1 Học viện quản lý giáo dục tiểu luận X HI HC GIO DC Họ và tên: Đỗ Trờng Sơn Lớp: K2 - QLGD Đơn vị: Thái Bình Hà nội - năm 2010 MỞ ĐẦU Nếu nhìn nhận giáo dục như một động lực phát triển hết sức quan trọng của xã hội vì nó đã tạo một trong những yếu tố cơ bản cho nền kinh tế là nguồn nhân lực, và sâu xa hơn, giáo dục là nền tảng, là sự bắt đầu cho tất cả các giá trị của con người thì việc ngồi lại cùng nhau để bàn về thực trạng giáo dục Việt Nam và loay hoay để đưa ra giải pháp như bấy lâu nay ta vẫn làm cũng đã là muộn màng, nhưng thà muộn còn hơn không. Thực tế không chỉ có giáo dục mà tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhất là trước ngưỡng cửa hội nhập thế giới, đều phải chạy đua và đang trong giai đoạn “nước rút”. Mỗi lần vượt qua một chặng đường, người làm kinh tế thì bận điều chỉnh, bổ sung quy định, quy chế, còn người làm giáo dục thì lo cải cách chương trình, phương pháp cho phù hợp. Vì vậy, từ lâu cụm từ “cải cách giáo dục” trở nên quen thuộc như một thành ngữ. Ở nước ngoài, người ta muốn làm một cuộc cải cách phải tốn kém bạc tỷ và điều cốt lõi là phải biến đổi từ tư duy, nhận thức của con người, còn ở Việt Nam, xem ra “cải cách” dễ dàng quá. Và có lẽ vì vậy mà hiệu quả chưa cao. Không rõ Bộ Giáo dục đã tiến hành cải cách chính xác là bao nhiêu lần, nhưng đến nay, thực trạng giáo dục vẫn còn nhiều điều bức xúc. Trong phạm vi nghiên cứu xã hội học giáo dục, xin được đưa ra một vài nhận định, phân tích cá nhân về thực trạng giáo dục Việt Nam và lạm bàn một số giải pháp để cùng tham khảo. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM : 1. Giáo dục là gì? - Giáo dục là quá trình hình thành và nâng cao phẩm chất, đạo đức, kiến thức, kỹ năng, khả năng hành động của con người thông qua tất cả các dạng học tập. - Giáo dục học là một khoa học nghiên cứu thực thể giáo dục với tư cách là một hệ thống hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên và người lớn nói chung với các hoạt động tiếp nhận của người học trong sự vận động hợp qui luật, có mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục nhất định. 2. Xã hội học giáo dục là gì? - “Xã hội học giáo dục” là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành, nghiên cứu hệ thống giáo dục với tư cách như một thiết chế xã hội, nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa hệ thống đó với các phân hệ của nó và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội. Để phân biệt hai khái niệm “giáo dục học” và “xã hội học giáo dục”, ta có thể hiểu nôm na giáo dục học nghiên cứu cách dạy và học như thế nào, còn “xã hội học giáo dục” nghiên cứu hậu quả của cách dạy và học đó cũng như tác động của hậu quả đối với sự phát triển của xã hội. Do đó, đây là hai ngành khoa học độc lập nhưng không có nghĩa là 2 hoàn toàn tách rời mà có sự liên kết, bổ sung nhiều mặt giúp công tác nghiên cứu về giáo dục ngày càng chuyên sâu hơn, toàn diện hơn. II. CÁC QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT TRÊN MỐI LIÊN KẾT GIỮA GIÁO DỤC, KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI : 1. Quan điểm trường phái lý thuyết chức năng : * Nội dung trường phái lý thuyết chức năng xác định hệ thống giáo dục phát triển nhằm vào hai mục tiêu là tạo ra một hệ thống giáo dục mà thông qua đó, tạo ra một xã hội công bằng, mang