1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

KÊKULÊ và ngày “hội vòng benzen” pptx

9 409 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 232,1 KB

Nội dung

KÊKULÊ và ngày “hội vòng benzen” PHRIĐRICH AUGUST KÊKULÊ (1829-1896) Kêkulê sinh ngày 7 tháng 9 năm 1829 tại Đamstat, quê hương của những nhà hóa học Đức lỗi lạc, Libic- thầy giáo và người bạn lớn của Kêkulê, Sôlemơ- nhà bác học và người cộng sản nổi tiếng. Ngay từ khi còn học trong trường trung học, cậu bé Kêkulê gầy yếu đã bộc lộ trí tuệ thật độc đáo. Có lần Kêkulê bị thầy giáo gọi lên bảng để đọc trước lớp bài tập là văn được viết ở nhà, Kêkulê đã suy nghĩ kĩ về bài văn đó nhưng chưa kịp viết vào vỡ. Bị gọi bất ngờ, cậu học trò có trí nhớ tuyệt vời đã cầm trên tay quyển vở trống không và “đọc” cho mọi người nghe không phải những điều đã viết mà mới chỉ đã nghĩ trong đầu. Do tạng người yếu ớt được nhà trường cho phép không phải học tiếng Hy Lạp, nhưng Kêkulê vẫn tự động theo học các giờ ngoại ngữ và thậm chí tốt nghiệp các môn ngoại ngữ như tiếng Ý, tiếng Anh với kết quả xuất sắc nhất. Kêkulê lại có một năng khiếu hội họa hiếm có. Chính trong thời đi học, ông đã sáng tạo nên bức tranh nổi tiếng “sân lâu đài Haiđenbéc”. Mồ côi bố khi gần tốt nghiệp trung học, hoàn cảnh kinh tế cùng với nguyện cọng của người cha mới từ trần không cho phép theo đuổi môn hóa học mà ông yêu thích, Kêkulê ghi tên vào học ngành kiến trúc, một nghề dễ kiếm sống hơn trong xã hội bấy giờ. Mặt dù là một sinh viên kiến trúc có tài năng, lòng say mê sâu sắc của Kêkulê vẫn dành cho hóa học và hai năm sau, mùa hè 1849 ông chuyển sang học hóa học cũng tại trường đại học Ghitxen nơi Libic đang giảng dạy. Tháng 5-1851, người anh cùng cha khác mẹ đã chuẩn bị cho Kêkulê một số tiền để đến du học ở Pari. Libic không đặt nhiều tin tưởng vào các nhà hóa học Pháp và dặn dò học trò của mình: “anh cứ đi Pari để mở rộng tầm nhìn của mình, để học thêm một ngoại ngữ và làm quen với cuộc sống của một thành phố lớn nhưng chớ có học hóa học ở đó”. Những Libic đã nhầm, như chính Kêkulê tự đánh giá. Ở Pari, Kêkulê nghe các bài giảng hóa học, hóa lí và vật lý tại trường Xoocbon hay trường đại học y khoa. Nhưng may mắn lớn của ông là cuộc gặp gỡ với Saclexo Ghechac, người đã xây dựng nên thuyết kiểu, một bước tiến quan trọng trong hóa học hữu cơ thời bấy giờ. Một lần, Kêkulê kể lại, khi tối lang trên các đại lộ của cái “thành phố của thế giới” ấy, chợt trông thấy một tờ quảng cáo lớn: “những bải giảng triết học hóa học của Saclexo Ghechac giáo sư ở Môngpenliê…” tấm biển làm tôi ngạc nhiên và ghi tên vào học. Một ngày kia, tôi nhận được danh thiếp của Ghechac cho biết ông đã thấy tên tôi trong các công trình về hóa học của Libic…Tôi đến ngay tìm Ghechac và được ông đón tiếp rất nồng nhiệt thậm chí còn đề ghị tôi làm trợ lí cho ông, nhưng điều kiện mà ông đặt ra lại không chấp nhận được. Về điều kiện mà Ghechac nêu ra khi mời Kêkulê làm trợ lí, về sau Kêkulê cho biết: “ông đề nghị là chúng tôi chia nhau số tiền học phí mà thực tập sinh của ông phải nộp, khi tôi hỏi có bao nhiêu thực tập sinh, ông trả lời: 1 người và thế là đành chịu”. Theo Ghechac các nguyên tố hóa học liên kết với nhau theo một số kiểu mẫu cơ bản đó là kiểu nước, kiểu amoniac, kiểu axitclohiđric và kiểu hiđro. Thuyết kiểu là một cố gắng lớn lao nhằm hệ thống hóa các chất hóa học đã được phát hiện và gợi ý cho các thế hệ sau đi tới những hiểu biết đúng đắn về hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất. Nhờ sự tiếp xúc với Ghechac, Kêkulê có một tầm nhìn tổng quát về các vấn đề lí thuyết của hóa học, các hiện tượng đồng đẳng và tính chất cơ bản của các loại hợp chất. Những năm về sau, Kêkulê đã phát triển thuyết kiểu lên một bước mới đề xuất lí thuyết về hóa trị và sự tạo thành mạch cacbon trong chất hữu cơ. Mùa hè năm 1852, Kêkulê rời Pari và ngày 25 tháng 5 năm 1852 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học tại Ghixen, nơi ông đã học đại học. Sau một thời gian làm việc ở Luân Đôn, năm 1858 Kêkulê trở thành giáo sư hóa học tại trường đại học tổng hợp Gent nước Bỉ, và chính trong thời gian làm việc ở đây ông đã hoàn thiện lí thuyết về cấu trúc vòng benzen và các hợp chất thơm, tuy thế một phần đáng kể của công trình này còn được tiếp tục phát triển khi ông đã trở về Đức làm viện trưởng viện hóa học của trường đại học tổng hợp Bon (1867). Tại ngày “hội vòng benzen” năm 1890, Kêkulê kể lại: “trong thời gian ở Gent, nước Bỉ, tôi sống trong một căn hộc độc thân xinh xắn trên một phố lớn, nhưng phòng làm việc của tôi lại nằm tiếp giáp với một ngõ nhỏ và thường không đủ ánh sáng. Đối với nhà hóa học, cả ngày đã sống trong phòng thí nghiệm thì điều đó cũng không phải là dở. Một lần tôi ngồi viết sách, nhưng không sao làm việc được, tư tưởng của tôi đang hướng vào chuyện khác. Tôi quay ghế về phía lò sưởi và thiu thiu ngủ. Trước mắt tôi lởn vởn hình ảnh các nguyên tử, từng nhóm nhỏ dính vào nhau lờ mờ ở xa xa. Những hình tượng ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần và dần dần tôi nhận ra một hình ảnh đậm nét hơn trong cả bức tranh phức tạp. Đó là những chuỗi nguyên tử dài luôn chuyển động, nhiều lần cụm lại với nhau giống như những con rắn uốn lượn. Và rồi kia ! Một trong những con rắn ấy cắn vào đuôi của mình tạo thành vòng khép kín một cách chế nhạo trước mắt của tôi. Như bị sét đánh, tôi bừng tỉnh và thức hết phần còn lại của đêm đó để hoàn thành lí thuyết của mình”. Trong lí thuyết ấy, Kêkulê cho rằng trong phân tử benzen các nguyên tử cacbon không tạo thành một mạch thẳng mà liên kết thành vòng 6 cạnh khép kín. Ông cũng cho rằng tất cả các hợp chất thơm đều phải chứa ít nhất một nhân benzen có cấu trúc như trên. So với các công trình to lớn khác của Kêkulê như việc đưa ra hóa trị 4 của cacbon trong hợp chất hữu cơ, sự giải thích hiện tượng đồng đẳng… và hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm khác, sự phát hiện lí thuyết vòng benzen có tầm quan trọng lớn hơn nhiều, không chỉ do ứng dụng to lớn của các hợp chất thơm trong hóa học, công nghiệp chất nổ, phẩm nhuộm và dược phẩm mà chính ở chỗ nó khẳng định rằng tất cả các tính chất của các dãy hợp chất đều liên quan với đặc điểm cấu trúc của phân tử. Nhà bác học Phôn Bayơ đã đưa ra hình ảnh : “… và nếu chúng ta được phép so sánh hóa học cấu trúc với một tòa nhà thì công thức cấu tạo của benzen là nền móng của tòa nhà đó…” chính vì ý nghĩa lớn lao đó mà người đời sau thêu dệt nhiều giai thoại về sự phát triển vòng benzen của Kêkulê. Một trong các giai thoại đó kể lại rằng : một hôm Kêkulê ngồi trên xe buýt ở Luân Đôn và nghĩ mãi vẫn chưa tìm ra được một cấu tạo nào tương ứng với các tính chất của benzen. Ông mơ màng nhìn ra ngoài xe và chợt thấy trên cành cây ở công viên 6 con khỉ, con nọ đánh đu vào chân con kia tạo thành một vòng 6 cạnh. Trong lúc nô đùa, có lúc các chú khỉ bám vào nhau với cả hai chân và hai tay, có lúc lại chỉ bằng một cặp chân tay. Một tia chớp nẩy ra trong đầu ông : “phải chăng 6 nguyên tử C trong benzen cùng liên kết với nhau giống như 6 chú khỉ con vui tính kia ?…” Giai thoại về các chú khỉ làm cho người ta nhớ đến quả táo rơi đã gợi ý cho định luật vạn vật hấp dẫn của Niutơn và ấm nước pha trà đang sôi đã giúp Oát sáng tạo ra máy hơi nước. 17h10 phút ngày 13 tháng 6 năm 1896, Kêkulê qua đời. Buổi sáng hôm đó, trong cơn mê sảng ông vẫn nghĩ đến nước Bỉ, nơi đầu tiên ông trở thành giáo sư hóa học và sáng tạo ra lí thuyết về các hợp chất thơm. Không chỉ các học trò và bạn bè của Kêkulê mà còn cả hoàng đếVinhem đệ nhị đã đến đưa tang nhà hóa học lỗi lạc của dân tộc Đức. Chỉ 7 năm sau, đài tưởng niệm Kêkulê trước cửa viện hóa học của trường đại học tổng hợp Bon đã được khánh thành. Ở Bon cũng như ở Đamstat, quê hương của Kêkulê đều có những đường phố mang tên ông. Sự thành đạt khoa học của Kêkulê thật lạ thường, nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là hầu hết các tư tưởng thiên tài đều đến với ông trong những khi nữa mơ nữa tỉnh. Vì thế, Kêkulê đã khuyên các nhà bác học trẻ tuổi : “hãy học cách nằm mơ, và có thể khi ấy bạn sẽ tìm thấy sự thực… Chỉ có điều đừng công bố các giấc mơ của chúng ta trước khi chúng được kiểm nghiệm bằng các hiểu biết tỉnh táo”. . KÊKULÊ và ngày “hội vòng benzen” PHRIĐRICH AUGUST KÊKULÊ (1829-1896) Kêkulê sinh ngày 7 tháng 9 năm 1829 tại Đamstat, quê hương của những nhà hóa học Đức lỗi lạc, Libic- thầy giáo và. Đức làm viện trưởng viện hóa học của trường đại học tổng hợp Bon (1867). Tại ngày “hội vòng benzen” năm 1890, Kêkulê kể lại: “trong thời gian ở Gent, nước Bỉ, tôi sống trong một căn hộc độc. ngoài xe và chợt thấy trên cành cây ở công viên 6 con khỉ, con nọ đánh đu vào chân con kia tạo thành một vòng 6 cạnh. Trong lúc nô đùa, có lúc các chú khỉ bám vào nhau với cả hai chân và hai

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w