Vàng da sơ sinh docx

8 317 0
Vàng da sơ sinh docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vàng da sơ sinh Trong một vài ngày đầu sau khi chào đời, hơn một nửa số trẻ sinh đủ tháng và 80% số trẻ đẻ non khỏe mạnh bị vàng da (da và mắt có màu vàng). Mặc dù một số bé bị vàng da ngay khi sinh, hầu hết bị tình trạng này ở ngày thứ hai hoặc thứ ba. Đó là lý do tại sao bạn thường không để ý thấy cho mãi tới khi bé đã ở nhà. Bản thân vàng da không phải là một bệnh. Hầu hết các trường hợp vàng da là do gan của trẻ chưa đủ hoàn thiện để chuyển hóa bilirubin, là chất được tạo thành khi cơ thể tái chế những tế bào hồng cầu bị tổn thương hoặc đã già. Vàng da thường không có gì đáng lo ngại và không gây khó chịu cho bé. Nó sẽ tự hết trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, tình trạng này cần được bác sỹ theo dõi chặt chẽ. Nếu cần, điều trị bằng đèn tử ngoại đặc biệt có thể giữ cho nồng độ bilirubin trong máu trẻ không tăng quá cao. Dấu hiệu và triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng của vàng da sơ sinh có thể gồm: - Vàng da - Vàng mắt - Li bì ở một số trường hợp Nhìn chung, bạn sẽ thấy vàng da đầu tiên là ở trên mặt trẻ, sau đó là ngực, bụng và chân cũng có màu vàng. Cách dễ nhất để phát hiện bệnh vàng da là ấn nhẹ ngón tay lên trán hoặc mũi trẻ. Nếu da có màu vàng khi ấn nghĩa là bé bị vàng da. Cách này có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh thuộc mọi màu da. Tốt nhất là kiểm tra trẻ dưới ánh sáng ban ngày tự nhiên hoặc trong phòng có ánh đèn huỳnh quang. Trong khi kiểm tra trẻ, để ý xem lòng trắng của mắt (củng mạc) có ngả sang màu vàng hay không. Vàng da thường kéo dài từ 7-10 ngày ở trẻ sơ sinh đủ tháng và có thể diễn ra lâu hơn ở trẻ sinh thiếu tháng hoặc bú mẹ. Nguyên nhân Nhiều tình trạng có thể gây vàng da. Nếu vàng da xuất hiện ngay khi sinh hoặc trong vòng 24 giờ thì có thể là do một số vấn đề như bầm tím nặng, trẻ bị nhiễm trùng máu hoặc không tương thích giữa máu mẹ và con. Vàng da xuất hiện trong hoặc kéo dài qua tuần thứ 2 sau sinh có thể là do suy gan, nhiễm trùng nặng, thiếu hụt enzym hoặc bất thường tế bào hồng cầu của trẻ. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, vàng da xuất hiện trong ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh do gan của trẻ không kịp xử lý bilirubin. Ðây còn được gọi là vàng da sinh lý. Trẻ em khi sinh ra có nguồn cung cấp hồng cầu dồi dào giúp vận chuyển oxy. Sau đó những tế bào hồng cầu này bị chết và tạo thành bilirubin. Bình thường bilirubin được vận chuyển tới gan để xử lý trước khi bị đào thải ra khỏi cơ thể. Nhưng trẻ sơ sinh ban đầu có nhiều bilirubin hơn khả năng xử lý của gan. Tình trạng thừa bilirubin này khiến cho da và đôi khi cả lòng trắng của mắt có màu vàng. Vàng da hay xảy ra hơn và có phần nặng hơn ở trẻ đẻ non vì gan của những trẻ này chưa phát triển hoàn thiện bằng những trẻ sinh đủ tháng. Yếu tố nguy cơ Các bé trai có nguy cơ bị vàng da cao hơn các bé gái. Trẻ em người da đỏ và châu