lại nhiều cơ hội hơn cho người lao động; sử dụng giáo dục như một cách hiệu quả đề nâng cao các kỹ năng cho lực lượng lao động trong tương lai. Vì sao hệ thống giáo dục ra đời và phát triển tạo ra sự công bằng về mặt cơ hội? Trên cơ sở lý thuyết chức năng, khi hệ thống giáo dục phát triển, xã hội tạo điều kiện về giáo dục cho tất cả mọi đối tượng và không có sự phân biệt. Sự công bằng thể hiện ngay ở cơ hội học tập cho mọi thành viên của xã hội. Vấn đề ở đây là học được hay không, học đến mức nào là do khả năng của mỗi cá nhân, phụ thuộc vào sự phấn đấu của mỗi người. Bình đẳng về giáo dục sẽ tạo ra một “xã hội mở”, trong đó, giữa các giai tầng có sự di động, thay đổi. Điều này xuất phát từ cơ hội giáo dục ngang nhau, việc phát triển tiếp tục tùy thuộc vào khả năng của cá thể nên ở đây, hoàn cảnh không quy định giai tầng như trong “xã hội khép kín” (theo quan niệm “con quan mới được làm quan”). “Xã hội mở” dựa trên sự phát huy năng lực của những cá thể tiến bộ và sự thụt lùi của những cá thể yếu kém. Ngày nay, thực tế đã chứng tỏ quan điểm trái ngược với nếp nghĩ “con sãi ở chùa thì quét lá đa” khi một người công nhân hoàn toàn có thể phấn đấu để trở thành giám đốc, trong khi con giám đốc, với xuất phát điểm cao hơn về kinh tế vẫn có thể bị thất nghiệp nếu không có năng lực. Với lý thuyết chức năng, hệ thống giáo dục ra đời nhằm đảm bảo quá trình xã hội hóa cá nhân. Đây là một chức năng không kém phần quan trọng khi giáo dục là người truyền đạt giá trị của một cộng đồng, và trong bối cảnh hiện nay, quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra từ rất sớm, theo từng cấp độ. Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự biến đổi của các giá trị vật chất lẫn tinh thần, vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định không những trong gia đình mà còn ra ngoài xã hội. Do đó, những đứa con sớm được tham gia vào quá trình xã hội hóa cá nhân mà nhà trường chính là môi trường đầu tiên. Hệ thống giáo dục ra đời còn góp phần cố kết xã hội và định vị xã hội cho các cá nhân. Mỗi cá nhân được định vị xã hội khác nhau do quá trình học tập, được giáo dục, dựa vào kết quả và nghề nghiệp được đào tạo trong nhà trường. * Tuy nhiên theo lý thuyết chức năng, vị trí xã hội đạt được phụ thuộc vào biến số duy nhất là kết quả học tập nhưng kết quả này lại phụ thuộc vào cơ hội giáo dục ngang nhau và năng lực cá nhân. Trên thực tế, xã hội có nhiều hiện tượng, nhiều tác động khác nhau mà lý thuyết chức năng không giải quyết được. Trong nhiều trường hợp, cơ hội giáo dục có thể ngang nhau nhưng điều kiện giáo dục lại không giống nhau. 2. Quan điểm trường phái lý thuyết xung đột : 3 Quan điểm này cho rằng nguồn gốc xuất thân có tác động rất mạnh, hầu như là duy nhất lên kết quả học tập. Theo đó, hệ thống giáo dục được xem như là cơ chế tái tạo sự bất bình đẳng trong xã hội. Vì vậy, xã hội “mở" bị hạn chế, thậm chí gần như khép kín. Theo quan điểm này, kết quả giáo dục xuất phát từ xuất thân chứ không phải do năng lực cá nhân. Do điều kiện kinh tế cao hơn, khả năng phấn đấu sẽ tỉ lệ nghịch với xuất phát điểm. Tuy nhiên, thực tế xã hội vẫn luôn là bức tranh hết sức phức tạp mà lý thuyết xung đột vẫn chưa phải là lời giải hoàn toàn phù hợp. * Muốn nghiên cứu vấn đề giáo dục, phải kết hợp nhiều lý thuyết, dựa trên nhiều yếu tố (đa biến : nguồn gốc, giới tính ) do xã hội tác động. Mỗi vị trí được định vị trong xã hội do nhiều yếu tố cấu thành, trong đó, giáo dục là yếu tố quan trọng. 