1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Đua xe ô tô Công thức 1 doc

15 554 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 278,82 KB

Nội dung

Đua xe ô tô Công thức 1 Công thức 1 (Formula One), còn gọi là Thể thức 1 hay F1, là cấp độ đua xe bánh hở cao nhất theo định nghĩa của Liên đoàn Ô tô Quốc tế (Fédération Internationale de l'Automobile hay FIA), cơ quan quản lý thế giới về thể thao mô tô. "Công thức" trong tên gọi là để chỉ một loạt quy định mà tất cả người và xe tham gia phải tuân thủ. Mùa giải vô địch thế giới F1 bao gồm một chuỗi các cuộc đua, được biết đến với tên Grands Prix, thường được tổ chức tại những đường đua được xây dựng riêng, cũng có một số ít trường hợp là trên những con đường trong thành phố, cuộc đua nổi tiếng nhất trong số đó là Monaco Grand Prix ở Monte Carlo. Kết quả của mỗi cuộc đua được tổng hợp lại để xác định hai Nhà vô địch Thế giới hàng năm, một dành cho tay đua và một dành cho đội đua. Xe hơi Công thức 1 khi đua với tốc độ cao nhất có thể lên tới 360 km/h (225 mph) với vòng quay máy lên tới 19000 vòng một phút. Những chiếc xe này có khả năng kéo gấp 5 lần trọng lực tại một số khúc cua. Hiệu suất của xe phụ thuộc rất nhiều vào điện tử, khí động lực học, nhíp và bánh xe. Động cơ và truyền động của một chiếc xe Công thức 1 hiện đại là một trong số những bộ phận cơ khí phải chịu áp lực lớn nhất trên hành tinh. Công thức 1 đã chứng kiến nhiều sự phát triển và thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử của môn thể thao này. Châu Âu là cái nôi của Công thức 1; tất cả các đội đấu đều có trụ sở tại đó và khoảng một nửa cuộc đua tổ chức tại đó. Cụ thể hơn Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland đã sản sinh ra nhiều tay đua vô địch nhất (13), và đại đa số đội đua vô địch (32). Tuy nhiên, phạm vi của môn thể thao này đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây và Grands Prix giờ đây được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới. Một số cuộc đua ở châu Âu dần chuyển sang các cuộc đua tại các châu lục khác, nhất là châu Á như Bahrain, Trung Quốc, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore đã tổ chức cuộc đua đêm đầu tiên vào năm 2008, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bắt đầu đăng cai năm 2009 [2] và Ấn Độ đã được thêm vào kế hoạch bắt đầu từ năm 2011. Trong số 18 cuộc đua vào năm 2008, có 9 cuộc đua là ở bên ngoài châu Âu. Công thức 1 là một sự kiện truyền hình lớn, với hàng triệu người theo dõi mỗi cuộc đua trên khắp thế giới. Là môn thể thao đắt đỏ nhất thế giới [3] , hiệu ứng kinh tế của nó là rất rõ ràng, và những trận chiến tài chính và chính trị đã xảy ra ở nhiều nơi. Trung bình khoảng 55 triệu người trên thế giới theo dõi trực tiếp các cuộc đua Công thức 1. Lịch sử và sự phổ biến của môn thể thao này đã khiến cho nó trở thành một môi trường buôn bán hiển nhiên, dẫn đến sự đầu tư cao từ những nhà tài trợ, chuyển thành ngân sách cực lớn dành cho các đội đua. Vài đội đua đã phá sản hoặc bán cho công ty khác từ năm 2000. Ví dụ gần đây nhất về điều này là đội đua Super Aguri đã bị từ chối không cho tham gia Giải Grand Prix Tây Ban Nha và sau đó phải giải tán do thiếu nguồn tiền sau khi nỗ lực thu hút tài trợ bất thành. Môn thể thao này do FIA quản lý. Các quyền thương mại của Công thức 1 thuộc quyền sở hữu của Nhóm Công thức 1. Mục lục  1 Lịch sử o 1.1 Các cuộc đua trở lại (1950–1958) o 1.2 Những cải tiến vĩ đại (1959–1980)  2 Các quy định và kỹ thuật theo dòng thời gian  3 Các quy định về kỹ thuật và phát triển  4 Kinh tế  5 Cờ hiệu  6 Các hình thức phạt  7 Thông tin mùa đua hiện tại (2008) o 7.1 Kết quả  7.1.1 Thứ tự 10 tay đua đầu tiên  7.1.2 Thứ tự các đội đua  8 Xem thêm  9 Tham khảo  10 Liên kết ngoài Lịch sử Loạt cuộc đua Công thức 1 có nguồn gốc từ Giải Grand Prix Đua Mô tô vào những năm 1920 và 1930. "Công thức" là một tập các quy định mà tất cả những người và xe tham gia phải tuân thủ. Công thức 1 là một công thức mới được chấp thuận sau Đệ nhị thế chiến vào năm 1946, với cuộc đua không tính vô địch đầu tiên được tổ chức vào năm đó. Một số tổ chức đua xe Grand Prix đã đặt ra các luật lệ dành cho Giải vô địch Thế giới ngay từ trước chiến tranh, nhưng do sự trì hoãn vì chiến tranh, Giải vô địch Các tay đua Thế giới vẫn không được trở thành giải chính thức cho đến năm 1947. Cuộc đua vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Silverstone, Liên hiệp Anh vào năm 1950. Một giải vô địch dành cho đội đua diễn ra tiếp đó vào năm 1958. Các giải vô địch quốc gia được tổ chức tại Nam Phi và Liên hiệp Anh vào thập niên 1960 và 1970. Các cuộc đua Công thức 1 không tính vô địch được tổ chức trong nhiều năm nhưng do chi phí cho cuộc đua ngày càng cao, cuộc đua cuối cùng như thế này đã diễn ra vào năm 1983 [4] . Các cuộc đua trở lại (1950–1958) Chiếc Alfa Romeo 159 đã cùng Juan Manuel Fangio giành chiến thắng trong 1951. Nhà vô địch Giải vô địch Thế giới Công thức 1 đầu tiên là tay đua người Ý Giuseppe Farina trong chiếc Alfa Romeo trong năm 1950, chỉ vừa vặn đánh bại đồng đội người Argentina Juan Manuel Fangio của ông. Tuy nhiên Fangio đã giành lại chức vô địch các năm 1951, 1954, 1955, 1956 & 1957 (kỷ lục 5 lần giành chức vô địch thế giới của ông đã tồn tại suốt 45 năm cho đến khi tay đua người Đức Michael Schumacher giành được chức vô địch thứ 6 vào năm 2003), mạch chiến thắng của ông bị ngắt trong 2 năm 1952 và 1953 do chấn thương, và người đoạt giải trong các năm đó là Alberto Ascari của đội đua Ferrari. Mặc dù Stirling Moss thường xuyên thi đấu, ông chưa bao giờ giành được một Chức vô địch Thế giới nào, và được xem là tay đua vĩ đại nhất chưa từng giành được danh hiệu nào [5][6] . Khoảng thời gian này là khoảng thời gian thống trị của những đội đua do những nhà sản xuất xe hơi phổ thông điều hành - Alfa Romeo, Ferrari, Mercedes Benz và Maserati - tất cả các đội đua này đều đã thi đấu từ trước chiến tranh. Mùa giải đầu tiên, các đội đua sử dụng những chiếc xe trước thế chiến như 158 của Alfa. Chúng đều có động cơ phía trước, bánh xe có ta-lông hẹp và động cơ hút thường 4,5 lít hoặc tăng nạp 1,5 lít. Giải vô địch thế giới các năm 1952 và 1953 áp dụng quy dịnh của Công thức 2, với những chiếc xe nhỏ hơn, yếu hơn, do lo ngại về số lượng xe hơi Công thức 1 không có nhiều trên thị trường [7] . Khi quy định