1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Khoa Học Bầu Trời - Khí Tượng Môi Trường phần 9 potx

23 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 772,68 KB

Nội dung

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 176 biển ngày một nóng thêm. Vùng nước nóng ngày càng mở rộng trên vùng biển cả hai phía xích ñạo, kéo dài tới giữa Thái Bình Dương, nhiệt ñộ mặt biển tăng thêm tới 5 – 7 o C. Lớp nghịch nhiệt nóng phía dưới không nghiêng về phía Tây mà gần như nằm ngang ở ñộ sâu sâu hơn. Lớp nghịch nhiệt nóng mới hình thành ngoài khơi vùng biển Nam Mỹ ngăn cản nước trồi ở vùng này. Vùng biển lạnh ngày một thu hẹp, ñôi khi biến mất hẳn kéo theo sự nghèo ñi rõ rệt thành phần phù du là nguồn thức ăn của cá. Như vậy El Ninô rõ ràng là kết quả của sự tương tác giữa khí quyển và ñại dương mà cụ thể là giữa hoàn lưu tín phong Nam bán cầu (SO) và lớp nước gần mặt biển ở khu vực xích ñạo Thái Bình Dương. Sự thay ñổi của mỗi phía lập tức gây ra phản ứng từ phía kia. Chu kỳ xuất hiện của El Ninô khoảng từ 2 ñến 7 năm, nhưng cũng có khi cách nhau trên 10 năm. Thời gian kéo dài của El Ninô thường từ 6 tháng ñến 1năm. Ngược lại với El ninô là La Nina. La Nina là hiện tượng nước biển ngoài khơi Nam Mỹ lạnh hơn so với bình thường ñược gọi là pha lạnh ñể phân biệt với pha ấm xảy ra khi có El Ninô. Do hiện tượng xảy ra ngược với El Ninô nên người ta gọi là La Nina (ñối El Ninô). Theo tiếng Tây Ban Nha, La Nina có nghĩa là “cô bé con”. La Nina có thể xuất hiện sau khi El Ninô kết thúc, nhưng cũng có nhiều truờng hợp sau El Ninô là một năm bình thường rồi mới xuất hiện La Nina. El Ninô có thể gây biến ñộng thời tiết, khí hậu ở nhiều khu vực trong suốt quá trình phát triển và tồn tại của nó, tuy nhiên sự biến ñộng này thể hiện rõ rệt hơn ở một số khu vực như ðông Nam Á, Austraylia, bờ biển ðông Thái Bình Dương (Hình 9.3. và Hình 9.4). Khi El Ninô xuất hiện, nhiệt ñộ tăng ở hầu hết các vùng biển thuộc vành ñai nhiệt ñới của trái ñất, một số khu vực ôn ñới thuộc châu Mỹ, châu Á và châu Úc. Các hiện tượng thời tiết như bão, giông, tố, lốc… xuất hiện nhiều hơn ở những vùng vốn khô hạn và ít hơn ở những vùng ẩm ướt. Khô hạn, cháy rừng xảy ra thường xuyên ở vùng nhiệt ñới phía Tây Thái Bình Dương, Ấn ðộ, Nam Phi hoặc một số nước vùng Trung Mỹ như Ca-ri-bê, Cô-lôm-bi-a và ðông Bắc Bra-xin. Mưa lớn, lũ lụt thường xảy ra ở khu vực xích ñạo ðông Thái Bình Dương, miền Tây Hoa Kỳ, Chi Lê, Ác-hen-ti-na và châu Phi. Hình 9.2. Nêm nhiệt ở Thái Bình Dương trong ñiều kiện El Ninô Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 177 Hình 9.3. Những khu vực chịu tác ñộng mạnh của El Ninô mùa ñông El Ninô ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của gió mùa mùa hè ở Nam Á và ðông Nam Á. Khảo sát lượng mưa mùa hè ở Ấn ðộ qua hơn một thế kỷ, các nhà khí hậu nhận thấy lượng mưa có xu hướng giảm khá rõ vào những năm xuất hiện El Ninô, ngược lại, lượng mưa ở khu vực xích ñạo ðông Thái Bình Dương lại tăng lên ñáng kể. Hình 9.4. Những khu vực chịu tác ñộng mạnh của El Ninô mùa hè Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 178 4.7. Tình hình biến ñổi khí hậu thời ñại hiện nay a) Biến ñổi khí hậu ñầu thế kỷ XX Vấn ñề biến ñộng khí hậu ñầu thế kỷ XX, Rútkopskaia ñã giới thiệu 2 quan ñiểm khác nhau: Quan ñiểm thứ nhất cho rằng từ ñầu thế kỷ tới nay nhiệt ñộ không khí liên tục tăng, mùa ñông