3. Đánh giá nền giáo dục Việt Nam dựa trên lý thuyết chức năng và xung đột : Không phải đến bây giờ người ta mới đề cập đến hai tiếng “công bằng”, đích đến cuối cùng của mọi xã hội chung quy cũng là sự công bằng. Nhưng để có được sự công bằng thực sự thì lại là một quá trình không dễ dàng. Sự công bằng trong giáo dục cũng không nằm ngoài mục tiêu và quy luật của sự phát triển xã hội. Cùng với sự phát triển về kinh tế, nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể, và cơ bản là “ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh). Với chủ trương từng bước phổ cập các bậc học, giáo dục đã tạo ra mặt bằng dân trí tương đối cho mọi đối tượng trong xã hội. Việc hướng tới những bậc học cao hơn nhằm đạt những vị trí cao trong xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng phấn đấu của người đi học. Cơ hội giáo dục cũng chính là cơ hội nghề nghiệp cho người lao động. Với một trình độ nhất định, mỗi người đều có cơ hội tương ứng trong công việc và làm cơ sở thăng tiến lên những vị trí khác trong xã hội. Nhờ đó, mục tiêu thực tế nhất của giáo dục là việc làm cũng được đảm bảo. Không chỉ dừng ở đó, thông qua giáo dục, các kỹ năng của người lao động cũng ngày càng được nâng cao. Không thể phủ nhận yếu tố quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực xuất phát từ kết quả của giáo dục. Vì thế, điều kiện cần và đủ của “cải cách giáo dục” là phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội sao cho chất lượng giáo dục luôn đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội để khai thác hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho sự hưng thịnh của đất nước. Nhìn chung, ở một góc độ nào đó, cùng với quá trình phát triển kinh tế, nền giáo dục Việt Nam đã cơ bản đảm bảo mục tiêu công bằng trong việc tạo ra cơ hội giáo dục ngang nhau cho mọi tầng lớp nhân dân. Chính vì thế mới có ngày “toàn dân đưa trẻ đến trường”. Tất cả trẻ em đều có quyền được đi học, có quyền được lĩnh hội tri thức và các giá trị tốt đẹp của cộng đồng để có nền tảng nhân cách và tư duy vững chắc. Còn việc tiếp thu các giá trị như thế nào, vận dụng tri thức và biến nó thành thực tiễn ra sao lại là vấn đề nỗ lực của cá nhân. Cùng hưởng thụ một nền giáo dục đại học như nhau, có những sinh viên nhanh chóng tìm được cơ hội việc làm cho mình ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường và sớm thành đạt, nhưng cũng có không ít sinh viên sau khi ra trường lại thất nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự phân hóa và tác động nhiều mặt của xã hội, giáo dục vẫn chưa mang lại những cơ hội tương xứng với khả năng của các cá thể. Ai cũng được đến 4 trường, học tập nhưng điều kiện giáo dục ở trường chuyên lại khác với trường điểm và càng khác xa so với trường thường; giáo dục đô thị khác với giáo dục nông thôn và càng khác xa với giáo dục vùng sâu, vùng xa. Người làm giáo dục đã cố gắng giảm bớt những thiệt thòi khách quan về điều kiện học tập giữa các đối tượng ở các vùng miền nhằm đảm bảo công bằng nhưng đó chưa phải là giải pháp tối ưu để đạt được mục tiêu nâng cao năng lực sinh viên và đem lại cho họ nhiều cơ hội công việc