Công thức 1 mới, với động cơ giới hạn còn 2,5 lít, được tái áp dụng vào năm 1954, Mercedes-Benz đã cho ra mắt chiếc W196 cải tiến, trong đó có một số sáng kiến đáng chú ý như van điều khiển vòng (desmodromic valve) và phun nhiên liệu cũng như thân xe đóng kín có hình dáng thuôn hơn. Mercedes đã giành chức vô địch tay đua trong hai năm, trước khi rút ra khỏi tất cả các giải đua mô tô sau Cuộc khủng hoảng Le Mans 1955 [8] . Những cải tiến vĩ đại (1959–1980) Stirling Moss tại Nürburgring vào năm 1961. Sự cải tiến lớn về công nghệ đầu tiên, đó là sự tái sản xuất các loại hơi có động cơ tầm trung của Cooper (theo sau chiếc Auto Union tiên phong của Ferdinand Porsche vào những năm 1930), lấy ý tưởng từ những mẫu thiết kế Công thức 3 thành công của công ty, diễn ra vào những năm 1950. Tay đua người Úc Jack Brabham, nhà vô địch thế giới vào năm 1959, 1960 và 1966, đã nhanh chóng chứng tỏ được tính ưu việc của mẫu thiết kế mới. Đến năm 1961, tất cả những tay đua thi đấu đã chuyển sang các loại xe hơi động cơ tầm trung [9] . Nhà vô địch Thế giới người Anh đầu tiên là Mike Hawthorn, người lái một chiếc Ferrari giành được danh hiệu vào năm 1958. Tuy nhiên, khi Colin Chapman gia nhập làng với vai trò nhà thiết kế khung gầm và sau đó là người thành lập Team Lotus, Đội đua xanh của Anh bắt đầu thống trị các đường đua trong thập niên tiếp theo. Với Jim Clark, Jackie Stewart, John Surtees, Jack Brabham, Graham Hill, và Denny Hulme, các tay đua của đội Anh và Khối thịnh vượng chung đã giành được mười hai chức vô địch thế giới từ năm 1962 đến 1973. Vào năm 1962, Lotus giới thiệu chiếc xe hơi có miếng gầm khung bằng nhôm gắn liền với thân thay cho kiểu thiết kế dạng khung truyền thống. Cải tiến này đã được chứng minh là bước đột phá vĩ đại nhất về công nghệ kể từ khi những chiếc xe hơi động cơ tầm trung ra mắt. Vào năm 1968, Lotus sơn lại tất cả chiếc xe của đội sang màu gan của hãng Imperial Tobacco, từ đó giới thiệu hình thức tài trợ vào môn thể thao [10] . Lực ép xuống của động lực học dần dần trở nên quan trọng trong mẫu thiết kế xe kể từ khi có sự xuất hiện của cánh máy bay vào cuối thập niên 1960. Vào cuối thập niên 1970, Lotus giới thiệu khí động lực học về hiệu ứng mặt đất cung cấp lực ép xuống khổng lồ và làm tăng đáng kể tốc độ bẻ cua (mặc dù khái niệm này trước đây đã được dùng trong Chaparral 2J của Jim Hall vào năm 1970). Các lực động lực học tác động lên xe lớn quá lớn (lên đến 5 lần trọng lượng xe) đến nỗi cần những lò xo cực cứng để duy trì một khoảng sáng gầm xe cố định, khiến cho nhíp xe gần như rắn, và bất kỳ một độ nhún nào giữa xe và người với độ bấp bênh của mặt đường phụ thuộc hoàn toàn vào bánh xe [11] . Các quy định và kỹ thuật theo dòng thời gian Trước Thế chiến thứ hai, bên cạnh các quy định cho ô tô chuyên dùng trong các giải Grand Prix còn có một loại khung xe rẻ tiền hơn gọi là voiturettes (xe con), cho phép có động cơ lắp máy nén đến 1.500 cm³. Dưới áp lực của hai đội Grand Prix của Đức, Mercedes-Benz và Auto Union, hai đội mà không được sự đồng tình ở nước ngoài cả về chính trị lẫn về thể thao, nên vào cuối thập niên 1930 đã có những cố gắng hủy bỏ những quy định thời bấy giờ và đưa các voiturettes trở thành hạng Grand Prix. Ngoài việc khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Anh, Pháp và Ý được cải thiện rõ rệt, các đổi mới về an toàn cũng được nêu lên làm lý do cho việc thay đổi các quy định. Vì thế giải Grand Prix ở Tripoli (Libya) năm 1939 được tổ chức cho các voiturettes, nhưng mặc dù vậy Mercedes-Benz đã đoạt giải một cách bất ngờ với một chiếc ô tô được chế tạo mới đặc biệt cho mục đích này. Ngay sau chiến tranh các xe đua voiturettes vẫn được chế tạo, đặc biệt là bởi Alfa Romeo, nên Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) đã điều chỉnh lại các quy định dành cho các xe đua Grand Prix có hiệu lực từ năm 1947: trong hạng từ đó được gọi là Formula 1 cho phép các động cơ lắp máy nén (supercharged engine) có dung tích đến 1.500 cm³ và động cơ hút (atmospheric engine) đến 4.500 cm³. Thêm vào đó Formula 2 được định nghĩa cho loại động cơ hút có dung tích đến 2.000 cm³. Các cuộc đua xe riêng lẻ cho giải Grand Prix được tổ chức theo các quy định này, loạt đua hay giải vô địch châu Âu như trước chiến tranh không còn nữa. Nhưng khi Liên đoàn Mô tô Quốc tế (Fédération Internationale de Motocyclisme - FIM) tổ chức giải vô địch thế giới vào năm 1949, FIA phản ứng bằng giải vô địch thế giới trong năm 1950. Cuộc đua xe đầu tiên của giải vô địch thế giới mới diễn ra vào ngày 13 tháng 5 năm 1950 ở Silverstone (Anh). Để củng cố cho yêu cầu tự đưa ra là một giải vô địch thế giới mặc dù gần như chỉ có châu Âu tham dự, trong thời gian từ 1950 đến 1960 cuộc đua 500 dặm ở Indianapolis (Hoa Kỳ) đã được cho điểm của giải vô địch thế giới mặc dầu thi theo các quy định hoàn toàn khác. Trong 2 năm đầu tiên xe Alfetta trang bị động cơ có máy nén của Alfa Romeo, xe có nhiều điểm tương tự như các thiết kế trước chiến tranh, tiếp tục chiếm ưu thế. Tuy vậy cuối năm 1951 Alfa Romeo rút lui ra khỏi môn thể thao đua xe này sau hai thập niên đạt được nhiều thành tích. Vì chỉ còn có Ferrari, lãnh đạo đua xe của Alfa, là có khả năng thiết kế các loại xe đua F1 có thể cạnh tranh nên giải vô địch thế giới các năm 1952 và 1953 tạm thời được tổ chức cho loại xe F2 ít tốn kém hơn hơn. Mặc dù vậy Ferrari vẫn chiếm ưu thế trong các năm này và đều đoạt giải với Alberto Ascari. Năm 1954 quy định mới ít tốn kém hơn (F1 với động cơ hút đến 2.500 cm³ hay động cơ có máy nén đến 750 cm³, F2 đến 1.500 cm³) ra đời, vì thế nhiều hãng xe trong đó có Mercedes quyết định lại tiếp tục tham dự. Porsche 804 Xe đua Công thức 1 năm 1962 Từ 1961 đến 1965 các quy định cũ dùng cho F2 trở thành F1 làm cho các đội nhỏ của Anh đang chiếm ưu thế giận dữ vì họ không tự chế tạo động cơ được. Porsche đã chế tạo xe cho F2 đạt được nhiều thành tích từ nhiều năm nên việc đi lên F1 trở nên gần gũi. Thế nhưng chiếc động cơ 4 xy lanh có nguồn gốc từ Volkswagen không thể cạnh tranh được. Khung xe kiểu 718 cũng quá nặng nề so với các đối thủ. Với kiểu 804 mới có động cơ 8 xy lanh Porsche chiến thắng duy nhất một lần ở giải vô địch thế giới tại Rouen (Pháp) năm 1962 với Dan Gurney. Cuối mùa đua xe năm đó Porsche rút lui khỏi hạng F1 do tốn kém và do không sản xuất hằng loạt được và