1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khám bé ở tháng thứ 2 pptx

6 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 135,51 KB

Nội dung

Khám bé ở tháng thứ 2 Trong lần khám ở tháng thứ 2 này bạn hãy nói với bác sĩ hoặc y tá về bất kỳ sự lo lắng nào của bạn đối với bé. Những câu hỏi và sự đề cập của bạn có thể là đầu mối để bác sĩ thấy được vấn đề, Đừng ngại trao đổi trực tiếp về những chủ đề cụ thể hoặc đề nghị có thông tin hoặc sự hỗ trợ. Dưới đây là một số chủ đề mà bạn có thể chọn để trao đổi trong lần khám này:  Giấc ngủ: Ðừng giấu giếm. Hãy nói thật về thời lượng nghỉ ngơi của bạn và bé. Ở độ tuổi này hầu hết các bé đều có những lần khóc đêm ảnh hưởng đến cả gia đình. Ðiều này có thể cho thấy bé bị chứng khóc dạ đề - khóc dai dẳng mà không có nguyên nhân rõ rệt. Bác sĩ cũng có thể sẽ nói cho bạn biết cách đặt trẻ nằm ngủ ngửa để giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS).  Chế độ ăn: Tuy sữa mẹ và sữa bột là thức ăn duy nhất mà bé cần ở độ tuổi này, song đây cũng là lúc thích hợp để hỏi xem khi nào bắt đầu tập cho bé ăn dặm và khi nào thì bổ sung vitamin cho chế độ ăn của bé.  Đi ngoài: Hãy nói với bác sỹ nếu có sự thay đổi trong việc đi ngoài của bé. Một số ở độ tuổi này có vẻ gặp rắc rối với chuyện đi ngoài, nhưng nếu phân mềm thì nghĩa là bé khỏe.  Phân công chăm sóc bé: Sau 2 tháng, nhiều bà mẹ đã sắp hết thời gian nghỉ đẻ và sẽ sớm phải quay lại làm việc, hãy hỏi bác sĩ để về các lựa chọn chăm sóc bé.  Sức khỏe của mẹ: Hãy nói với bác sĩ nếu như bạn có vấn đề về sức khỏe hoặc có dùng thuốc sau khi sinh. Các khám xét Khám bé khi được 2 tháng tuổi sẽ đi theo mô hình của lần khám đầu tiên. Bé sẽ được cân, đo và số liệu sẽ được đánh dấu trên biểu đồ tăng trưởng. Hãy nhớ rằng, mỗi bé là một thực thể duy nhất, vì vậy đừng chú trọng vào việc so sánh số đo vủa bé với số đo của các bé khác. Ðiều quan trọng nhất là phải chắc chắn rằng con bạn đang tăng trưởng đều đặn qua việc so sánh số đo hiện tại với số đo lần khám trước. Trong khi khám bạn hãy nói về giấc ngủ, chế độ ăn, thời gian biểu, sự phát triển, tiêm chủng, sự an toàn và cá tính của bé. Bác sĩ cũng sẽ:  Kiểm tra đầu bé bằng cách sờ thóp để xác định xem liệu thóp và xương sọ có bình thường không.  Xem da bé để tím dấu hiệu phát ban hoặc bớt, và nói về việc tắm bé và chăm sóc da.  Ðánh giá phản xạ mút của bé và khám miệng xem bé có bị tưa không.  Khám mắt - kiểm tra phát hiện tắc tuyến lệ hoặc xuất tiết và dị tật bẩm sinh, kiểm tra khả năng nhìn theo đồ vật của bé.  Khám tai và thảo luận về việc lấy ráy tai nếu cần.  Hỏi về tình trạng thở khò khè và xung huyết, hướng dẫn cách dùng xilanh bầu rửa mũi cho bé, nếu cần.  Nghe tim, phổi của bé.  Kiểm tra xem rốn bé đã lành chưa.  Sờ bụng xem bụng bé có mềm hoặc có cơ quan nào bị to không.  Kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài  Ở bé trai, kiểm tra xem tinh hoàn đã xuống bìu chưa và ở các bé cắt bao qui đầu, kiểm tra dương vật xem đã liền chưa.  Quan sát cử động và sức lực của bé.  Kiểm tra khớp háng của bé để sàng lọc hội chứng loạn sản khớp háng bẩm sinh. Tiêm chủng Việc tiêm chủng thường khó khăn đối với cả cha mẹ và bé. Có thể bạn nghĩ phải ôm bé khi tiêm, nhưng thường thì các y tá sẽ giữ bé còn cha mẹ thì vỗ về. Thật khó khăn khi phải nhìn bé chịu đau một lát. Nhưng sẽ còn khó khăn hơn nhiều nếu phải chăm sóc bé bị ốm nặng. Có lẽ sự lo sợ của bạn về việc tiêm còn hơn cả bé. Người tiêm luôn biết rõ giá trị của tốc độ và thường kết thúc mũi tiêm thứ 2 trước khi bé phản ứng với mũi tiêm đầu tiên. Tiêm phòng thường được thực hiện vào cuối buổi khám. Các mũi tiêm ở lần khám lúc 2 tháng tuổi thường bao gồm:  Bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTaP). Bạch hầu có thể gây ra liệt, suy tim và khó thở. Uốn ván gây ra bởi một vi khuẩn sống trong vết thương, tác động vào hệ thần kinh trung ương và gây ra đau, đau đầu, co giật và co cứng. Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt nặng ở trẻ em. Vaccin DTaP giúp hệ miễn dịch của bé tạo kháng thể bảo vệ chống lại các bệnh này.  Haemophilus influenzae týp B (Hib). Heamophilus influenzae týp B không phải là căn bệnh thông thường mà chúng ta thường gọi là cúm. Hib là một nhiễm khuẩn gây viêm tai và đường hô hấp, và khi chưa được tiêm chủng, đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ dưới 2 tuổi. Vi khuẩn này cũng gây ra viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết.  Viêm gan B. Viêm gan B là một nhiễm virus ở gan và có thể gây xơ gan, suy gan và ung thư gan. Trong năm đầu tiên bé sẽ được tiêm 3 mũi vaccin viêm gan B. Một số bé được tiêm vaccin viêm gan B ngay khi sinh, nhưng nhiều bé bắt đầu tiêm khi được 1-2 tháng tuổi tuỳ thuộc vào lựa chọn của bác sĩ và logic của việc tiêm cho trẻ càng ít lần càng tốt.  Bại liệt. Bại liệt là một bệnh virus nguy hiểm, có thể gây khập khiễng, liệt hoặc tử vong. Vaccin bại liệt được làm từ virus chết. Hiện nay chúng được dùng dưới dạng tiêm thay cho dạng uống.  Vaccin phế cầu liên hợp. Vaccin này bảo vệ chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumococcus), có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và viêm phổi. Hiện nay các bé không phải tiêm nhiều lần để nhận được tất cả vaccin này. Tháng 12/2002, FDA đã phê chuẩn một phối hợp vaccin trẻ em mới có tên là Pediarix. Một mũi tiêm cung cấp các vaccin:  Bại liệt  Bạch hầu  Uốn ván  Ho gà  Viêm gan B Phối hợp vaccin này không bao gồm tất cả các mũi tiêm mà trẻ cần. Nhưng nó làm giảm số lần phải tiêm các mũi riêng lẻ. Pediarix đã được đưa ra từ đầu năm 2003. . Khám bé ở tháng thứ 2 Trong lần khám ở tháng thứ 2 này bạn hãy nói với bác sĩ hoặc y tá về bất kỳ sự lo lắng nào của bạn đối với bé. Những câu hỏi và sự đề cập. sóc bé.  Sức khỏe của mẹ: Hãy nói với bác sĩ nếu như bạn có vấn đề về sức khỏe hoặc có dùng thuốc sau khi sinh. Các khám xét Khám bé khi được 2 tháng tuổi sẽ đi theo mô hình của lần khám. vào cuối buổi khám. Các mũi tiêm ở lần khám lúc 2 tháng tuổi thường bao gồm:  Bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTaP). Bạch hầu có thể gây ra liệt, suy tim và khó thở. Uốn ván gây ra bởi một vi khuẩn

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w