hơn. Bên cạnh đó, thực tế xã hội cũng cho thấy, nguồn gốc, xuất thân cũng ảnh hưởng không ít đến quá trình tìm kiếm, nắm bắt cơ hội của mỗi người. Mặc dù vậy, một hệ thống giáo dục phát triển nhất thiết không phải là cơ chế tái tạo sự bất bình đẳng, dù sự công bằng đạt được chưa phải là tuyệt đối. Do đó, nền giáo dục Việt Nam đang từng bước hướng đến mục đích công bằng, hạn chế những cản trở xuất phát từ nguyên nhân văn hóa (nguồn gốc, giai cấp, giới tính…) để phát huy năng lực thực sự của mỗi cá thể, khai thác tối đa tiềm năng nguồn nhân lực để tham gia vào các quá trình xã hội khác. III. THỰC TRẠNG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY : “Thầy giáo tháo giầy” - Đó là cách nói châm biếm mà xưa nay người ta thường dùng để ám chỉ cái nghèo của nghề nhà giáo. Trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay, người thầy nếu không muốn “tháo giầy” thì phải tích cực dạy thêm. Lâu nay, báo chí, dư luận không ngừng lên án chuyện “dạy thêm, học thêm” nhưng lời giải cho chất lượng cuộc sống của người thầy vẫn còn bỏ ngỏ. Kinh tế đã phát triển qua bao nhiêu chặng đường, chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành nghề đều “năm sau cao hơn năm trước”, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện. Thế nhưng, lương giáo viên thì vẫn “muôn năm cũ”. Thêm vào đó, sự ràng buộc của cơ chế, chính sách, bộ máy quản lý chồng chéo giữa Bộ - ngành giáo dục và chính quyền các cấp, sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào nội bộ ngành giáo dục nói chung và các trường nói riêng phần nào đã làm bế tắc giải pháp và những bứt phá cần thiết để làm động lực cho người dạy và người học. Đáng buồn thay khi người thầy trong xã hội cứ bị lên án trong khi vị trí cao quý của họ chỉ là sự tôn vinh bằng “sĩ diện”, bằng hình thức, còn thực tế “tháo giầy” của người thầy lại không ai xem xét thấu đáo. Nếu chất lượng cuộc sống của người giáo viên không được đảm bảo thì làm sao có thể đòi hỏi chất lượng giáo dục như yêu cầu phát triển của xã hội. Phải có thầy tốt mới có thể thực hiện được mọi biện pháp chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục. Mà muốn có thầy tốt và thầy tốt phát huy tác dụng thì cần có chính sách đúng đắn với nhà giáo. Ở đâu và bao giờ cũng vậy, chính sách đầu tiên quan trọng nhất là chính sách tiền lương và sử dụng, bồi dưỡng. Có thể thấy, “dạy thêm” là hậu quả của việc thiếu trách nhiệm trong đảm bảo điều kiện tối thiểu cho người thầy làm nhiệm vụ cao cả của mình. Cái giá phải trả cho việc thiếu trách nhiệm đó là cuối cùng, Nhà nước và nhân dân vẫn phải chi ra một khoản tài chính đủ để đảm bảo cho đời sống giáo viên, nhưng lại phân phối khoản tài chính đó theo một phương thức kỳ lạ, tạo ra những nếp dạy và học bất bình thường mà hậu quả là nền giáo dục bị tha hóa, một bộ phận biến chất thành hoạt động kinh doanh trục lợi, để lại nhiều di chứng sẽ ảnh hưởng lâu dài sau này. Mạnh dạn tăng học phí để có mức lương phù hợp cho người giáo viên là giải pháp được nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên, tăng đến mức nào để những học sinh nghèo vẫn có 5 thể trụ vững trên ghế nhà trường cũng là điều cần tính toán kỹ. Trong trường hợp này, việc kết hợp các biện pháp khuyến khích mở trường tư, thu hút vốn xã hội đầu tư vào các dự án giáo dục, đẩy mạnh khai thác tiềm năng thị trường giáo dục đào tạo (du học tại chỗ, trung tâm đào tạo chất lượng cao) sẽ góp phần không nhỏ trong việc cân đối ngân sách cho ngành giáo dục. Cũng cần phải xét lại, muốn giải quyết dứt điểm tình trạng “dạy thêm - học thêm” không phải chỉ nhìn từ phía người thầy, bởi cầu tăng thì cung mới tăng. Ngày nay, các bậc phụ huynh phó mặc trách nhiệm giáo dục nặng nề lên vai người thầy, không theo dõi, kèm cặp sâu sát trình độ, năng lực của con cái nên chạy theo trào lưu, những tưởng giúp chúng giành được kết quả cao trong học tập nhờ được học thêm. Ở Việt Nam, không chỉ riêng ngành giáo dục mới bị ảnh hưởng bởi cái vòng lẩn quẩn của cơ chế tập trung quan liêu, nhưng nếu đã coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” thì điểm xuất phát của công cuộc cải cách quốc gia phải là nền giáo dục, trong đó chính sách phát triển trường tư để chuyển bớt gánh nặng tài chính cho nhân dân, thúc đẩy xã hội hóa giáo dục để mở rộng quy mô đại học, đáp ứng yêu cầu học tập của người dân, mạnh dạn mời gọi các nhà đầu tư, kể cả nước ngoài, mở thêm đại học tư, cải cách cơ chế quản lý tạo động lực cạnh tranh, tăng hiệu quả các hoạt động giáo dục là những việc làm hết sức cần thiết để có một nền giáo dục phát triển và tiến bộ . Cải cách giáo dục : bất cập và bất công Sự bất cập tồn tại trong cả khâu đào tạo và thi cử. Ai cũng thấy và vì thế nên phải nhanh chóng cải cách. Và càng ngày mật độ cải cách càng tăng. Trước tiên là cải cách phương pháp giáo dục. Cảnh tượng người thầy cứ thao thao bất tuyệt trên bục giảng còn học trò bên dưới thì cứ cặm cụi ghi ghi chép chép đã là một hình ảnh đẹp đáng trân trọng về vai trò tuyệt đối của người thầy suốt hằng mấy thế kỷ nay. Thế nhưng nó không còn phù hợp bởi ngày nay, người học không chỉ biết đón nhận những gì do thầy, cô truyền đạt mà còn phải nhận thức rằng : lời giảng của thầy không phải lúc nào cũng đúng và đủ. Nếu như cứ tuân thủ cái khuôn mẫu điển hình cố hữu, trong đó, người thầy đóng vai trò trung tâm và độc quyền rao giảng những kiến thức được xem như là chân lý thì đến bao giờ người học mới có cơ hội bộc lộ tài năng của mình. Cái bệnh thụ động trong cách học của đa số học sinh, kể cả sinh viên, đến bây giờ vẫn chưa chữa trị được. Yêu cầu dạy học ngày nay được đề ra theo 6 cấp độ : cung cấp kiến thức, tự hiểu biết, thực hành ứng dụng, phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá. Điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh ở Việt Nam hiện nay với cách làm việc vốn có, không chịu đổi mới thì chỉ đáp ứng được cấp độ 1 là phổ biến, chỉ cung cấp thông tin, “đong” cho hết chữ còn các kỹ năng khác thì bỏ qua, trong khi chính các cấp độ còn lại mới là cần thiết cho người học sinh trưởng thành. Điều bất cập thứ hai là chương trình giáo dục. Không hẳn là chương trình giáo dục quá nặng như người ta vẫn kêu ca mà vì với cách dạy và học như ta vẫn làm thì vô hình chung, đã biến học sinh thành những “con vẹt” hoặc chỉ là những bộ nhớ máy tính bị quá tải không hơn không kém. Phương châm giáo dục là đào tạo con người toàn diện, nhưng trên thực tế không phải vậy. Sự chênh lệch trong chương trình giữa khoa học tự 6 nhiên và xã hội lâu nay là một minh họa. Sự mất cân đối trong chương trình giảng dạy, sự xem nhẹ và buông lỏng chất lượng đào tạo đối với các môn khoa học xã hội đã dẫn đến nhiều hiện tượng đáng lo ngại. Vì sao có chuyện một học sinh giỏi văn thẳng thừng tuyên bố “em không hề thương xót khi đọc bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”? Vì sao hàng nghìn học sinh khối C chỉ đạt điểm 2 môn Sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học? Nguyên nhân nội tại của nền giáo dục với cách dạy và học như lâu nay đã đến lúc phải được trung thực mổ xẻ để thấy được sự cấp thiết phải đổi mới giáo dục. Sự sa sút của các môn khoa học xã hội trong nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân của sự sa sút về văn hóa trong đời sống tinh thần của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Đó là hậu quả của việc bỏ quên những bài học làm người, bài học đầu tiên thay vì những phép toán. Một bất cập dễ nhận thấy nữa trong chương trình giáo dục là sự hụt hẫng, hoang mang của học sinh khi chuyển tiếp kiến thức từ phổ thông trung học lên đại học. Một sinh viên đã thú nhận : “Chúng tôi giống như đang tham gia thi nhảy sào nhưng chỉ được chạy đà vài bước mà thôi. Ai có sức bật lớn thì chui qua dễ dàng, ai không có thì đành phải chui qua, còn những ai thường thường bậc trung, cố gắng thì sẽ qua được nhưng cũng u đầu sứt trán ”. Quả thật, xâm nhập một số môn đại cương của chương trình đại học, nhiều sinh viên, nhất là sinh viên các ngành tự nhiên bị “sốc nhiệt” khi bước từ cái nền của những hiểu biết khoa học thường thức sang một thế giới trừu tượng của vô số khái niệm, phạm trù mà không có sự dẫn dắt hoặc những bước chuẩn bị cơ bản nào. Bất cập trong thi cử cũng là điều đáng bàn. Chu kỳ cải cách tuyển sinh càng ngày càng ngắn, gần đây thì cứ mỗi năm một lần. Vậy mà cứ đến mùa tuyển sinh, cả nhà tuyển sinh và người đi thi đều bối rối. Giải pháp “3 chung” được áp dụng đã khiến không ít các nhà tuyển sinh phải “dở khóc, dở cười” và không giải quyết được mâu thuẫn của giáo dục đại học. Nếu như trước đây, thủ khoa thực sự là tinh hoa của mỗi kỳ thi tuyển thì năm 2005 là một năm “bội thu” thủ khoa mà người thu hoạch lại không mong đợi điều này vì yếu tố chất lượng. Đây là sự mâu thuẫn giữa việc cần thiết phải thực hiện ngay quá trình chuyển dịch sang thời kỳ giáo dục đại học cho số đông (Đại học đại chúng) với cách tư duy chỉ đạo về cơ bản vẫn còn dựa trên quan niệm giáo dục đại học cho số ít (Đại học tinh hoa). Theo quan điểm của một số nhà tuyển sinh trong các trường tốp đầu, giải pháp “3 chung” chỉ là giải pháp mang tính tình thế trong những sửa đổi hoàn toàn mang tính tình thế của giáo dục hiện nay và đến nay, giải pháp này đã hết vai trò lịch sử. “Cái sảy nảy cái ung”, trong bất cập lại phát sinh bất bình đẳng. Chỉ nói riêng về sách giáo khoa đã thấy rõ điều này. Các gia đình nghèo cho con đi học đã khó, lo được sách giáo khoa là cả một vấn đề vì sách giáo khoa đắt quá, mà mỗi năm lại phải mua mới. Rồi còn bao nhiêu khoản tốn kém khác cho phương tiện học tập. Làm sao khuyến khích học sinh nghèo đi học? Đương nhiên không thể đòi hỏi công bằng ngay được nhưng cũng phải thấy chính sách của ta còn quá nhiều thiếu sót để đảm bảo công bằng cho mọi người về cơ hội học tập và thành đạt. Gian lận trong thi cử cũng là một bất công gây bức xúc. Chưa bao giờ nạn gian dối trong thi cử công khai và tràn lan như hiện nay, đặc biệt ở một số địa phương, nó còn được sự tiếp tay từ phía gia đình, nền tảng của xã hội. Thế mới có chuyện con em ngồi 7 thi bên trong chờ cha - mẹ, anh - chị đứng bên ngoài quăng đáp án vào. Cho nên có hai thứ mà nhà trường của ta và xã hội ta chưa giáo dục tốt cho thanh thiếu niên là trung thực và sáng tạo. Ở trường đại học, cứ đến mùa thi, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải phát động thành phong trào “nghiêm túc trong thi cử” để kêu gọi một cách vô vọng sự trung thực của nhiều sinh viên “học là chín, chơi là mười”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, mặc dù đã có cuộc vận động “Hai không” do Bộ GD&ĐT phát động, song nạn gian lận vẫn diễn ra, một số sinh viên, học sinh vẫn ung dung vượt qua các kỳ thi và tốt nghiệp ra trường với hành trang kiến thức trống rỗng. Hiện nay, học hành, thi cử, nhất là các kỳ thi tốt nghiệp cứ diễn ra theo kiểu học dồn, thi góp. Cả quá trình học tập bị coi nhẹ, kỳ thi cuối cấp lại quá áp lực, căng thẳng. Nếu như trong từng năm học, từng học kỳ, đối với từng môn, thậm chí từng chương, từng phần đều được qui định kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, buộc học sinh phải học hành nghiêm túc Đến cuối cấp, lấy kết quả tổng hợp để xét công nhận tốt nghiệp thì dù có đỗ 99 hay 100% cũng là kết quả tự nhiên. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý việc đánh giá ở từng bài kiểm tra, từng bài thi trong suốt quá trình học tập phải được kiểm định và giám sát một cách chặt chẽ, đưa ra những số liệu đáng tin cậy. Để giải quyết những bất cập trong cải cách chương trình giáo dục, GS Hoàng Tụy đã đưa ra một biện pháp khả thi, hợp tình hợp lý như sau : “Phải cải cách việc biên soạn, xuất bản và sử dụng sách giáo khoa. Cần chấn chỉnh cách làm hiện nay để tàin tới sách giáo khoa ổn định, chắc chắn, đẹp, hấp dẫn về hình thức cũng như nội dung. Sách giáo khoa phải được bán cho nhà trường để học sinh thuê là chủ yếu”. Đào tạo chưa gắn với sử dụng Đó là hệ quả của nền giáo dục thiên về lý thuyết. Thêm vào đó, hạn chế về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đã dẫn đến tình trạng “dạy chay, học vẹt” từ phổ thông lên đại học. Một mối liên kết 3 nhà (nhà trường – nhà nước – nhà doanh nghiệp) có thể khắc phục được tình trạng này mà lâu nay ta vẫn chưa làm được. Nhà trường vẫn chưa tích cực vận động các doanh nghiệp tham gia “xã hội hóa” giáo dục bằng việc tạo môi trường tiếp xúc công nghệ, cọ sát thực tiễn cho sinh viên, nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội. Không ít doanh nghiệp vì lợi ích trước mặt đã không mặn mòi lắm với công cuộc xã hội hóa này. Còn nhà nước lại chưa tạo ra được chính sách ưu đãi nào để làm chất keo gắn kết sự hợp tác hữu ích trên. Do đó, chất lượng đầu ra của sinh viên, nhất là sinh viên ngành kỹ thuật, thường yếu, không đảm bảo kỹ năng ứng dụng, thực nghiệm. Việc đào tạo chưa gắn với sử dụng còn dẫn đến thực trạng bất hợp lý đang phổ biến hiện nay là thừa thầy, thiếu thợ. Giáo dục đã không đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa của xã hội khi chưa đào tạo được khối lượng lớn những người thợ tay nghề kỹ thuật cao để làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp. Nhận thức giá trị ảo về bằng cấp học thức đã đẩy “nhà nhà vào đại học, người người vào đại học” còn cánh cửa nhanh chóng giải quyết việc làm là học nghề lại trống toang. Ở đây cũng cần đề cập đến trách nhiệm của giáo dục với vai trò là người hướng nghiệp cho các em để không chạy theo những ngành nghề “thời đại”, biết chọn hướng đi phù hợp với năng lực của mình. Nâng cao chất lượng giáo dục : phải bắt đầu từ người thầy 8 Một thực trạng hiện nay là giáo viên vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn. Hầu hết các trường dạy nghề chỉ có 1/3 giáo viên cơ hữu, số còn lại là thỉnh giảng. Thiếu giáo viên nên không tránh khỏi tình trạng tăng tiết và không có thời gian để nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao nghiệp vụ. Chính vì vậy, liên kết đào tạo với các nước là một trong những biện pháp đào tạo để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Thêm vào đó, tình trạng sinh viên ra trường có tâm lý thích làm việc tại các trung tâm kinh tế lớn đã làm cho căn bệnh thiếu giáo viên ngày càng trầm kha ở các địa phương vùng sâu, vùng xa. Lúc này chính là thời điểm vào cuộc của nhà nước với những chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân tài ngành giáo dục. Chất lượng giáo dục phải được xem xét theo mục tiêu đào tạo con người là chính với những phẩm chất, kỹ năng cần thiết và kết quả đào tạo phải là sự phản ánh trung thực những sản phẩm được đào tạo ra. Không riêng gì ngành giáo dục, bệnh thành tích là căn bệnh chung của toàn xã hội, là di chứng của cách làm việc quan liêu, bao cấp trước đây. Mắc bệnh này, ai ai cũng phải “chạy”. Chạy chương trình, chạy chỉ tiêu, chạy điểm Nâng cao chất lượng ngành giáo dục không phải là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục, đó là sự phối hợp đồng bộ trong nhiệm vụ chung là “xã hội hóa giáo dục”. Nói đến chất lượng giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập WTO cũng là đã muộn màng và là một sự lãng phí cho cả một quá trình đào tạo lâu dài với những sản phẩm chưa hoàn chỉnh, đó là cản ngại lớn về chất lượng của nguồn nhân lực mà chúng ta phải trả giá và khắc phục. Nhưng cũng xin nhắc lại, thà muộn còn hơn không. KẾT LUẬN Thấy rõ được vai trò của giáo dục, nhất là trong giai đoạn mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh, khoa học công nghệ bùng nổ, phát triển như vũ bão. Các quốc gia trên thế giới đều đặt “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đây vừa là một vinh dự của ngành, song cũng là trọng trách vô cùng nặng nề mà ngành giáo dục phải đảm nhận. Vai trò của giáo dục vẫn được toàn xã hội tôn vinh, vẫn luôn được xem như là bệ phóng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư phát triển bền vững. Vì lẽ đó, chấn hưng giáo dục nhất định phải được diễn ra như là một tất yếu, và tất nhiên phải có sự vào cuộc của toàn xã hội. 9 . niệm giáo dục học và xã hội học giáo dục , ta có thể hiểu nôm na giáo dục học nghiên cứu cách dạy và học như thế nào, còn xã hội học giáo dục nghiên cứu hậu quả của cách dạy và học đó. người học trong sự vận động hợp qui luật, có mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục nhất định. 2. Xã hội học giáo dục là gì? - Xã hội học giáo dục là một lĩnh vực khoa học chuyên. người thông qua tất cả các dạng học tập. - Giáo dục học là một khoa học nghiên cứu thực thể giáo dục với tư cách là một hệ thống hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên và người lớn nói chung