Ba ơn kêu gọi đặc biệt Chúa dành cho ba linh hồn khác nhau Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai Radio Veritas Asia, Philippines Trong những thập niên sau Công đồng chung Vatican II (1962-1965), tại nhiều nơi, cách riêng tại các Giáo hội thuộc thế giới Tây phương (Châu Âu và Châu Mỹ), xẩy ra cơn khủng hoảng trầm trọng về ơn kêu gọi linh mục và đời sống tận hiến. Cơn khủng hoảng này đã gây nên việc đóng cửa nhiều Chủng viện tại nhiều Giáo phận và đóng cửa Học viện của nhiều Dòng tu nam nữ. Nhiều Giám mục và Bề trên Dòng rất lo lắng về sự khan hiếm các ơn kêu gọi. Nhiều giáo xứ không có linh mục coi sóc; nhiều Tu viện không có lớp người mới thay thế các người có tuổi qua đi. Nhiều trường học, nhà thương, cơ quan từ thiện phải đóng cửa hoặc kêu gọi sự giúp đỡ của người giáo dân. Nhiều nơi kêu gọi sự tiếp tay của các Giáo hội tại Châu Á và Châu Phi. Thực sự, các Giáo hội trẻ trung tại hai Lục địa này chỉ có thể đáp ứng phần nào những nhu cầu của các Giáo hội Tây phương, bởi vì tại đây, tuy không bị cơn khủng hoảng, nhưng con số nhân sự mục vụ và truyền giáo còn thiếu thốn nhiều. Dù sao, chúng ta phải tin rằng : Không bao giờ Chúa bỏ Giáo hội của Người. Có vị giải thích: cơn khủng hoảng kia chỉ là một cuộc "thanh tẩy" Giáo hội. Chúa sẽ tìm cách bù lại. Hy vọng và tín nhiệm này không vô ích . Trong những năm sau Công đồng, nhiều phong trào và hội đoàn Giáo dân được thành lập, để bù lại phần nào sự thiếu thốn nhân sự mục vụ và truyền giáo. Các Phong trào và hội đoàn này hoạt dộng rất đắc lực. Ngoài việc nẩy sinh nhiều Phong trào và hội đoàn Giáo dân, ơn kêu gọi tại các chủng viện cũng dần dần trở lại, tuy chưa tới mức độ bình thường. Tại các Giáo hội Trung-Ðông Âu, vừa thoát nạn cộng sản vô thần, số ơn kêu gọi càng ngày càng thêm đông. Căn cứ vào những dấu hiệu này, chúng ta có thể quả quyết rằng: cơn khủng hoảng nay đã ngừng. Câu chuyện về ba ơn kêu gọi đặc biệt mới xẩy ra tại Ý, và nhiều câu chuyện lạ lùng khác nữa, không được biết đến hoặc báo chí không nói đến, cho chúng ta thấy rằng: Chúa Thánh Thần không ngừng hoạt động trong Giáo hội. Người vẫn tiếp tục làm những việc kỳ diệu trong Giáo hội Người, trong mọi thời đại. Nhật báo công giáo Ý số ra ngày 18.11.2001, thuật lại ba chuyện về ba ơn kêu gọi đặc biệt sau đây: - Cô Ines Tagliani, 41 tuổi, một vị thẩm phán danh tiếng tại miền Nam Ý, có trách nhiệm về các vụ điều tra nhóm "Mafia", từ bỏ mọi chức quyền, xin vào tu dòng Nữ Carmelô Hèn mọn tại Reggio-Emilia, miền trung-bắc nước Ý và đã tuyên khấn trọn trước mặt Ðức Giám mục giáo phận trong những ngày vừa qua. Tu hội Nữ tu Carmelo Hèn mọn được thành lập năm 1941, để chuyên lo về công việc từ thiện bác ái, cách riêng đối với những người tàn tật. Nay đã lan rộng tại nhiều nước: Châu Âu, Châu Á, và Châu Mỹ. - Cô Laura Longhi, 25 tuổi, Tiến sĩ Y khoa tại Ðại học Nhà Nước ở Milano, miền Bắc Italia, quyết định từ bỏ thế gian, xin vào tu Dòng Phanxicô, để xử dùng khả năng chuyên môn của mình tại các xứ truyền giáo. Quyết định của Cô gây ngạc nhiên cho cha mẹ, anh chị em và các bạn học. Hiện cô đang cầu nguyện thêm và chuẩn bị để dứt khoát theo tiếng Chúa gọi. - Anh Bruno Terzani, 48 tuổi, chủ tiệm bán sách, con của một ký giả nổi tiếng tại Ý, ông Tiziano Terziani, say mê tinh thần phục vụ người nghèo nhất trong các người nghèo và những người bị bỏ rơi ngoài đường của Mẹ Têrêsa thành Calcuttta và các con cái của Mẹ, quyết định tình nguyện hiến thân để theo gương tốt lành của Mẹ đang được tiếp tục nơi các Nữ Tu thừa sai bác ái. Anh từ Ý đến Calcutta, vừa đi vừa về trong 51 ngày, bằng nhiều phương thế khác nhau: xe lửa, đi bộ, lên xe, xuống thuyền, gặp nhiều nguy hiểm, để quan sát công việc của Mẹ tại thành phố này. Các chi tiết thêm về ba ơn gọi lạ lùng trên đây, chúng tôi sẽ có dịp thuật lại trong các bài nói chuyện sau. Trong thời sự hôm nay, chúng tôi xin thuật lại bài bình luận của ký giả Domenico Del Rio về ba ơn kêu gọi đặc biệt này, đăng trên báo "Tương Lai" cũng số ra ngày 18 tháng 11/2001. Tựa đề của bài bình luận như sau: "Ba câu chuyện của ơn kêu gọi. Chúng con muốn rằng: Lạy Chúa, Chúa được hạnh phúc!". Chúng ta hãy nghe tác giả giải thích lời này có ý nghĩa như thế nào? Tác giả trích lại lời Chúa nói với Tổ phụ Abraham: "Con hãy ra khỏi quê hương, miền đất của con; con hãy đi đến một nơi Ta sẽ chỉ cho con". Chúa nói như vậy với Abraham, Vị Tổ phụ suốt đời thi hành mệnh lênh của Chúa. Qua thời gian, biết bao lần tiếng nói này vẫn còn được nghe: hãy ra khỏi! Người ta ra khỏi quê hương, ra khỏi nhà của mình; người ta ra khỏi một tình yêu, ra khỏi chính bản thân của mình, ra khỏi nghề nghiệp của mình. "Ðể đi đến một nơi Ta sẽ chỉ cho con". Có một nơi, một xứ sở được gọi là xứ sở của tình yêu Thiên Chúa, xứ sở của tình yêu thương đối với các tạo vật của Người. Ký giả Del Rio viết tiếp: Một phụ nữ từ bỏ chức vụ thẩm phán, một phụ nữ khác bỏ ngành Y khoa và một thanh niên từ bỏ hoạt động làm chủ nhà bán sách. Ba người này ra khỏi quê hương, ra khỏi nhà, nơi họ được huấn luyện. Xứ sở mà họ sẽ đến là một xứ sở có những dấu hiệu thuộc về một thế giới khô cằn và không có những cái nhìn về trời cao, một thế giới hầu như không biết gì về việc suy tư, việc cầu nguyện, sự yên lặng bên ngoài và bên trong. Nhưng cũng là một xứ sở của sự huy hoàng của đức ái, của việc hiến thân cho người khác, cho những người bị bỏ rơi, cho những người cô đơn, cho những người không may mắn trong cuộc đời Tác giả giải thích: Nhưng không thể đến xứ sở của đức bác ái đối với con người, nếu trước đó không bước vào xứ sở của tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa lôi kéo trước tiên. Chính Thiên Chúa quyến rũ. Thánh Augustino nói rằng: Thiên Chúa như một bông hoa, tỏa mùi thơm tho trong không gian, thời gian, đến lịch sử và đến linh hồn của con người nam nữ. "Lạy Chúa, Chúa đã tỏa mùi thơm tho và con đã hít thở mùi thơm này. Và giờ đây con khát khao Chúa". Hay như Tiên tri Giêrêmia đã diển tả: "Lạy Chúa, Chúa đã quyến rũ con. Và con để Chúa quyến rũ con". Và chính sự hăng say của việc quyến rũ này đã làm cho một linh hồn thánh thiện kia kêu lên: "Lạy Chúa, con muốn Chúa hạnh phúc". Tác giả đặt vấn đề: Vậy một thụ tạo có thể làm cho Chúa hạnh phúc sao? Tác giả trả lời: Có thể được, nếu tình yêu Thiên Chúa được thể hiện nơi chính mình họ. Tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu hoạt động trong tâm hồn của một tạo vật say mê yêu mến Người. Thánh Phaolô nói: "Tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy tôi": điều này có nghĩa là: không phải tình yêu nghèo nàn của con người đối với Chúa Kitô, nhưng là tình yêu của Chúa Kitô hoạt động nơi con người. Tình yêu để mình được tràn ngập bằng tình yêu của Chúa Kitô và sau đó trao tình yêu này cho người khác. Ðây là một linh hồn đã được tràn ngập bởi tình yêu Thiên Chúa. Và chính đó là nguồn gốc thực sự, để từ đó phát sinh ra khả năng của một sự tham dự mạnh mẽ vào mỗi một niềm vui, vào mỗi một sự đau khổ của con người. Và chính đó là nguồn mạch của ba ơn kêu gọi mà chúng ta thấy trên đây. Dĩ nhiên, ơn kêu gọi đặc biệt không chỉ dành cho ba linh hồn trong câu chuyện kể trên đây. Trên thế giới không thiếu những ơn kêu gọi đặc biệt như vậy. . mạch của ba ơn kêu gọi mà chúng ta thấy trên đây. Dĩ nhiên, ơn kêu gọi đặc biệt không chỉ dành cho ba linh hồn trong câu chuyện kể trên đây. Trên thế giới không thiếu những ơn kêu gọi đặc biệt. Del Rio về ba ơn kêu gọi đặc biệt này, đăng trên báo "Tương Lai" cũng số ra ngày 18 tháng 11/2001. Tựa đề của bài bình luận như sau: " ;Ba câu chuyện của ơn kêu gọi. Chúng con muốn. Người, trong mọi thời đại. Nhật báo công giáo Ý số ra ngày 18.11.2001, thuật lại ba chuyện về ba ơn kêu gọi đặc biệt sau đây: - Cô Ines Tagliani, 41 tuổi, một vị thẩm phán danh tiếng tại miền