1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ năm pptx

6 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 794,28 KB

Nội dung

Tìm hiểu sự phát triển của conTháng thứ năm Con yêu bắt đầu học cách giao tiếp bằng “ngôn ngữ”; dù là tiếng cười khanh khách hay tiếng phun nước bọt phì phì thì bố mẹ cũng cố gắng ghi nhớ nhé, vì đó có thể là cách con đang cố cho bạn hiểu được nhu cầu của bé đấy. Đồng thời đến lúc này, bố mẹ cũng hãy để ý đến những biểu hiện của con để quyết định chuyện cho bé ăn dặm thêm nữa nhé. Phun phì phì Bé bắt đầu tập giao tiếp bằng "ngôn ngữ" (Ảnh: Inmagine) Bé đã khám phá ra cách dùng môi và lưỡi để tạo ra nhiều âm thanh khác nhau. Có thể những âm thanh bé tạo bằng cách này làm bạn thấy buồn cười, nhưng đừng đánh giá thấp, chúng chính là “tiền thân” của ngôn ngữ và giao tiếp về sau đấy. Phát hiện mới này khiến con thích thú và cứ lặp đi lặp lại, vậy nên bạn có thể dễ dàng bắt gặp cảnh con yêu phun nước bọt phì phì, thậm chí cả khi ăn hoặc uống nước. Bé đang luyện tập đấy mà! Nuôi dưỡng khiếu hài hước Một loại âm thanh đáng yêu khác của bé ở giai đoạn này chính là tiếng cười đầu tiên của thứ quý giá mà bố mẹ nào cũng muốn được nghe thật nhiều lần. Để được như vậy, tốt nhất bạn hãy dành thời gian để cùng con đùa giỡn, và nếu con nghĩ bạn hoặc bé vừa làm một điều gì đó buồn cười, hãy cười với bé. Bé cũng sẽ cười khanh khách mỗi khi được bố mẹ dùng những đầu ngón tay cù cù vào bụng cùng những tiếng nựng nịu vô nghĩa quen thuộc của người lớn khi chơi đùa với trẻ con. Bé có cười khi thấy bạn hắt xì không? Có lẽ do thấy âm thanh và nét mặt lúc bạn hắt xì buồn cười quá đấy mà. Hơn nữa, nếu thử lặp lại âm thanh khi bạn hắt-xì, “Haa chuu ”, bạn có thể thấy nó gần giống với tiếng “Agu” mà bé hay nói. Khi con “agu, agu” bố mẹ cũng hãy “agu” lại với bé, được chú ý như vậy sẽ khiến bé rất thích và nghĩ rằng mình đang có một cuộc trò chuyện quan trọng. Cố gắng hiểu và ghi nhớ các âm thanh đặc biệt mà bé “nói” mỗi khi đói, mệt, hay muốn chơi. Đây là các âm thanh rất quan trọng mà con học để cho bạn hiểu bé đang cần gì. Phát triển thể chất Ở giai đoạn này nhiều bé thích ngồi vì ở tư thế thuận lợi này, bé có thể nhìn thấy được cơ thể của mình và cả nhiều thứ xung quanh nữa. Bé cũng có thể khom lưng và chống hai tay phía trước để cố nhấc người lên, càng ngày bé sẽ càng khỏe hơn mà. Thỉnh thoảng bé còn có thể ngồi thẳng hoặc thả một tay ra để với lấy đồ chơi, vậy nên để cẩn thận, bạn nên chặn gối xung quanh con phòng khi bé ngã. Nếu có bố mẹ ngồi bên cạnh nữa thì bé sẽ càng thích vì: “a, mình có thể ngồi giống như bố mẹ này!” Giờ bé cũng đã sẵn sàng ngồi ghế ăn để ăn cùng với gia đình. Đây là một cột mốc quan trọng khiến bé cảm thấy mình là một thành viên của gia đình. Con thích được ngồi ghế ăn và uống nước bằng ly như người lớn (Ảnh: Inmagine) Nếu con thích ngồi ghế ăn, bạn có thể đưa cho bé một cái ly mút (loại ly có nắp đậy với một chỗ nhô ra để bé ngậm và mút nước trong ly). Bạn cho con cái ly nhỏ thôi và có tay cầm để bé có thể dễ dàng cầm được, dẫu vậy ban đầu cũng hãy chuẩn bị tinh thần sẵn là bé sẽ còn vụng về nên thường làm đổ nước ướt cả áo quần. Và cẩn thận bởi vì đồng thời với việc bé học được cách uống nước từ ly thì bé cũng sẽ học được cách ném ly xuống đất để tạo ra âm thanh mới nữa đấy. Cho bé ăn dặm Khi con được 4 đến 6 tháng, nhiều phụ huynh bắt đầu băn khoăn về việc cho bé ăn dặm. Mà các con cũng chẳng chịu giống nhau cơ, trong khi một số rất tò mò mỗi khi thấy ba mẹ ăn thì một số lại tỏ ra hoàn toàn hài lòng với việc bú mẹ và chẳng quan tâm gì đến thức ăn. Thật ra không có một thời điểm chuẩn nào cho việc này cả; và bạn cũng không cần quá lo lắng vì các bác sĩ nhi khoa cho rằng sữa mẹ hoặc sữa công thức đã cung cấp đầy đủ các dưỡng chất mà bé từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi cần đến rồi. Tuy vậy hãy để ý những dấu hiệucon để sẵn sàng cung cấp thêm dinh dưỡng cho con vào đúng thời điểm. Thứ nhất, bé có quan tâm không? Nhiều bé ở giai đoạn này rất thích nhìn các món mà bố mẹ chúng ăn, thích chạm vào chén đĩa, bốc đồ ăn, ngắm nghía và còn thử bỏ vào miệng nữa. Ngoài ra còn một số dấu hiệu về mặt giải phẫu học cho thấy bé đã sẵn sàng: - Bé có thể giữ đầu vững. Nếu bạn còn nghi ngờ về khả năng này của con thì khoan hãy cho bé ăn dặm. - Bạn có thể nhận thấy ở con có phản xạ dùng lưỡi đẩy thức ăn ra phản xạ này giúp bảo vệ bé tránh khỏi việc bị hóc, nghẹn, và thường biến mất khi bé được khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. - Bé phải học được kỹ năng đưa thức ăn vào sâu trong miệng để nuốt. - Môi dưới của bé phải biết phối hợp để lấy thức ăn khỏi muỗng. - Ruột của bé phải đủ trưởng thành để tiêu hóa được thức ăn rắn, nghĩa là nó có thể sản xuất ra các enzyme tiêu hóa nhất định để tiêu hóa thức ăn. Khi nhận thấy con đã sẵn sàng, bạn hãy chọn những loại thực phẩm đề nghị dành cho bé mới tập ăn dặm, có thể tán mịn, có mùi vị dễ chịu và dễ tiêu hóa. Thường các bà mẹ hay cho con bắt đầu ăn dặm với bột ngũ cốc trộn sữa. Một số loại thực phẩm phổ biến khác là chuối, bí đỏ, khoai lang, táo, lê, cà rốt (bạn có thể tự nghiền hoặc mua loại làm sẵn). Theo dõi phản ứng của bé với những loại thực phẩm này. Nếu nhè thức ăn ra nghĩa là bé chưa sẵn sàng ăn dặm đâu, nhưng “đầu bếp mẹ” đừng quá lo lắng, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi “thực khách bé” sẽ cầm menu gọi món cho mà xem. Để ý đến những biểu hiện của con để quyết định việc cho con ăn dặm (Ảnh: Inmagine) Ngoài việc ăn, bé còn thích khám phá thức ăn. Bé có thể dùng ngón tay, cả bàn tay để cảm nhận thức ăn và cho vào miệng đây là một phần rất bình thường trong quá trình phát triển của bé, giúp bé làm chủ được kỹ năng dùng ngón tay bốc thức ăn. Cho bé khám phá thức ăn ở mức độ nào, trong bao lâu là tùy bạn. Lời khuyên của chúng tôi: đeo yếm cho bé và cho bé thỏa sức khám phá thức ăn, xong xuôi thì rửa ráy cho bé. Chúc bé ngon miệng! . Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ năm Con yêu bắt đầu học cách giao tiếp bằng “ngôn ngữ”; dù là tiếng cười khanh. trọng mà con học để cho bạn hiểu bé đang cần gì. Phát triển thể chất Ở giai đoạn này nhiều bé thích ngồi vì ở tư thế thuận lợi này, bé có thể nhìn thấy được cơ thể của mình và cả nhiều thứ xung. hiện của con để quyết định việc cho con ăn dặm (Ảnh: Inmagine) Ngoài việc ăn, bé còn thích khám phá thức ăn. Bé có thể dùng ngón tay, cả bàn tay để cảm nhận thức ăn và cho vào miệng – đây

Ngày đăng: 30/03/2014, 16:20

w