Con bé tí mà đã biết “dựng chuyện” Có hôm đang đi học, Bill kêu mệt, bắt cô giáo gọi điện cho mẹ đến đón về. Về đến nhà, bé lại tỉnh như sáo, đòi xem tivi. Hóa ra chỉ vì lười học mà bé giả vờ ốm. Bé không nói dối, chỉ nói sai sự thật Bé Bom 3 tuổi, thấy mẹ ra chạy ra mách ngay: “Mẹ ơi, bác Hoa (bác giúp việc) toàn véo tai con”.Lúc này, bác Hoa chỉ nói được: “Bác véo tai Bom lúc nào?” và nhận được cái lườm xém mặt của mẹ Bom. Đến tối bà nội mới rỉ tai mẹ Bom: “Bác Hoa có véo tai nó đâu. Không biết Bom học ai được cái tính đổ điêu cho người khác”. Giống như Bom, bạn Bill 5 tuổi, cứ chiều về đi học lại kể với mẹ: “Hôm nay cô giáo cốc vào đầu con. Con mệt, chẳng học được gì, còn buồn nôn nữa”. Có hôm đang đi học, Bill kêu mệt, bắt cô giáo gọi điện cho mẹ đến đón về. Về đến nhà, bé lại tỉnh như sáo, đòi chạy xuống sân chơi và xem tivi. Hóa ra chỉ vì lười học mà bé giả vờ ốm. Rất nhiều bé như Bom và Bill, toàn “dựng chuyện” (theo lời mẹ Bé Bill) để gây sự chú ý với mẹ. Mẹ nào nghe con nói những chuyện như trên mà chả xót con. Có mẹ ghét người giúp việc, có mẹ lại trách móc cô giáo. Ai có nửa tin nửa ngờ lời con rồi cũng tặc lưỡi: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ cơ mà. Các cụ đã dạy thế, chắc không thể sai”. Mẹ cũng phải “cảnh giác” với lời con Hầu như các bé đều không nói dối, chỉ nói sai sự thật. Bố mẹ phải cảnh giác trước khi hoàn toàn tin tưởng vào lời con. Thực tế cho thấy, khi bé lên 3, bé bắt đầu biết nói sai sự thật. Bé có thể kể cho bố mẹ nghe chuyện xảy ra với mình, mặc dù chuyện đó không có thật. Có thể là do bé nghe được chuyện của người lớn, của các bạn khác và bắt chước. Ví dụ: “Hôm nay con ăn được 2 bát cơm ở lớp” (mặc dù sự thật không phải như thế. Bé rất lười ăn, chưa bao giờ ăn hết một bát cơm). Đây cũng là một trong những cách giúp bé phát triển trí tưởng tượng của mình. Đôi khi nó còn nói lên mong muốn của trẻ: “Con muốn ”.Thường thì những lời nói sai sự thật ở mức độ này thường nghe đã thấy kỳ quặc, trái với hành vi của bé bình thường. Người lớn nghe nói đã khó tin. Có bé lại nói sai sự thật để mong bố mẹ chú ý đến mình và mong được đáp ứng các nhu cầu của bé. Ví dụ bé đi học về: “Con được 10 điểm Toán hôm nay”. Nếu như một bé thường xuyên bị điểm kém, đột xuất được điểm cao, chắc chắn nhiều bố mẹ sẽ vui mừng và thưởng cho bé: quà bánh, đi chơi, thêm thời gian xem phim hoạt hình Nhưng đến khi muốn nhìn tận mắt điểm 10 đó thì cũng thật khó Bé nói sai sự thật vì bé ngại làm việc đó. Ví dụ bé lười đánh răng trước khi đi ngủ, bé sẽ bảo: “Mẹ ơi, con đánh răng rồi”. Nếu mẹ không kiểm tra gắt gao, c hắc chắn sẽ bị con qua mặt ngay. Có thể bé làm một việc gì đó có lỗi và muốn bao biện hành động của mình, bé cũng có thể nói sai sự thật. Thậm chí, có bé nói sai sự thật với mục đích rõ ràng. Mẹ phải làm gì với con bây giờ? Có thể kiểm tra hoặc tìm bằng chứng, chứng tỏ con nói sai sự thật. Ví dụ: “Con đánh răng rồi mà sao mẹ thấy bàn chải vẫn khô thế nhỉ?”. Và hãy nhẹ nhàng khuyên con không nên làm như thế. Không nên đánh mắng con kiểu như: “Sao mày lại nói dối ”. Mẹ có thể hỏi bé nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề bé nêu ra mà mẹ cảm thấy nghi ngờ. Hỏi loanh quanh một hồi, chắc thế nào bé cũng lòi đuôi chuột ra đấy. Để sau một thời gian, có thể hỏi lại bé để khẳng định những điều bé nói. Có thể bé cũng bị bất ngờ, lúng túng và nói ra sự thật. Và chắc chắn, mỗi bố mẹ sẽ có cách riêng để bắt thóp con mình nói ra sự thật. Mẹ không nên để tình trạng bé nói sai sự thật một cách thường xuyên kéo dài. Lâu dần, sẽ tập cho bé tính nói dối đấy mẹ ạ. . Con bé tí mà đã biết “dựng chuyện” Có hôm đang đi học, Bill kêu mệt, bắt cô giáo gọi điện cho mẹ đến đón về. Về đến nhà, bé lại tỉnh như sáo, đòi xem tivi. Hóa ra chỉ vì lười học mà. về. Về đến nhà, bé lại tỉnh như sáo, đòi chạy xuống sân chơi và xem tivi. Hóa ra chỉ vì lười học mà bé giả vờ ốm. Rất nhiều bé như Bom và Bill, toàn “dựng chuyện” (theo lời mẹ Bé Bill) để gây. thật khó Bé nói sai sự thật vì bé ngại làm việc đó. Ví dụ bé lười đánh răng trước khi đi ngủ, bé sẽ bảo: “Mẹ ơi, con đánh răng rồi”. Nếu mẹ không kiểm tra gắt gao, c hắc chắn sẽ bị con qua mặt