Giáo viên ra đề: Nguyễn Hữu Hải Trường THCS Hợp Đồng Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 Môn: Hóa học Năm học: 2009 – 2010 (Thời gian làm bài: 90 phút) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (6 điểm) 1. Hòa tan hoàn toàn 2,52 gam kim loại M trong dung dịch H 2 SO 4 loãng tạo thành 6,84 gam muối sunfat. M là kim loại nào? A) Al B) Zn C) Mg D) Fe 2. Hòa tan hết 3,53 gam hỗn hợp A gồm ba kim loại Mg, Al và Fe trong dung dịch HCl, có 2,352 lít khí hiđro thoát ra (đktc) và thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, thu được m gam hỗn hợp muối khan. Trị số của m là: A) 12,405 gam B) 10,985 gam C) 11,195 gam D) 7,2575 gam (Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Cl = 35,5) 3. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, người ta dùng chất nào? A. KMnO 4 B. H 2 O C. CuO D. tất cả đều sai. 4. Kim loại nào trong số các kim loại sau tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra dung dịch bazơ và khí hiđro? A. Fe B. Zn C. Na D. Cu 5. Pha 20 gam NaOH vào 180 gam nước, thu được dung dịch có nồng độ là bao nhiêu phần trăm? A. 5 % B. 8% C. 10% D. 15% 6. Pha 50 ml dung dịch HNO 3 0,4M vào 150 ml dung dịch HNO 3 2M, thu được dung dịch mới có nồng độ là: A. 1M B. 2M C. 1,2M D. 1,6M Đáp án và biểu điểm phần trắc nghiệm khách quan: Mỗi phần đúng được 1 điểm 1 2 3 4 5 6 D B A C C D Giáo viên ra đề: Nguyễn Hữu Hải Trường THCS Hợp Đồng Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 Môn: Hóa học Năm học: 2009 – 2010 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (4 điểm) a) Độ tan của A trong nước ở 10 O C là 15 gam, ở 90 O C là 50 gam. Hỏi làm lạnh 600 gam dung dịch bão hòa A ở 90 O C xuống 10 O C thì có bao nhiêu gam A kết tinh? b) Từ 500 gam dung dịch KOH 20% có thể pha được bao nhiêu gam dung dịch KOH 12,5% ? Đáp án và biểu điểm của câu 1 (4 điểm) a) (2 điểm) Độ tan của A trong nước ở 90 O C là 50 gam, nghĩa là: Ở 90 O C, 100g nước hòa tan tối đa 50g A để tạo ra 150g dung dịch bão hòa Vậy, trong 600g dung dịch bão hòa có 200g A (0,5 điểm) Khối lượng nước trong 600g dung dịch là 400g (0,5 điểm) Độ tan của A trong nước ở 10 O C là 15 gam, nghĩa là: Ở 10 O C, 100g nước hòa tan tối đa 15g A Vậy 400g nước hòa tan tối đa 60g A (0,5 điểm) Khối lượng A kết tinh là 200 – 60 = 140g (0,5 điểm) b) (2 điểm) Khối lượng KOH có trong 500g dung dịch KOH 20% là: mKOH = 100g (1 điểm) Khối lượng dung dịch KOH 12,5 % có thể pha được là: 800g (1 điểm) Giáo viên ra đề: Nguyễn Hữu Hải Trường THCS Hợp Đồng Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 Môn: Hóa học Năm học: 2009 – 2010 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 2 (4 điểm) a) Hãy lập công thức hóa học và đọc tên của hợp chất tạo thành trong phương trình hóa học sau: mCaO + nP 2 O 5 → E. Biết trong E Ca chiếm 38,7% về khối lượng. b) Hãy tính tỉ khối của hỗn hợp khí A gồm 1,12 lít H 2 , 2,24 lít O 2 , 3,36 lit SO 2 và 4,48 lit CO 2 so với khí O 2 và so với không khí. Biết các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Đáp án và biểu điểm của câu 2 (4 điểm) a) (2 điểm) Theo định luật bảo toàn khối lượng, CTHH của E là (CaO) m (P 2 O 5 ) n (0,5 điểm) Ta có: 100 7,38 14256 40 % = + = nm m Ca (0,5 điểm) Giải phương trình ta được tỉ lệ: m : n = 3 : 1 Rút ra m = 3 và n = 1 (0,5 điểm) CTHH của E là (CaO) 3 P 2 O 5 Hay Ca 3 (PO 4 ) 2 : Canxi photphat. (0,5 điểm) b) (2 điểm) Tính được khối lượng của hỗn hợp A là: 21,7g (1 điểm) Tính được số mol hỗn hợp A là: 0,5 mol Khối lượng mol hỗn hợp A là: 43,4g (0,5 điểm) Tính được tỉ khối khí của hỗn hợp A so với O 2 là: 1,35625 Tính được tỉ khối khí của hỗn hợp A so với không khí là: 1,49655 (0,5 điểm) Giáo viên ra đề: Nguyễn Hữu Hải Trường THCS Hợp Đồng Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 Môn: Hóa học Năm học: 2009 – 2010 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 3 (6 điểm) Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm 1 kim loại hoá trị II và 1 kim loại hoá trị III cần dùng hết 170ml dung dịch HCl 2M a. Tính thể tích H 2 thoát ra (ở ĐKTC). b. Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan? c. Nếu biết kim loại hoá trị III là Al và số mol bằng 5 lần số mol kim loại hoá trị II, thì kim loại hoá trị II là nguyên tố nào? ( Cho Fe =56, Na =23, O =16, Cl =35,5, Cu =64, Zn =65 , Al =27 H =1, Ba =137) Đáp án và biểu điểm của câu 3 (6 điểm) Câu 3 (6 điểm) a. Gọi A và B lần lượt là kim loại hoá trị II và hoá trị III ta có : PTPư: A + 2HCl ACl 2 + H 2 (1) 2B + 6HCl 2BCl 3 + 3H 2 (2) nHCl = V.C M = 0,17 x 2 = 0,34 (mol) Từ (1) và (2) ta thấy tổng số mol axit HCl gấp 2 lần số mol H 2 tạo ra nH 2 = 0,34 : 2 = 0,17 (mol) VH 2 = 0,17. 22,4 = 3,808 (lit) b. nHCl = 0,34 mol => n Cl = 0,34 mol m Cl = 0,34 . 35,5 = 12,07g Khối lượng muối = m(hỗn hợp) + m(Cl) = 4 + 12,07 = 16,07g c. gọi số mol của Al là a => số mol kim loại (II) là a : 5 = 0,2a (mol) từ (2) => nHCl = 3a. và từ (1) => nHCl = 0,4a 3a + 0,4a = 0,34 a = 0,34: 3,4 = 0,1 mol => n (Kimloai) = 0,2.0,1 = 0,02mol m Al = 0,1.27 = 2,7 g m (Kimloại) = 4 – 2,7 = 1,3 g M kimloại = 1.3 : 0,02 = 65 => là : Zn 1 0,5 1 1 1 0,5 0,5 0,5 . lượng dung dịch KOH 12,5 % có thể pha được là: 80 0g (1 điểm) Giáo viên ra đề: Nguyễn Hữu Hải Trường THCS Hợp Đồng Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 Môn: Hóa học Năm học: 2009 – 2010 (Thời gian. phần đúng được 1 điểm 1 2 3 4 5 6 D B A C C D Giáo viên ra đề: Nguyễn Hữu Hải Trường THCS Hợp Đồng Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 Môn: Hóa học Năm học: 2009 – 2010 (Thời gian làm bài: 90. Giáo viên ra đề: Nguyễn Hữu Hải Trường THCS Hợp Đồng Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 8 Môn: Hóa học Năm học: 2009 – 2010 (Thời gian làm bài: 90