Á cũng dễ bị vàng da hơn. Những yếu tố khác khiến trẻ có nguy cơ bị vàng da gồm: Đẻ non: Vì gan trẻ sinh thiếu tháng không thể xử lý kịp bilirubin nên những trẻ này có nguy cơ bị vàng da cao hơn. Trẻ đẻ non lúc đầu cũng ăn ít hơn và có ít nhu động ruột hơn, nghĩa là có ít bilirubin được bài xuất ra khỏi cơ thể theo phân. Bầm tím trong khi sinh: Ðôi khi trẻ bị bầm tím trong khi sinh. Nếu trẻ sơ sinh bị bầm tím, trẻ có thể có nồng độ bilirubin cao hơn do có nhiều hồng cầu bị chết hơn. Nhóm máu: Nếu trẻ có nhóm máu khác với nhóm máu của mẹ thì trẻ có thể nhận được những kháng thể qua bánh rau khiến trẻ bị tan máu nhanh hơn. Nhóm máu được quyết định tùy vào việc bạn có một số phân tử protein trên bề mặt tế bào máu hay không. Yếu tố rhesus (Rh) là một trong những nhóm máu này. Nếu bạn có yếu tố Rh trong tế bào máu bạn được xem là có Rh(+). Nếu không, bạn là người Rh(-). Không có bất thường gì về mặt di truyền khi bạn là người Rh(+) hay Rh(-). Nhưng vấn đề nảy sinh khi người mẹ mang Rh(-) mang thai đứa trẻ có Rh(+). Ở phụ nữ Rh (-), tiêm globulin miễn dịch RH(D) (RhoGAM) trong khi mang thai và ngay sau đẻ có thể giảm thiểu khả năng xảy ra những vấn đề này. Nuôi con bằng sữa mẹ: Trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ bị vàng da cao hơn nhưng đối với hầu hết trẻ sơ sinh thì nguy cơ này là không đáng kể và thấp hơn nhiều so với những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, nếu sữa mẹ xuống chậm, bé có thể không tăng cân như mong muốn và làm cho vàng da trở nên rõ ràng hơn. Bú mẹ nhiều hơn mức thông thường 8-10 lần/ngày có thể làm giảm nguy cơ. Điều này giúp trẻ tăng nhu động ruột. Vàng da do bú mẹ thường xuất hiện từ 4-7 ngày sau sinh và có thể kéo dài vài tuần. Xuất viện sớm: Vì nồng độ bilirubin thường tăng vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau sinh nên những trẻ ra viện trước 72 giờ đồng hồ sau sinh tăng nguy cơ vàng da khi ở nhà. Trước đây khi việc cho xuất viện sớm chưa phổ biến, vàng da thường được phát hiện và được điều trị trong phòng chăm sóc trẻ tại bệnh viện. Khi nào cần đi khám Trong vài ngày đầu sau đẻ cần chú ý phát hiện vàng da ở trẻ. Hãy cảnh giác với diễn biến của vàng da. Gọi cho bác sỹ hoặc đưa bé đi khám nếu bé bị vàng da hoặc có vẻ bị ốm. Ngoài ra, cho bé đi khám nếu bé bị vàng da nặng (da có màu vàng sáng), nếu vàng da kéo dài quá 1-2 tuần, bé không tăng cân hoặc nếu có các triệu chứng khác khiến bạn lo ngại. Nếu trẻ được sinh vào tuần thứ 36-38 - sớm hơn vài tuần, hãy đặc biệt cảnh giác với diễn biến của vàng da hoặc ăn uống kém. Trẻ sinh ra ở tuổi thai này nhiều khả năng cần điều trị vàng da sau khi xuất viện. Thu xếp để bác sĩ kiểm tra cân nặng của bé trong vài ngày sau khi về nhà cũng giúp theo dõi tốt hơn cả cân nặng và vàng da. Ðừng ngại yêu cầu kiểm tra cân nặng của trẻ, việc này rất dễ dàng, nhanh chóng và bảo đảm. Sàng lọc và chẩn đoán Bác sỹ sẽ chẩn đoán vàng da dựa trên biểu hiện của trẻ. Bác sỹ cũng có thể lấy một ít máu của trẻ để đo nồng