Nói sao cho con chịu nghe Đã có khá nhiều thông tin về những ứng xử tiêu cực liên quan đến game. Phần lớn những ứng xử tiêu cực này rơi vào lứa tuổi vị thành niên. Vậy thì tại game hay tại tuổi, hay còn tại điều gì nữa? Điều chắc chắn là “Tại anh, tại ả. Tại cả … ba bên”. Vậy nên để thấu hiểu và có thể tạo được ảnh hưởng với trẻ, giúp trẻ học và chơi hợp lý, các bậc cha mẹ cần biết thêm về những đặc điểm của lứa tuổi này. Tuổi vị thành niên Vị thành niên được tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là độ tuổi từ 10 đến 19, và là giai đoạn phức tạp nhất trong suốt quá trình phát triển của con người. Bởi vì đây chính là giai đoạn hình thành nhân cách, hình thành nền tảng của các giá trị đạo đức và các quan điểm xã hội. Vị thành niên bắt đầu suy ngẫm, bắt đầu tìm hiểu cặn kẽ về các mối quan hệ của bản thân với xung quanh, giữa những người xung quanh với nhau, thái độ của những người xung quanh với bản thân, với những người khác, với truyền thống, với văn hoá… Chính trong thời kỳ này, các bậc cha mẹ bỗng cảm thấy con trẻ của mình tự nhiên trở nên ngang bướng, hầu như không nghe lời dạy dỗ của người lớn, luôn luôn cãi lại cha mẹ. Người lớn chúng ta nhiều lúc muốn “bó tay” với những câu hỏi: làm sao, thế nào bây giờ? Cho phép con ra đường phố đi chơi với bạn bè để hạn chế thời gian ngồi bên máy vi tính thì làm thế nào để chúng không bị ảnh hưởng của những hiện tượng tiêu cực bên ngoài, làm thế nào tránh được bạn bè xấu? Nhốt ở nhà để không bị bạn bè rủ rê, lôi kéo thì làm thế nào để không rơi vào ảnh hưởng của cơn bão game? Làm thế nào để trẻ không cảm thấy bị cấm cản, ép buộc, để giữ được sự tin yêu và gắn bó của con cái? Nên tìm hiểu con cái Câu trả lời khá là đơn giản: Hãy bắt đầu từ chính bản thân mình. Hãy nhìn lại xem mình đã thực sự hiểu thế giới nội tâm của con mình chưa, đã thực sự đối xử với con một cách tôn trọng chưa, đã hiểu bạn bè của con chưa, đã thông cảm với những hứng thú, đam mê của chúng chưa, đã dành đủ thời gian để trò chuyện, trao đổi với con mình chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì việc các bậc cha mẹ cần làm là thay đổi cách suy nghĩ và vai trò của mình, bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem bước vào tuổi vị thành niên, trẻ có những thay đổi như thế nào và đối diện với những thử thách ra sao trong cuộc sống tinh thần: - Bước vào tuổi này, cơ thể cũng như tính khí trẻ có sự thay đổi lớn. Trẻ đứng trước việc phải lựa chọn phong cách riêng trong ứng xử, giao tiếp, tạo dựng văn hoá riêng. Trẻ bắt đầu nghĩ là chúng đã lớn, nên luôn tìm cơ hội khẳng định mình, luôn muốn thoát khỏi sự bao bọc, kiểm soát của cha mẹ, muốn được độc lập và tự quyết, thậm chí muốn chống lại những quy ước chung đã định sẵn nên đôi khi thể hiện bằng cách cãi lại người lớn và nổi loạn. - Đối với trẻ điều quan trọng không chỉ là cảm nhận chính bản thân, mà còn là cảm nhận sự công nhận của nhóm bạn. Vì vậy, trẻ thích được tham gia vào một cộng đồng khác ngoài gia đình, thậm chí ngoài bạn học cùng lớp, cùng trường. Trẻ thích tìm kiếm những mối quan hệ mới, ở những môi trường mới, với những người mới. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ rất hào hứng với việc làm quen kết bạn trên mạng, trong game. - Đối với trẻ lứa tuổi này, ý kiến của cha mẹ không được trẻ coi trọng bằng ý kiến bạn bè. Trẻ thích có hội nhóm, nếu không để thể hiện tính thủ lĩnh thì cũng là để “bằng anh, bằng em”. Một lý do khác khiến trẻ vị thành niên thường thích tụ tập với bạn bè hơn vì trẻ không tìm được tiếng nói chung với cha mẹ, không được cha mẹ hiểu và thông cảm. Trẻ muốn có một hình ảnh mới, tách khỏi ảnh hưởng của gia đình, muốn có cung cách giao tiếp khác với xung quanh. - Do đặc biệt nhạy cảm với thái độ của bạn bè, dễ bị tổn thương, luôn trong trạng thái mâu thuẫn giữa khả năng (chưa hoàn toàn trưởng thành để quyết định một cách đúng đắn) với nhu cầu thể hiện bản thân khiến cho tình trạng cảm xúc vô cùng phức tạp, trẻ rất dễ cáu giận và luôn có cảm giác không ai hiểu mình. Thích thể hiện nhưng lại chưa hoàn toàn tự tin, trẻ không biết cách thể hiện những phẩm chất tốt nhất của mình, mà chọn cách gây sốc. - Mặc dù tự cho mình là đã đủ lớn, không muốn cha mẹ kè kè bên cạnh, nhưng trẻ chưa đủ kinh nghiệm và khả năng tư duy trừu tượng nên trẻ không dự đoán được hậu quả lâu dài của những hành động thái quá. - Xung đột giữa cha mẹ và con cái tuổi vị thành niên có khi bùng nổ chỉ vì những lý do rất nhỏ nhặt như lựa chọn quần áo, giờ giấc học hành, v.v… Nhưng đặc biệt dễ nảy sinh khi đụng đến game bởi phần lớn các bậc cha mẹ có định kiến với trò chơi này. Và cũng như bất kỳ một trò nào khác, hễ cha mẹ càng cấm thì trẻ càng thích lao vào. Xung đột giữa cha mẹ và con trẻ là điều vô cùng bất lợi vì nó dẫn đến sự mất mát một thứ quý giá nhất đối với cả hai phía: đó là sự gắn bó tình cảm và hỗ trợ qua lại về mặt tinh thần. Trước những thay đổi đó của trẻ, cảm xúc của cha mẹ có thể rất khác nhau, nhưng điều quan trọng là phải giữ được bình tĩnh để cùng với trẻ trò chuyện, trao đổi, sao cho cha mẹ vừa không bị mất uy tín trong mắt trẻ (vì thái độ gay gắt nhất thời), vừa đạt được mục đích là điều chỉnh hành vi, thái độ của trẻ, giúp trẻ tránh những cám dỗ, sai phạm. Phụ huynh và vai trò định hướng Nuôi dạy con trẻ, định hướng cho trẻ lối đi đúng trong giai đoạn này rất khó khăn. Nhưng không phải là không thể. Chỉ cần: - Chú ý hơn, tế nhị hơn trong cách trò chuyện, trao đổi với trẻ. Cha mẹ, thầy cô không nên quá lo lắng về những thay đổi của tuổi này. Cần phải coi việc trẻ muốn tự quyết định cách ăn mặc, xã giao như một đặc điểm của sự trưởng thành. Chỉ cần chọn cách đối xử tế nhị với trẻ. Không đối xử nặng áp đặt với trẻ như khi trẻ còn bé vì điều này sẽ làm trẻ cảm thấy bị tổn thương. Không nên cấm cản, bởi cấm tiếp xúc với bạn cùng trang lứa, cấm kết bạn, tức là giới hạn cơ hội tiếp nhận kinh nghiệm giao tiếp, kinh nghiệm và kỹ năng xử lý các tình huống nảy sinh trong quan hệ xã hội. Cha mẹ nên cố gắng chú ý đến những biểu hiện hành vi của trẻ, lưu ý từng câu nói, để không bỏ qua những biểu hiện khác lạ, kịp thời nhận ra những thay đổi để có thể can thiệp đúng lúc. Đừng để đến khi nhà trường gọi mới biết con bỏ học, hoặc để con qua đêm ngoài tiệm net mới biết con nghiện game. Mẹ chỉ nên nhắc nhở chứ không nên can thiệp thô bạo vào cuộc sống riêng tư của trẻ. - Không bao giờ can thiệp thô bạo (ngăn cấm quyết liệt, lục soát đồ đạc riêng tư, kiểm soát bạn bè…). Không cấm trẻ kết bạn, không nhận xét xấu về con mình trước mặt bạn bè chúng. Cũng không chê bai bạn bè của con mình một cách gay gắt. Nếu không bạn sẽ đẩy con mình đến chỗ giấu giếm, nói dối. Và như vậy bạn không kiểm soát được hành vi, hoạt động và các mối quan hệ của con mình. - Nên giải thích với trẻ những nguy cơ khi kết bạn ảo, nguy cơ nghiện mạng, nghiện game, nguy cơ ảnh hưởng đến học tập. Cho trẻ biết bạn lo lắng cho chúng và thoả thuận với trẻ về quy định giờ giấc. Đồng thời nên thoả thuận cả hình thức chịu phạt nếu trẻ phạm lỗi. Điều này quan trọng bởi vì nếu bị la mắng, hay phạt bất ngờ, trẻ có thể “nổi loạn”, và sau đó sẽ khó hoà thuận lại. - Nên tìm hiểu rõ về những người bạn của con mình, làm quen với chúng, trở thành người bạn mà chúng có thể tin cậy được. Thỉnh thoảng nên mời chúng đến nhà, rủ đi chơi cùng với con bạn. Những hoạt động chung này giúp các bạn trẻ hứng thú hơn với hoạt động cộng đồng, đồng thời xấu tốt của trẻ cũng thể hiện rõ, bạn dễ dàng phân tích với con mình, chỉ dẫn cho chúng ai là bạn tốt. Điều này đương nhiên sẽ lấy của bạn nhiều thời gian, nhưng bất cứ lợi ích nào cũng cần đầu tư và đầu tư vào việc nuôi dạy con cái bao giờ cũng phải được ưu tiên hàng đầu. - Bình tĩnh nói cho trẻ hiểu quan điểm của cha mẹ, khẳng định cho trẻ nhớ là cha mẹ vẫn yêu thương con cái. Cha mẹ chỉ không hài lòng với hành vi cụ thể nào đó thôi. Hành vi của trẻ xấu (chơi game quá nhiều, hút thuốc, tụ tập bạn bè quên bài vở…), chứ không phải trẻ là con người xấu. Trẻ phải thay đổi hành vi đó. - Lắng nghe ý kiến của trẻ, quan tâm đến hứng thú của trẻ (ngay cả khi đó không phải là hứng thú của bạn) để có thể hiểu được tại sao trẻ lại có những say mê như vậy. Ví dụ, không biết gì về game mà một mực phủ định game, một mực cấm đoán, chắc chắn không thuyết phục được trẻ “tâm phục, khẩu phục”. - Hiểu và chấp nhận con mình. Tránh xung đột với trẻ vì khi nóng giận cha mẹ có thể buông lời nặng nề. Trẻ có thể coi những lời đó là thật, và điều đó tạo ra một khoảng cách khó hàn gắn giữa cha mẹ và con cái. - Không nên đòi hỏi nhiều quá, đặt kỳ vọng quá cao vào trẻ, khiến trẻ cảm thấy áp lực. Khi không chịu nổi trẻ sẽ có những phản ứng khó lường. Đánh giá đúng nỗ lực của trẻ và không tiếc lời khen để động viên, nhưng phải khen thực lòng. Tuổi vị thành niên là tuổi rất nhạy cảm với sự tế nhị. Con bạn có thể tránh được những cám dỗ như sa đà thái quá vào game, vào chát chít vô bổ trên mạng, thậm chí vào các hoạt động nguy hiểm hay không, có thể trưởng thành và phát huy được hết những gì tốt đẹp nhất của bản thân hay không là tuỳ thuộc vào việc trẻ có được môi trường tốt, có sự riêng tư, độc lập và có được hướng dẫn một cách thích hợp hay không trong suốt giai đoạn hình thành nhân cách này. . Nói sao cho con chịu nghe Đã có khá nhiều thông tin về những ứng xử tiêu cực liên quan đến game tư vào việc nuôi dạy con cái bao giờ cũng phải được ưu tiên hàng đầu. - Bình tĩnh nói cho trẻ hiểu quan điểm của cha mẹ, khẳng định cho trẻ nhớ là cha mẹ vẫn yêu thương con cái. Cha mẹ chỉ. bạn, không nhận xét xấu về con mình trước mặt bạn bè chúng. Cũng không chê bai bạn bè của con mình một cách gay gắt. Nếu không bạn sẽ đẩy con mình đến chỗ giấu giếm, nói dối. Và như vậy bạn không