1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kiềm chế cơn giận của bé docx

5 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 146,67 KB

Nội dung

Kiềm chế cơn giận của bé Đau đớn, không thỏa mãn, đói, khát, đánh cãi nhau với chị em… đều là những nguyên nhân khiến bé yêu của bạn giận dữ. Một khi bé giận dữ thì bố mẹ cũng được phen hết hồn vì những hành động như gào toáng lên, khóc lóc, cào mặt, bứt tóc, đập đầu, đôi khi còn tát cả vào mặt bố mẹ nữa… Giận dữ là một cảm xúc rất bình thường cũng như vui vẻ, buồn… và nó cũng là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên khi bé không hài lòng về những gì đang diễn ra không phù hợp và vừa lòng bé. Giận dữ cũng là cách để bé thoát khỏi cảm giác bị tổn thương, không hài lòng về một vấn đề gì đó. Khi trẻ giận dữ, trẻ thường hay có những thái độ thù hằn, tức tối như đánh trả, giật tóc, cấu véo hoặc thậm chí tát vào mặt người lớn tuổi. Nếu cứ kéo dài tình trạng này sẽ vừa ảnh hưởng đến hành vi xử trí của trẻ trong tương lai và bố mẹ cũng sẽ rất khó dạy bảo trẻ. Việc tìm ra nguyên nhân những cơn giận dữ của trẻ cũng không hoàn toàn khó nếu bố mẹ biết cách tiếp cận, nói chuyện và chia sẻ với trẻ. Thông thường trẻ hay vòi vĩnh, đòi hỏi bố mẹ phải đáp ứng các nhu cầu như ăn, uống, đi chơi, hoặc đôi khi chành chọe với chị em, tranh giành đồ chơi và ghen tỵ. Khi đã tìm được nguyên nhân, sẽ rất đơn giản để bố mẹ có thể xử lý mọi tình huống giận dữ xảy ra với bé yêu của mình. Gương mẫu Trước hết bố mẹ hãy gương mẫu với các con. Thói cáu giận, quát tháo và mắng mỏ đôi khi vô căn cứ cũng làm cho bé bị lây nhiễm. Trẻ bắt chước rất nhanh những thói xấu của người lớn và vô hình chung sự cáu giận, tức tối của bố mẹ cũng lây nhiễm rất nhanh sang con mình. Bố mẹ hãy tự kiềm chế những cơn nóng giận với bé. Tự tìm hiểu nguyên nhân của sự việc để bé không bị bố mẹ mắng oan, đồng thời bố mẹ cũng biết cách giải quyết êm thấm những việc không hay xảy ra với bé khiến bé phải tức giận. Bên cạnh đó, những lúc bé tức giận, bố mẹ cũng không nên la mắng, quát tháo vì như vậy chỉ “đổ thêm dầu vào lửa” khiến bé càng tức giận, đôi khi tủi thân và khóc to hơn. Âu yếm Vai trò của các ông bố bà mẹ thực sự rất quan trọng, sự có mặt của bố mẹ, những cử chỉ âu yếm, yêu thương, chiều chuộng sẽ làm trẻ thấy yên lòng, vui mừng và dường như tan biến mọi bực dọc trong người. Chỉ cần một cái ôm của mẹ, một vài lời thủ thỉ của bố, một chút động viên của bố và mẹ, cơn tức giận của bé sẽ biến mất nhanh chóng. Bố mẹ hãy quan tâm đến bé nhiều hơn để bé không còn giận dữ. Gìn giữ hòa bình Trong nhà có chị có em thì chuyện cãi vã, chành chọe, đánh nhau và tranh giành nhau là chuyện đương nhiên. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến các bé hay tức giận nếu không đạt được những gì mong muốn. Cơn tức giận của bé sẽ kéo dài dai dẳng nếu bố mẹ không ra tay “lập lại hòa bình” cho cả hai. Đừng quá thiên vị chị hoặc em. Hãy nhẹ nhàng bảo với các con “cái này không hợp với con, khi nào con lớn như chị mẹ sẽ mua cho một cái như thế”, “hai chị em chơi với nhau phải thật ngoan, chị nên nhường em vì em bé hơn…”. Mẹ cũng nên kể cho chị em những câu chuyện về tình cảm gia đình để trẻ hiểu, tôn trọng và thương yêu các thành viên trong gia đình hơn. . Kiềm chế cơn giận của bé Đau đớn, không thỏa mãn, đói, khát, đánh cãi nhau với chị em… đều là những nguyên nhân khiến bé yêu của bạn giận dữ. Một khi bé giận dữ thì bố. một cái ôm của mẹ, một vài lời thủ thỉ của bố, một chút động viên của bố và mẹ, cơn tức giận của bé sẽ biến mất nhanh chóng. Bố mẹ hãy quan tâm đến bé nhiều hơn để bé không còn giận dữ. Gìn. thói xấu của người lớn và vô hình chung sự cáu giận, tức tối của bố mẹ cũng lây nhiễm rất nhanh sang con mình. Bố mẹ hãy tự kiềm chế những cơn nóng giận với bé. Tự tìm hiểu nguyên nhân của sự

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w