Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học chuyên ngành Hóa học hữu cơ nghiên cứu gì? Là ngành khoa học về các hợp chất của cacbon với các nguyên tố khác trừ cacbon oxit, cacbon đioxit và cacbonat vô cơ (hợp chất hữu cơ), và quy luật chuyển hoá chúng. Chỉ vào thế kỉ 19, hóa học hữu cơ (HHHC) mới trở thành ngành hoá học độc lập. Thuật ngữ HHHC do J. Berzelius đưa ra (1827). Thuyết cấu tạo hoá học (1861) của A. M. Butlerov đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển HHHC. Đến nay, đã biết được trên 10 triệu hợp chất hữu cơ thuộc ba loại: hợp chất không vòng, hợp chất đồng vòng và hợp chất dị vòng. Những ngành công nghiệp hữu cơ chủ yếu: phẩm nhuộm, polime, nhiên liệu, cao su, chất dẻo, tơ sợi, thuốc nổ, chất độc hoá học, vv. Nhờ những thành tựu của HHHC mà người ta đã biết sử dụng ngày càng hợp lí hơn dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên và các nguyên liệu khác. Bằng những phương pháp nghiên cứu HHHC đã xác định được cấu trúc của protit, axit nucleic và những hợp chất thiên nhiên phức tạp khác; đã tổng hợp được vitamin, một số hocmon, enzim. Sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực của HHHC đã tạo điều kiện cho nhiều chuyên ngành lớn được hình thành, vd. hoá học các hợp chất cao phân tử, hoá học các hợp chất cơ kim, hoá học các hợp chất thiên nhiên, hóa dược Xăng máy bay có gì khác xăng thường? Xăng máy bay là nhiên liệu có chỉ số ốctan cao, được sử dụng cho các máy bay (hoặc dùng cho ôtô đua). Xăng máy bay trong tiếng Anh được viết tắt là Avgas (viết tắt của Aviation gasoline) để phân biệt với xăng Mogas (viết tắt của Motor gasoline) là các loại xăng sử dụng hàng ngày cho ôtô, xe máy. Xăng máy bay có tính bay hơi thấp hơn so với xăng Mogas và không bay hơi nhanh, đây là thuộc tính quan trọng để sử dụng ở các cao độ lớn. Chỉ số ốctan cao thu được là nhờ sự bổ sung của tetraetyl chì (viết tắt tiếng Anh: TEL), một chất tương đối độc đã bị ngừng sử dụng cho ô tô ở phần lớn các nước trong những năm 1980. Thành phần dầu mỏ chính được sử dụng trong pha trộn xăng máy bay là alkylat, nó là hỗn hợp của các loại izôốctan khác nhau, và một số các nhà máy lọc dầu sử dụng cả reformat. Do TEL là một phụ gia khá đắt, một lượng cực tiểu của nó thông thường được thêm vào nhiên liệu để nó đạt chỉ số ốctan yêu cầu. Hiện xăng Avgas có 3 loại: Avgas 80/87, có ít chì nhất với hàm lượng tối đa là 0,5 gam chì trên 1 galông ("gallon"; 1 gallon = 3,785 lit), và nó được sử dụng trong các động cơ có tỷ số nén rất thấp; Avgas 100/130: là xăng máy bay có chỉ số ốctan cao hơn, chứa tối đa 4 gam chì trên 1 galông; Avgas 100LL: chứa tối đa 2 gam chì trên một galông, và là xăng máy bay phổ biến nhất. 100LL (LL trong tiếng Anh là ít chì) được tạo ra để thay thế cho Avgas 100/130. Để hỗ trợ phân biệt các loại xăng này, nhà sản xuất đã cho các chất nhuộm màu được thêm vào nhiên liệu. 80/87 có màu đỏ, 100/130 có màu xanh lục, và 100LL có màu lam, trong khi đó nhiên liệu máy bay phản lực, JET A1 thì không được nhuộm màu. Thuỷ tinh có bị ăn mòn không? Thuỷ tinh được xem là một vật liệu kỳ diệu vì khả năng chống ăn mòn cao. Không nói đến nước, chứ các loại axit rất mạnh như axit sunfuric, nitric, clohydric, và cả nước cường toan dùng để hoà tan vàng, thuỷ tinh cũng "chấp" hết. Có điều, người ta đã lầm khi nghĩ rằng thuỷ tinh không có đối thủ. Các nhà khoa học từng cho rằng thủy tinh là bình đựng vạn năng, và đã bỏ vào đó axit flohydric. Không lâu sau, các bình này trở nên mờ đi. Tại sao vậy? Thì ra, axit flohydic có thể tác dụng với silicat, thành phần chủ yếu của vật liệu làm bình. Chính nhờ phản ứng này mà người ta tạo được các dấu chia độ, hoa văn,… trên các bình thuỷ tinh. Axit flohydric tác dụng với silicat theo phản ứng sau: CaSiO 3 + 6 HF = CaF 2 + SiF 4 + 3 H 2 O Do đó, thuỷ tinh bị ăn mòn. Phương pháp khắc, đánh dấu trang trí theo kiểu này được gọi là phương pháp khắc ăn mòn. Vì bình thuỷ tinh không đựng được axit flohydric, nên người ta phải tìm một vật liệu khác, đó là chì. Nguyên tố này trơ đối với axit flohydric. Ngày nay, chất dẻo được thay thế cho chì để làm bình đựng vì nó khắc phục được tất cả các nhược điểm trên. Làm thế nào để tranh sơn dầu hết đen? Phòng triển lãm trưng bày nhiều bức họa vẽ cảnh tuyết bay, khoác lên vạn vật một màu trắng sống động. Nhưng sau nhiều năm, màu tuyết xỉn dần, tranh biến thành cảnh chết. Một nhà hoá học đến triển lãm, dùng bông tẩm hoá chất lau nhẹ mặt tranh. Cảnh tuyết hiện ra lung linh ngay sau đó. Nhà hóa học đã dùng dung dịch oxi hoá (nước oxy già - H202) để làm biến mất mầu đen trên bức tranh. Ông xử lý được "lỗi thời gian" này vì biết màu tuyết trắng trên bức tranh sơn dầu có thành phần là bột phấn chì (chì II oxit). Phấn chì thường là màu trắng, nhưng nó có thể tác dụng với khí hydro sunfua trong không khí tạo thành chì sunfua màu đen. Tuy nhiên, vì phản ứng xảy ra chậm, đồng thời, lượng khí hydro sunfua trong không khí ít, nên lượng chì sunfua tạo thành cũng không nhiều. Do vậy màu trắng trên bức họa chỉ bị sẫm màu mà không đen hẳn. Chỉ cần dùng dung dịch H202 lau qua bức tranh thì sẽ biến màu đen của chì sunfua thành phấn chì màu trắng. Hydro sunfua trong không khí xuất hiện khi chúng ta đốt nhiên liệu. Chẳng hạn trong than đá có từ 1-1,5 % lưu huỳnh, dầu mỏ cũng có lưu huỳnh. Khi đốt cháy nhiên liệu, lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo thành hydro sunfua. Chất này cũng sinh ra trong quá trình thối rữa của động vật. Vì sao các con tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu? (H2N2)-Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng. Để bảo vệ thân tàu thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu. Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì. Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kì. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu. Áp dụng: Sự ăn mòn kim loại đặc biệt là ăn mòn điện hóa hàng năm gây tổn thất thật nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân. Con người luôn cố gắng tìm ra những phương pháp chống ăn mòn kim loại. Phương pháp điện hóa ( dùng Zn) để bảo vệ vỏ tàu biển như trên rất hiệu quả và được ứng dụng rất rộng rãi. Giáo viên có thể nêu vấn đề sau khi dạy xong bài “Ăn mòn kim loại”( Tiết 39-40 lớp 12) để cho học sinh giải thích nhằm giúp cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong cuộc sống. . Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học chuyên ngành Hóa học hữu cơ nghiên cứu gì? Là ngành khoa học về các hợp chất của cacbon với các nguyên tố. chuyển hoá chúng. Chỉ vào thế kỉ 19, hóa học hữu cơ (HHHC) mới trở thành ngành hoá học độc lập. Thuật ngữ HHHC do J. Berzelius đưa ra (1827). Thuyết cấu tạo hoá học (1861) của A. M. Butlerov đã. được vitamin, một số hocmon, enzim. Sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực của HHHC đã tạo điều kiện cho nhiều chuyên ngành lớn được hình thành, vd. hoá học các hợp chất cao phân tử, hoá học các