1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Thiết lập hệ thống Print Server dựa vào Webgui trên Ubuntu Server Trong bài viết pptx

7 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 135,08 KB

Nội dung

Thiết lập hệ thống Print Server dựa vào Webgui trên Ubuntu Server Trong bài viết sau, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu với các bạn cách thiết lập hệ thống print server dựa trên mô hình intranet trên Ubuntu server, bằng việc sử dụng CUPS SAMBA và SWAT – giải pháp dựa trên công nghệ webgui để giải quyết vấn đề print server không dây. Tại bài viết này, chúng ta sử dụng PRINTSERVER cho tên của máy tính, giá trị USERNAME và PASSWORD cho những chỗ ph ù hợp. Lưu ý rằng khi cài đặt Ubuntu server hãy lựa chọn openss h và LAMP server sử dụng ký tự cách khi được yêu cầu (những thành phần riêng biệt này có thể được cài đặt vào hệ thống Ubuntu sẵn có). Hãy chắc chắn rằng PRINTSERVER có truy cập Internet, và không bị chặn bởi tính năng firewall hoặc bất cứ ứng dụng an ninh nào khác. Khi Ubuntu được cài đặt hoàn chỉnh, bạn có thể xác định được địa chỉ IP cụ thể được gán bởi DHCP server tới PRINTSERVER bằng câu lệnh: ifconfig Địa chỉ IP local của PRINTSERVER là 1 dãy số đi theo biến đầu tiên của inet, ví dụ như lớp inet có địa chỉ 192.168.2.8 nghĩa là địa chỉ IP local cũng là 192.168.2.8 (lưu ý r ằng không phải địa chỉ mặc định 127.0.0.1 – đó là lớp địa chỉ loopback). Thực hiện các thao tác tương tự trên các máy tính thành phần còn lại trên hệ thống mạng. Tải, cài đặt và sử dụng chương trình putty client ưa thích trên các máy tính khác của mạng nội bộ được dùng đ ể giao tiếp với hệ thống print server. Ứng dụng putty được sử dụng ở đây là: http://www.chiark.greenend.org.uk/%7Esgtatham/putty/download. html. Tiếp theo, mở ssh session (port 22) tới địa chỉ IP local của print server và đăng nhập vào đó. Bước tiếp theo là cài đặt CUPS: sudo apt-get install cupsys cupsys-client xinetd Copy các thiết lập, cấu hình của cups, sau đó đặt chế độ bảo vệ chúng: sudo cp /etc/cups/cupsd.conf /etc/cups/cupsd.conf.original sudo chmod a-w /etc/cups/cupsd.conf.original Điều chỉnh dòng lệnh quản trị của file conf tới địa chỉ email của bạn: sudo nano /etc/cups/cupsd.conf Chỉnh sửa file /etc/cups/cupsd.conf và thêm dòng lệnh sau: ServerAdmin user@address.com DefaultEncryption Never Browsing on BrowseAllow all Thêm ký tự # ở đầu dòng để chú thích những dòng lệnh sau: #BrowseAllow @LOCAL #BrowseAddress @LOCAL #Browsing off Đối với những dòng mã nằm trong khối <Location/>, chèn vào phía sau dòng "Allow, deny": Allow All Cụ thể là sau 3 khối đầu tiên hãy thêm 1 đoạn “Add printer” nh ư ví dụ sau: <Location /> Order allow,deny Allow All </Location> Thêm dòng mã sau để cho phép các truy cập tới webserver qua cơ chế remote: Listen 631 Đặt chú thích bên ngoài tất cả những dòng có chứa giá trị 631. Bởi vì nó cho phép bất kỳ ai có thể giao tiếp với server qua cổng 631 có thể trực tiếp thay đổi những thiết lập của hệ thống print server. Để tăng tính bảo mật, các bạn có thể thiết lập và áp dụng những đoạn mã Listen hạn chế truy cập. Trong bài viết này chúng ta sẽ không đề cập đến vì đã sử dụng hệ thống router có tích hợp tường lửa. Khởi động lại cups: sudo /etc/init.d/cups restart sudo /etc/init.d/xinetd restart Nếu muốn, bạn có thể khởi động lại toàn bộ hệ thống với câu lệnh: sudo reboot Sau đó, tạo 1 tài khoản cups user (hãy đảm bảo rằng tên tài khoản này trùng với tên tài khoản sử dụng unix, ví dụ như tên được sử dụng trong quá trình thiết lập ban đầu): lppasswd -a yourusername Ghép máy in vào hệ thống Linux server bằng cách trỏ tới CUPSserver bằng trình duyệt qua cổng 631. Tại ví dụ này, khởi động trình duyệt và gõ địa chỉ sau: http://PRINTSERVER:631. N ếu bạn không thể ghép máy in bằng giao diện điều khiển web qua cơ chế remote, thì cần thực hiện bước debug. Và để debug lại quá trình cài đặt và thiết lập cups, chỉnh sửa lại file cupsd.conf và thay đổi dòng mã sau: LogLevel warn thành: LogLevel debug Và sau đó, tất cả các lỗi xảy ra đều được lưu tại /var/log/cups/error_log, các bạn có thể xem lại danh sách lỗi này b ằng ứng dụng chỉnh sửa text nano bất kỳ. Sau đó thực hiện lại quá trình ghép máy in qua giao diện điều khiển web, và có thể sẽ phải tải thêm driver hỗ trợ từ trang chủ của nhà sản xuất máy in hoặc từ các nhà phát triển Linux. Tiếp theo, chuyển sang hệ thống ubuntu CUPS print server bằng chế độ làm việc SAMBA print server. Để cài đặt samba và swat, dùng lệnh sau: sudo apt-get install samba smbfs swat Tạo tài khoản Samba user (tương tự như trên, sử dụng tên trùng với tên tài khoản unix): sudo smbpasswd -a username Sau đó, ghép SWAT vào thiết lập xinet và lưu lại: sudo nano -w /etc/xinetd.d/swat # description: SAMBA SWAT { service swat disable = no socket_type = stream protocol = tcp #should use a more limited user here user = root wait = no server = /usr/sbin/swat } Reload Xinetd với những thiết lập mới: sudo dpkg-reconfigure xinetd Xác nhận lại 1 lần nữa rằng SWAT vẫn đang hoạt động ổn định. Nếu không nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía hệ thống, hãy bắt đầu việc Googling: sudo netstat -tap | grep swat Tiếp đó, mở trình duyệt và gõ địa chỉ http://PRINTSERVER:901 với PRINTSERVER là tên hệ thống mạng (hoặc địa chỉ ip local) của PRINTSERVER, đăng nhập bằng tài khoản root và mật khẩu của người dùng samba. Chọn global, điền thông tin thích hợp của workgroup đồng thời thiết lập chế độ bảo mật cho tài khoản user, sau đó áp dụng lại các thay đổi này. Khởi động lại hệ thống 1 lần nữa, và bạn đã thành công trong quá trình thiết lập hệ thống Print Server dựa trên Webgui trên Ubuntu Server sử dụng SWAT, CUPS và SAMBA. Chúc các bạn thành công! . Thiết lập hệ thống Print Server dựa vào Webgui trên Ubuntu Server Trong bài viết sau, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu với các bạn cách thiết lập hệ thống print server dựa trên mô hình. lại các thay đổi này. Khởi động lại hệ thống 1 lần nữa, và bạn đã thành công trong quá trình thiết lập hệ thống Print Server dựa trên Webgui trên Ubuntu Server sử dụng SWAT, CUPS và SAMBA intranet trên Ubuntu server, bằng việc sử dụng CUPS SAMBA và SWAT – giải pháp dựa trên công nghệ webgui để giải quyết vấn đề print server không dây. Tại bài viết này, chúng ta sử dụng PRINTSERVER

Ngày đăng: 11/07/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w