lại tập trung vào sản xuất ô tô thể thao vốn là lĩnh vực của họ. Vì xe thể thao và ngay cả một số xe được sản xuất hằng loạt vào thời gian này có công suất lớn hơn cả loại gọi là cao nhất này nên vào năm 1966 các quy định lại được thay đổi bằng cách nâng gấp đôi dung tích xy lanh (3.000 cm³ cho động cơ hút, 1.500 cm³ cho động cơ có máy nén). Động cơ Repco tương đối đơn giản chiếm ưu thế trong hai năm đầu tiên của hạng 3 lít vì sau khi quy định thay đổi trong thời gian ngắn không có động cơ nào thích hợp. Ngay cả Ferrari cũng phải mang một động cơ xe đua thể thao nhỏ cùng với một thiết kế sai lầm ra đường đua. BRM chồng hai động cơ 8 xy lanh lên thành một chiếc H16 và được gọi là "quái vật", Maserati khởi động lại một động cơ V12 từ thời đại 2.500 cm³ của thập niên 1950. Các động cơ được khoan thêm thành khoảng 2 lít của Coventry-Climax đã qua thử thách vẫn tiếp tục giành chiến thắng. Thế nhưng công ty này không muốn đầu tư vào phát triển một động cơ 3 lít nên rút lui khỏi F1. Trong những năm từ 1968 đến 1982 động cơ được bán tự do V8-DFV Cosworth của Ford chiếm ưu thế trong F1 vì nhiều đội với động cơ này và cùng với 12 người lái xe đã giật giải vô địch thế giới trong tổng cộng 155 cuộc đua. Ferrari đoạt giải một lần với chiếc V12 có công suất mạnh hơn một ít, BRM với chiếc V12 chiến thắng một vài lần. Bắt đầu từ năm 1977 Renault đưa động cơ turbo vào F1 và chiến thắng lần đầu với động cơ này vào năm 1979. Cho đến năm 1982 các động cơ hút tiết kiệm hơn, tin cậy hơn, ít tốn kém hơn và dễ lái hơn vẫn tiếp tục nắm giữ ưu thế mặc dù có công suất nhỏ hơn ngày càng thấy rõ. Bắt đầu từ năm 1983 các động cơ turbo có công suất mạnh hơn cuối cùng cũng chiếm ưu thế, trong các vòng chạy thử đã có thể tạo công suất cao hơn 1.000 mã lực rất nhiều trong khoản thời gian ngắn và vì thế đẩy lùi các lái xe động cơ hút xuống phần phía sau của đội hình khởi hành. Các động cơ Cosworth đã qua thử thách với khoản 500 mã lực sau đó được sử dụng trong Formula 3000, hạng đua thay thế Formula 2 với các động cơ đua 2.000 cm³. Chiếc xe đua mạnh nhất từ trước đến nay trong Công thức 1 là chiếc Benetton-BMW năm 1986 với 1.350 mã lực được điều khiển bởi tay đua người Áo Gerhard Berger, chiếm giải Grand Prix của Mexico trong cùng năm. Sau đó Berger tường thuật lại là "chiếc ô tô này gần như không thể chạy được vì mạnh quá", tức là phải hết sức cực nhọc mới điều khiển được chiếc xe. Ralf Schumacher trong chiếc BMW-Williams (2003) Bắt đầu từ năm 1989 các động cơ turbo bị cấm và chỉ còn cho phép các động cơ hút đến 3.500 cm³ (để phân biệt với F3000 với dung tích là 3.000 cm³), được sử dụng trong các loại V8, V10, V12 và ngay cả cho W12. Renault giới thiệu bộ điều khiển van bằng khí nén thay thế các lò xo thép cho phép tăng vòng quay nhanh 12.000 vòng/phút đang thông dụng cho đến thời điểm đó. Sau mùa đua xe năm 1994, vì có nhiều tai nạn, dung tích được giảm xuống còn 3.000 cm³, công suất giảm từ khoảng 750 xuống còn 650 mã lực. Từ năm 1996 Ferrari thay V12 nặng và tốn nhiều nhiên liệu bằng loại V10 mà cùng với loại này Michael Schumacher đã chiến thắng được 3 cuộc đua. Ngay từ năm 1997 người ta đã đạt lại được công suất 750 mã lực bằng cách tăng vòng quay nhanh hơn 17.000 vòng/phút. Từ mùa đua xe 2005 các xe phải qua được hai cuối tuần đua mà không phải thay thế để giảm phí tổn và kiềm chế việc tăng công suất (hiện nay vào khoản 900 mã lực ở 19.000 vòng/phút). Các quy định về kỹ thuật và phát triển Năm Số liệu 1950- 52 Dung tích động cơ 4,5 lít cho máy không nén và 1,5 lít cho máy nén, rút ngắn đường đua từ 500 km xuống còn 300 km hay ít nhất là 3 tiếng đồng hồ. 1952/53 Đua theo các quy định dành cho Công thức 2. 1954- 58 Dung tích động cơ được quy định là 750 cm³ cho máy nén và 2,5 lít cho loại không có. Đường đua được quy định là 500 km hay 3 tiếng đồng hồ. 1958- 60 Xăng máy bay nguyên chất bị cấm. Chỉ số octan được quy định từ 100 đến 139. Thời gian lái được giảm xuống còn 2 tiếng hay ít nhất là 300 km và nhiều nhất l à 500 km. 1961 Quy định dung tích động cơ là 1,5 lít, loại có máy nén bị cấm. Cấm không nhẹ hơn trọng lượng tối thiểu là 450 kg, hạn chế chỉ số octan còn 100, các bình xăng phải đáp ứng được các quy định về an toàn như của máy bay. 1966 Cho phép động cơ hút 3 lít và động cơ turbo 1,5 lít, trọng lượng tối thiểu là 500 kg. 1967 Bắt buộc phải có dây an toàn và nhóm máu của người lái xe phải có trên bộ áo liền quần. 1968 Mũ bảo hiểm đầu tiên của Bell. 1969 Cấm các bộ phận hỗ trợ khí động lực, bộ truyền động 4 bánh của xe Lotus. 1970 Bắt buộc phải có thiết bị chữa cháy trên xe. 1971 Bánh xe không rãnh của Goodyear, động cơ turbo của Lotus. 1976 Wing-car-concept của Lotus, xe 6 bánh của Tyrrell Racing. 1977 Renault với động cơ turbo 1,5 lít, Michelin với lốp có bố tỏa tròn, đưa vào sử dụng hệ thống đo từ xa (telemetry). 1981 Phòng lái bằng sợi cacbon của McLaren và Lotus, hệ thống giảm xóc điều khiển bằng máy tính của Lotus. 1984 Cấm dừng đổ xăng, giới hạn xăng là 220 lít. 1986 Giới hạn xăng cho động cơ turbo là 195 lít, Benetton-BMW là chiếc xe đua mạnh nhất với 1.359 mã lực. 1987 Cho phép động cơ hút với dung tích 3,5 lít, giới hạn chiều ngang lốp xe là 30,5 cm (12 inch) ở bánh trước và 57,72 cm (18 inch) ở bánh sau. 1988 Giới hạn xăng còn 150 lít và áp suất là 2,5 bar cho loại động cơ turbo. [...]... Chase Các đội đua xe Công thức 1 chỉ có một phần của công ty với quyền phủ quyết FIA sở hữu các quyền về quảng cáo và truyền hình của các cuộc thi Công thức 1 Cờ hiệu Cờ hiệu Ý nghĩa Cuộc đua đã chấm dứt Ca rô trắng-đen Cuộc đua bị tạm dừng Các xe phải chạy chậm về vị trí Đỏ xuất phát Báo hiệu có một xe thật nhanh đang đến gần từ phía sau Xanh nước biển, được để nguyên Phải cho chiếc xe đó qua mặt... loại khỏi cuộc đua và phải trở về pit ngay tức khắc Đen Các hình thức phạt 1 Xe phải chạy một lần qua pit mà không cần phải ngừng 2 Phạt Stop-and-Go: xe phải chạy qua pit, ngừng 10 giây trước khi được tiếp tục, trong khi ngừng xe không được quyền bảo trì 3 Qua 3 lần cảnh cáo của hội đồng đua người lái sẽ bị cấm không cho tham dự một cuộc đua 4 Vị trí tại cuộc đua tới sẽ bị tuột xuống 10 vị trí 5 Cờ... mùa đua hiện tại (2008) Số đội đua: 11 , số tay đua đã tham dự: 22 Kết quả [Thứ tự 10 tay đua đầu tiên Vị trí Tay đua Đội đua Điểm 1 Lewis Hamilton McLaren 98 2 Felipe Massa Ferrari 97 3 Kimi Raikkonen Ferrari 75 4 Robert Kubica BMW 75 5 Fernando Alonso McLaren 61 6 Nick Heidfeld 60 7 Heikki Kovalainen Renault 8 Sebastian Vettel Toro Rosso 35 9 Jarno Trulli Toyota 31 10 Timo Glock Toyota 25 Cập nhật 19 .11 .2008... Renault 8 Sebastian Vettel Toro Rosso 35 9 Jarno Trulli Toyota 31 10 Timo Glock Toyota 25 Cập nhật 19 .11 .2008 Thứ tự các đội đua Vị trí Đội đua Điểm 1 Ferrari 17 2 2 McLaren 15 1 3 BMW 13 5 4 Renault 80 5 Toyota 56 BMW 53 6 Toro Rosso 39 7 Red Bull 29 8 Williams 26 9 Honda 14 10 Force India 0 Cập nhật 19 .11 .2008 ... lực Tất cả các đội đua chỉ sử dụng lốp của một hãng - Bridgestone; Quãng đường 2007 chạy thử tối đa của một đội là 30.000 km một năm; Thời gian lái tập trước cuộc đua phân hạng là 90 phút (trước là 60 phút) Kinh tế Các cuộc thi thể thao của Công thức 1 được tiến hành bởi Formula One Management Sở hữu công ty này là Slec Holdings, giám đốc Bernie Ecclestone hiện sở hữu khoản 25% công ty Ngoài ra các.. .19 89 19 92 19 93 19 94 19 95 19 98 Cấm động cơ turbo, Renault sử dụng van khí nén lần đầu tiên Cấm "xăng design" chỉ cho phép xăng gần bình thường (có chỉ số octan nhiều nhất là 10 2 và tối đa là 3,7% ôxy Giới hạn bề ngang lốp xe còn 29 cm ở phía trước và 29 cm cho phía sau Cấm các thiết bị hỗ trợ điện tử (ABS, thiết... tích xuống 3,0 lít Cấm lốp không rãnh, đưa vào sử dụng loại lốp có rãnh (3 rãnh cho lốp trước, 4 rãnh cho lốp bánh sau) 19 99 Thống nhất 4 rãnh cho lốp trước và sau 2004 Không được thay động cơ suốt một cuối tuần đua 2005 Không cho phép thay lốp, động cơ phải hoạt động được trong 2 cuối tuần đua Động cơ 8 lít V8 thay vì V10 3 lít, cũng phải chạy được 2 cuối tuần đua (không 2006 được phép thay thế) nhằm... Các xe phải chạy chậm và cấm Vàng không được qua mặt Hết nguy hiểm, chấm dứt việc cấm qua mặt Xanh lá cây Cẩn thận, trên đường đua có xe chạy chậm Trắng Đường trơn trợt (có vết dầu, nước mưa ) Vạch thẳng đứng đỏ và vàng Cảnh báo một xe là xe đang có trục trặc kỹ thuật phải vào Đen với vòng tròn cam pit ngay tức khắc Xe bị cảnh cáo vì có thái độ không có tinh thần thể thao Tam giác trắng và đen Xe bị... cuộc đua Nếu hình phạt qua 3 vòng vẫn chưa được thực hiện thì xe sẽ bị loại Nếu hình phạt được đưa ra trong 5 vòng cuối cùng, hay ngay sau khi chấm dứt cuộc đua, thì thời gian lái sẽ bị cộng thêm 25 giây, không cần thiết phải chạy qua pit nữa Nhiều khi một người lái, hay một đội, có thể bị cấm tham dự vài cuộc đua Số lần nhiều hay ít tùy thuộc vào sự vi phạm qui luật của người lái, hay đội, đó [Thông . Đua xe ô tô Công thức 1 Công thức 1 (Formula One), còn gọi là Thể thức 1 hay F1, là cấp độ đua xe bánh hở cao nhất theo định nghĩa của Liên đoàn Ô tô Quốc tế (Fédération. Giải Grand Prix Đua Mô tô vào những năm 19 20 và 19 30. " ;Công thức& quot; là một tập các quy định mà tất cả những người và xe tham gia phải tuân thủ. Công thức 1 là một công thức mới được chấp. thành. Môn thể thao này do FIA quản lý. Các quyền thương mại của Công thức 1 thuộc quyền sở hữu của Nhóm Công thức 1. Mục lục  1 Lịch sử o 1. 1 Các cuộc đua trở lại (19 50 19 58) o 1. 2 Những

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w