độ bilirubin. Trẻ có thể phải làm thêm các xét nghiệm máu nếu vàng da cần điều trị hoặc nếu mẹ và trẻ khác nhóm máu. Các biến chứng Khi bilirubin đạt mức cực cao, đặc biệt ở trẻ sơ sinh bị ốm nặng tới mức cần được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt, nó có thể dẫn tới một bệnh hiếm gặp những rất nguy hiểm là vàng da nhân não. Rối loạn này gây tổn thương não trẻ. Nó cũng có thể gây điếc, tàn phế nặng và một dạng bại não hiếm gặp đặc trưng bởi những cử động xoắn vặn không điều khiển được, nhất là ở các chi của trẻ. Ðiều trị Bệnh vàng da nhẹ ở trẻ sơ sinh thường tự hết trong vòng 1 hoặc 2 tuần. Nhưng nếu trẻ bị vàng da nặng hoặc vừa, có thể phải nằm ở phòng sơ sinh lâu hơn hoặc phải nhập viện. Những biện pháp nhằm làm giảm nồng độ bilirubin trong máu trẻ gồm: Tắm đèn (liệu pháp quang học): Ðặt trẻ dưới đèn cực tím đặc biệt hoặc bọc trẻ trong chăn làm bằng sợi quang. Ánh sáng làm bilirubin chuyển thành dạng mà thận có thể đào thải được. Trẻ sơ sinh bị vàng da thường được điều trị bằng liệu pháp quang học trong vài ngày. Giờ đây trẻ không còn phải nhập viện lại để tắm đèn thường xuyên như trước. Globulin miễn dịch truyền tĩnh mạch (IVIG): Nếu vàng da vừa phải và nặng xảy ra do khác biệt nhóm máu giữa mẹ và con thì việc truyền kháng thể tĩnh mạch có thể làm giảm mức độ vàng của da và giảm nhu cầu truyền máu Truyền máu hoàn hồi: Với trường hợp vàng da cực kỳ nặng hiếm gặp không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác, trẻ có thể cần truyền máu hoàn hồi. Biện pháp này bao gồm rút ra một lượng máu nhỏ, "pha loãng" bilirubin và các kháng thể của mẹ và sau đó truyền máu trở lại cho trẻ. Bác sỹ sẽ đưa trẻ tới khoa hồi sức tích cực sơ sinh để thực hiện thủ thuật này. Tự chăm sóc Khi vàng da không nặng, những bước dưới đây có thể giúp làm giảm nồng độ bilirubin ở trẻ: Cho ăn nhiều lần hơn: Cho ăn nhiều lần hơn sẽ cung cấp cho trẻ nhiều calo và làm tăng nhu động ruột, làm tăng lượng bilirubin được đào thải qua phân. Sử dụng sữa bột: Bổ sung tạm thời sữa bột cùng với sữa mẹ hoặc chuyển sang dùng sữa bột thậm chí chỉ trong 1 hoặc 2 ngày có thể làm giảm nhanh nồng độ bilirubin của trẻ. Có thể dùng bơm hút sữa để hút sữa cho tới khi cho bé bú trở lại. Tuy nhiên, một số bác sỹ có thể do dự khi giới thiệu biện pháp này vì họ không muốn cản trở nỗ lực nuôi con bằng sữa mẹ. . Vàng da sơ sinh Trong một vài ngày đầu sau khi chào đời, hơn một nửa số trẻ sinh đủ tháng và 80% số trẻ đẻ non khỏe mạnh bị vàng da (da và mắt có màu vàng) . Mặc dù một số bé bị vàng da. của vàng da sơ sinh có thể gồm: - Vàng da - Vàng mắt - Li bì ở một số trường hợp Nhìn chung, bạn sẽ thấy vàng da đầu tiên là ở trên mặt trẻ, sau đó là ngực, bụng và chân cũng có màu vàng. . diễn biến của vàng da. Gọi cho bác sỹ hoặc đưa bé đi khám nếu bé bị vàng da hoặc có vẻ bị ốm. Ngoài ra, cho bé đi khám nếu bé bị vàng da nặng (da có màu vàng sáng), nếu vàng da kéo dài quá

Ngày đăng: 11/07/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan