1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Hăm tã docx

9 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 122,9 KB

Nội dung

Hăm tã Bạn thay tã bẩn cho bé và thấy một mảng da đỏ rực trên mông trẻ. Đừng hoảng hốt. Cái bạn nhìn thấy rất có thể là hăm tã, một dạng viêm da hay gặp Mọi trẻ nhỏ đều có thể bị hăm tã vào một lúc nào đó; một số thậm chí xuất hiện với vết ban nhẹ. Hăm tã hay gặp hơn sau khi trẻ ăn dặm dùng kháng sinh. Những yếu tố khác có thể gây hăm tã gồm tã bị ướt hoặc thay tã không thường xuyên, tiêu chảy và mặc quần bằng nilon bên ngoài tã. Hăm tã hay gặp nhất ở trẻ từ 9-12 tháng tuổi. Hăm tã có thể khiến các bậc phụ huynh lo lắng và làm trẻ khó chịu, nhưng hầu hết các trường hợp bệnh thường hết sau một vài ngày điều trị đơn giản tại nhà. Dấu hiệu và triệu chứng Hăm tã đặc trưng bởi một vùng da đỏ, sưng và có thể hơi nóng ở vùng quấn tã (mông, đùi và bộ phận sinh dục). Bạn có thể thấy bé khó chịu hơn bình thường, nhất là khi thay tã. Trẻ bị hăm tã thường hay quấy khóc khi động chạm hoặc lau rửa vùng quấn tã. Nguyên nhân Hăm tã có nhiều nguyên nhân, bao gồm:  Kích ứng do phân và nước tiểu. Tiếp xúc lâu với nước tiểu hoặc phân có thể kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ. Bệnh hay gặp hơn ở trẻ đi ngoài nhiều lần, đặc biệt là khi phân bị giữ trong tã qua đêm. Lý do: Phân gây kích ứng da nhiều hơn là nước tiểu. Khi trẻ bị tiêu chảy, hàm lượng kiềm toan trong phân mất cân bằng gây kích ứng da nhiều hơn.  Thức ăn rắn. Khi được 4 - 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm, hàm lượng kiềm toan trong phân thay đổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những thay đổi trong chế độ ăn của trẻ cũng làm tăng số lần đi ngoài có thể gây ra bệnh.  Dị ứng với sản phẩm mới. Giấy lau dùng một lần, loại bỉm mới, hoặc xà phòng, chất tẩy hoặc chất làm mềm vải được dùng để giặt tã có thể gây kích ứng khi tiếp xúc với mông trẻ. Các chất khác có thể gây ra tình trạng này gồm những thành phần có trong nước tắm, phấn rôm và dầu dùng cho trẻ em.  Nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. Nhiễm trùng đơn giản tại chỗ có thể lan ra vùng xung quanh. Vùng quấn tã - mông, đùi và bộ phận sinh dục - đặc biệt dễ bị dạng nhiễm khuẩn này.  Da nhạy cảm. Trẻ mắc những bệnh về da như viêm da cơ địa hoặc chàm dễ bị hăm tã hơn.  Trầy xước hoặc cọ xát. Tã hoặc quần áo chật cọ xát vào da gây hăm.  Dùng thuốc kháng sinh. Hăm tã có thể xảy ra khi trẻ hoặc người mẹ đang cho con bú dùng thuốc kháng sinh. Những thuốc này diệt vi khuẩn và làm nấm phát triển quá mức trên da. Nấm phát triển mạnh ở vùng quấn tã ẩm và ấm gây hăm. Khi nào cần đi khám Hăm tã được điều trị dễ dàng trong hầu hết các trường hợp và cải thiện sau vài ngày điều trị tại nhà. Nếu các biện pháp điều trị chuẩn như thay tã thường xuyên và bôi thuốc mỡ không kê đơn không đem lại sự cải thiện sau một vài ngày thì nên đi khám bác sỹ. Trong một số trường hợp hăm tã có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát và phải dùng thuốc theo đơn. Nên đưa trẻ đi khám khi phát ban nặng lên dù đã điều trị ở nhà hoặc xuất hiện kèm theo bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:  Sốt  Mụn nước hoặc mụn mủ  Chảy máu  Vùng da đóng vảy  Các chấm đỏ tươi kết hợp thành một vùng da đỏ có ranh giới như vỏ sò  Chảy mủ hoặc chảy nước Ðiều trị Yếu tố quan trọng nhất trong điều trị hăm tã là giữ cho da của trẻ luôn sạch và khô. Tuy nhiên, cho đến khi hết hăm, bạn phải thực hiện một số bước để làm giảm sự khó chịu của bé. Nếu điều trị tại nhà không khỏi, bác sỹ có thể kê đơn kem chống nấm và có thể cả kem hydrocortison nhẹ. Hăm tã thường cần vài ngày để cải thiện và có thể liên tục trong nhiều tuần. Nếu bệnh không khỏi khi đã điều trị theo đơn, nên đưa trẻ đi khám bác sỹ da liễu. Chỉ dùng kem bôi có steroid khi có chỉ định của bác sỹ da liễu hoặc bác sỹ nhi khoa vì sử dụng loại kem này thường xuyên hoặc có steroid mạnh có thể gây ra các bệnh khác. Phòng ngừa Một vài biện pháp đơn giản có thể giúp giảm nguy cơ hăm tã ở trẻ:  Thay tã thường xuyên. Thay ngay tã khi bẩn. Nếu trẻ ở nhà trẻ, yêu cầu người trông giữ trẻ làm như vậy.  Rửa mông cho trẻ bằng nước mỗi khi thay tã. Có thể dùng bồn rửa, vòi nước hoặc chai nước để rửa. Khăn tắm hoặc bông ẩm cũng giúp lau sạch da.  Thấm khô cho trẻ bằng khăn sạch. Không kì cọ vùng mông trẻ. Việc cọ xát có thể làm da trầy xước thêm.  Không làm khô trẻ bằng máy sấy. Luồng không khí nóng từ máy sấy có thể làm khô da gây nứt nẻ.  Không quấn tã quá chật hoặc dùng tã có mép chun giãn. Cả hai đều ngăn không khí lưu thông ở vùng quấn tã, tạo môi trường ẩm ướt thích hợp cho ban đỏ do tã. Tã chật cũng có thể gây phồng rộp da vùng eo hoặc đùi.  Ðể thoáng vùng mông trẻ. Khi có thể hãy cho bé cởi truồng. Ðể da tiếp xúc với không khí là một cách làm khô da tự nhiên và nhẹ nhàng. Ðể tránh bị bẩn nên đặt bé cởi truồng nằm chơi trên một chiếc khăn tắm rộng.  Dùng xà phòng nhẹ để giặt tã. Giũ tã gấp 2 lần khi trẻ đã bị hoặc dễ bị hăm tã.  Ngâm tã bẩn riêng với quần áo khác. Nếu không muốn tự giặt tã vải thì bạn có thể thuê dịch vụ giặt tã.  Không dùng chất làm mềm vải hoặc tấm chống tĩnh điện trên tã. Những sản phẩm này có thể gây kích ứng và phát ban cho làn da nhạy cảm, non nớt của bé.  Dùng giấy thấm một chiều. Nếu dùng tã vải, bạn có thể lót thêm một lớp giấy thấm một chiều để giữ cho mông bé luôn khô ráo.  Dùng lớp phủ tã thông thoáng. Thay vì dùng quần lót cao su hoặc nhựa bên ngoài tã vải, nên chọn chất liệu phủ tã thoáng mát hơn.  Nếu trẻ đặc biệt dễ bị hăm tã, nên bôi thuốc mỡ mỗi lần thay tã nhằm ngăn ngừa da bị kích ứng thêm. Mỡ từ dầu hỏa và oxid kẽm là những thành phần từ lâu đã được đưa vào mỡ chống hăm tã. Sử dụng những chế phẩm này trên da sạch giúp bảo vệ da.  Sau khi thay tã phải rửa tay sạch. Rửa tay ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn hoặc nấm sang các vùng khác của cơ thể trẻ, sang bạn hoặc các trẻ khác. Nhiều bậc cha mẹ không biết nên sử dụng loại tã nào. Ðể ngăn ngừa hăm tã, không có bằng chứng thuyết phục cho thấy tã vải tốt hơn bỉm hoặc ngược lại. Loại bỉm "siêu thấm" chỉ có ưu điểm đôi chút trong ngăn ngừa hăm tã khi đi ngoài vì loại bỉm này chỉ thấm được nước tiểu, chứ không thấm được phân. Không có loại tã nào tốt nhất. Bạn sẽ phải tìm hiểu xem loại nào là tốt nhất cho con bạn. Nếu loại này không phù hợp nên thử loại khác. Cho dù dùng tã vải, bỉm hoặc cả hai, luôn thay tã cho bé ngay khi bé tiêu bẩn để giữ cho mông bé luôn sạch và khô ráo. Tự chăm sóc Có nhiều loại thuốc điều trị hăm tã không cần kê đơn. Nên hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sĩ để có lời khuyên cụ thể. Những thuốc không kê đơn phổ biến nhất là Desitin, Balmex, thuốc mỡ A và D. Nhiều loại kem chống hăm tã có chứa hoạt chất oxid kẽm. Những chế phẩm này thường được bôi một lớp mỏng lên vùng bị kích ứng vài lần/ngày để làm dịu và bảo vệ da trẻ. Thuốc mỡ hoặc kem thường ít gây kích ứng hơn dạng chất lỏng hoặc nước bôi. Song thuốc mỡ có thể phủ kín da và không cho da tiếp xúc với không khí. Kem khô ngay trên da và cho phép không khí đi qua. Bác sỹ sẽ cho biết kem hay thuốc mỡ tốt hơn cho bé của bạn. Nhưng một nguyên tắc chung là nên dùng loại sản phẩm được điều chế riêng cho trẻ nhỏ. Không dùng những sản phẩm điều trị rộp da hay phát ban ở người lớn hoặc động vật. Ðể chữa lành hăm tã, phải để thoáng vùng quấn tã. Những gợi ý đơn giản dưới đây có thể giúp ích:  Thỉnh thoảng cho bé cởi truồng một lúc  Tránh dùng tã quá chật hoặc có lớp phủ ngoài bằng nhựa  Nên dùng tã cỡ lớn cho tới khi hết hăm Khi bé đang bị hăm, tránh rửa vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và giấy ướt thơm dùng một lần. Cồn và hương thơm trong những sản phẩm này có thể kích thích da trẻ, làm hăm nặng thêm hoặc kéo dài hơn. Trước đây, người ta thường dùng bột talc hoặc bột ngô để bảo vệ da trẻ và hút ẩm. Tuy nhiên, bột talc nếu hít phải sẽ gây kích thích mạnh phổi của trẻ. Bé có thể bất ngờ chộp lấy lọ bột talc và phun vào mặt mình nếu bạn không cẩn thận. Dùng bột ngô lại gây ra vấn đề khác vì đây là loại thức ăn rất tốt cho vi khuẩn. Khi bôi lên những nếp gấp trên vùng da bị hăm, nó có thể tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn. Vì những lý do này, không nên dùng bột talc và bột ngô. . nhẹ. Hăm tã hay gặp hơn sau khi trẻ ăn dặm dùng kháng sinh. Những yếu tố khác có thể gây hăm tã gồm tã bị ướt hoặc thay tã không thường xuyên, tiêu chảy và mặc quần bằng nilon bên ngoài tã. Hăm. Hăm tã Bạn thay tã bẩn cho bé và thấy một mảng da đỏ rực trên mông trẻ. Đừng hoảng hốt. Cái bạn nhìn thấy rất có thể là hăm tã, một dạng viêm da hay gặp Mọi trẻ nhỏ đều có thể bị hăm tã. phòng nhẹ để giặt tã. Giũ tã gấp 2 lần khi trẻ đã bị hoặc dễ bị hăm tã.  Ngâm tã bẩn riêng với quần áo khác. Nếu không muốn tự giặt tã vải thì bạn có thể thuê dịch vụ giặt tã.  Không dùng

Ngày đăng: 11/07/2014, 22:21

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN