắt lời con nói giữa chừng. Khi bé nói chuyện mà bạn đang bận nấu ăn, dọn dẹp trong bếp, hãy vừa làm vừa lắng nghe, thỉnh thoảng trả lời bé và tuyệt đối không chạy ra ngoài khi bé đang nói với bạn. Như rất nhiều các hành vi khác, nếu bạn “nói một đằng, làm một nẻo” thì việc bạn dạy con không bao giờ có tác dụng, nhất là khi bạn dạy con lắng nghe. . Giúp bé biết lắng nghe Trẻ đang ở độ tuổi tập đi cũng giống như hầu hết người lớn chúng ta, luôn luôn không lắng nghe. Thực tế, ở độ tuổi này bé rất cần bạn hướng dẫn bé cách. lớn hơn nhiều. Làm gương cho con Trẻ sẽ biết lắng nghe người lớn hơn nếu như bạn cũng là một người biết nghe bé nói. Hãy tập cho mình thói quen lắng nghe những điều con nói với thái độ nghiêm. hút được sự chú ý của bé. Bé sẽ lắng nghe bạn nói nhiều hơn nếu bạn ngồi cạnh bé trong bữa ăn sáng, nhẹ nhàng nhắc nhở bé nên ăn thêm món này, món kia hoặc trò chuyện với bé một lúc trước khi