tăng rõ rệt nhất. Một quan niệm nữa cho rằng, nhiệt ñộ không khí chỉ tăng ñến những năm thập kỷ 40 thế kỷ XX, sau ñó thời kỳ ấm dần ở vĩ ñộ cao Bắc bán cầu ñã kết thúc. Kônhipôvich (1921) ñã chú ý ñến nhiệt ñộ nước biển Barensơ từ năm 1919 bắt ñầu tăng cao: nhiệt ñộ 1919 - 1928 cao hơn nhiệt ñộ 1912 -1918 khoảng 0.8 0 C, băng ở biển bắc cực cũng giảm. Theo Sulighin (1953) và Rôñêoan (1953), biển Bắc hải và biển Bắc cực các năm 1931 - 1950 ấm hơn các năm 1901 - 1930 khoảng 0,4 0 . Anôsova (1955) căn cứ vào số liệu quan trắc từ năm 1771 ñến năm 1950 phát hiện thấy thời kỳ ñóng băng trên sông Ða-u-ga-va cứ 10 năm rút ngắn khoảng hơn 2 tuần. Ru-bin-sten (1946) cho rằng, nhiệt ñộ ở nhiều khu vực ñều tăng cao. Ví dụ, ở Spi-sư- pếch nhiệt ñộ trung bình các năm 1930 - 1938 cao hơn trị số trung bình nhiều năm 1,5 - 3,5 0 C. Ở Upenivich (Tây Greenland) năm 1926 - 1936 cũng có tình trạng tương tự. Lysgaard (1949) so sánh nhiệt ñộ trung bình tháng I và tháng VII ở Greenland trong vòng 30 năm trước (1881 - 1910) với 30 năm sau (1911 - 1940), ñã thấy rằng, vùng Bắc Á và Bắc Mỹ nhiệt ñộ tăng 2 0 - 3 0 C, ngược lại, vùng ðông Á và châu Úc nhiệt ñộ lại giảm. Vilett (1950) căn cứ vào nhiệt ñộ ño ñược của nhiều trạm khí tượng, tiến hành vẽ ñường biểu diễn xu thế nhiệt ñộ ở các ñới vĩ ñộ ñã phát hiện thấy từ sau năm 1885, nhiệt ñộ có xu thế tăng lên. Xu thế này biểu hiện rõ nhất ỏ các vùng vĩ ñộ cao và ñịa cực Bắc bán cầu, càng về phía Nam thì xu thế càng giảm ñi. b) Những thông báo mới ñây về biến ñổi khí hậu trái ñất Theo quan ñiểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), biến ñổi khí hậu là sự vận ñộng bên trong hệ thống khí hậu, do những thay ñổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần của nó do các ngoại lực hoặc do hoạt ñộng của con người. Năm 1995, khi ñánh giá hệ thống khí hậu toàn cầu Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) vẫn chưa thể ñưa ra một vấn ñề gì về biến ñổi khí hậu ngoài việc kết luận những biến ñộng dị thường về khí hậu chỉ xảy ra trong những khoảng thời gian ngắn so với ñộng thái hoàn lưu tổng thể, chưa có những xu thế biến ñổi dài hạn. Năm 1998 Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) ñã có báo cáo về xu thế nóng lên với những minh chứng về biến ñổi khí hậu dài hạn. Các tài liệu quan trắc ñược về trạng thái ñóng băng ở biển Bắc và Nam cực, thời gian xuất hiện băng và băng tan trên mặt hồ ở phần châu Âu nước Nga, Ucraina, các nước vùng Baltic, sự thu hẹp diện tích ñóng băng trên các ñỉnh núi trong thế kỷ XX và sự gia tăng nhiệt ñộ của phần ñất ñóng băng vĩnh cửu ñã cho phép khẳng ñịnh sự biến ñổi khí hậu trái ñất hiện nay. Sự dao ñộng ñáng kể của khí hậu hàng năm ñã phát hiện thấy ở một vài nơi, ñặc biệt là vùng nhiệt ñới với sự gia tăng cường ñộ các yếu tố khí hậu. Cũng ñã phát hiện ñược các dòng nước biển và nhiệt ñộ nước biển (SST s ) ñóng vai trò lớn trong cơ chế biến ñổi khí hậu. Các hệ thống gió quy mô lớn ở vùng nhiệt ñới và các dòng hải lưu dưới biển kèm theo sự biến ñổi nhiệt ñộ nước biển ñã tạo nên chu trình nhiễu ñộng Nam Bán cầu (SO). bằng chứng mới nhất là tần suất của ENSO và cường ñộ hoạt ñộng của nó trong thời gian gần ñây gia tăng ñáng kể. Ðiều này có quan hệ tới sự nóng lên trên phạm vi toàn cầu từ giữa thập kỷ 70 thế kỷ XX. Các hoạt ñộng của con người, trước hết là việc ñốt nhiên liệu hoá thạch gia tăng và việc làm thay ñổi ñộ che phủ thực vật trên mặt ñất ñã dẫn ñến sự thay ñổi thành phần khí quyển và các tính chất hấp thụ bức xạ của bề mặt trái ñất. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 179 Báo cáo ñánh giá lần thứ 3 của Ban Liên chính phủ về biến ñổi khí hậu (IPCC) ñã nêu lên những chứng cứ khẳng ñịnh ảnh hưởng hoạt ñộng của con người với biến ñổi khí hậu (báo cáo lần thứ 2, 1995 chưa khẳng ñịnh ñược). Sự gia tăng nồng ñộ các khí nhà kính ñóng góp cơ bản vào các sự kiện nóng lên toàn cầu trong vòng 50 năm qua. Dự thảo báo cáo lần thứ 3 của Ban Liên chính phủ về biến ñổi khí hậu (IPCC) ñưa ra những rủi ro chính xếp theo thứ tự giảm dần ñộ tin cậy dự báo như sau: • Làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương ñối với các hiện tượng khí hậu cực ñoan như khô hạn, lũ lụt • Sản lượng cây trồng và thuỷ sản bị ñe doạ bởi tổ hợp các ức chế về nhiệt ñộ, ñộ ẩm, nước biển dâng, sự gia tăng lụt lội, gió mạnh, xoáy thuận nhiệt ñới mạnh • Các châu thổ và vùng trũng ven biển bị ngập chìm dứơi biển do nước biển dâng. • Lượng nước ngọt dự trữ bị cạn kiệt do biến ñổi khí hậu. • Cường ñộ mưa tăng trong mùa mưa làm tăng những vùng bị lũ lụt, những vùng bị hạn thì bị sói mòn ñất và chịu tác ñộng bởi hạn hán nặng nề hơn. • Bão và xoáy thuận nhiệt ñới sẽ mạnh hơn. • Dịch bệnh sẽ gia tăng do ñiều kiện ấm hơn và ẩm hơn. • Ða dạng sinh học bị ñe doạ trầm trọng hơn do việc thay ñổi sử dụng ñất, ñộ che phủ giảm và áp lực của dân số tăng lên. c) Một số ñặc trưng chủ yếu của các sự kiện En Nino và La Nina từ 1949 tới nay. Theo một số tài liệu, các sự kiện ENSO hiện còn lưu giữ ñược từ giữa thế kỷ XIX, nhưng số liệu chi tiết về nhiệt ñộ nước biển, áp suất không khí ñể có thể ñánh giá ñộ hoạt ñộng của chúng thì chỉ có từ giữa thập kỷ 30 trở lại ñây. Từ dãy số liệu nhiệt ñộ nước biển trung bình tháng (1949 - 1997), Viện KTTV ñã thống kê một số ñặc trưng chủ yếu của các sự kiện En Nino và La Nina xuất hiện trong 50 năm qua trình bày ở bảng 9.6. Bảng 9.6 và những chỉ số theo dõi En Nino cho thấy: - Từ năm 1949 ñến nay có 13 lần En Nino, En Nino lần thứ 13 bắt ñầu từ tháng 3/1997. - Trung bình mỗi ñợt En Nino kéo dài 10 tháng, dài nhất 17 tháng, ngắn nhất 3 tháng. - Trung bình thời gian cường ñộ En Nino tăng dần ñạt cực ñại kéo dài 3 tháng, dài nhất 6 tháng, ngắn nhất 1 tháng. - Trung bình thời gian cường ñộ En Nino suy giảm từ cực ñại ñến khi kết thúc kéo dài 4,5 tháng, dài nhất 11 tháng, ngắn nhất 1 tháng. - Trung bình thời gian En Nino tồn tại ở cường ñộ cực ñại kéo dài 2,5 tháng, dài nhất 8 tháng, ngắn nhất 1 tháng. - Phân bố tần suất En Nino thấp nhất vào tháng 2 là 4,9%, cao nhất vào các tháng 5, 7, 8, 9 là 9,8%, trung bình là 8,3% khi xem tổng số tháng có En Nino là 100%. - Tần suất En Nino cực ñại thấp nhất vào các tháng 10, 11 là 3,2%, cao nhất vào tháng 5 là 19,4%, trung bình là 8,3%. - Chuẩn sai nhiệt ñộ nước biển tầng mặt là một trong những chỉ số theo dõi hiện tượng En Nino. Tổng chuẩn sai trong một ñợt En Nino khu vực C luôn có giá trị dương tương ñối lớn. Ngược lại ở khu vực D, khu vực biển phía ñông Philippines trong vùng ðông Nam Á thường có giá trị âm (9/13 trường hợp, chiếm khoảng 70% số lần En Nino). Qua chuỗi số liệu thống kê và những ñặc ñiểm của chúng có thể rút ra những kết luận sau: • Thời gian từ lúc En Nino xuất hiện ñến khi ñạt cường ñộ cực ñại ngắn hơn thời gian cường ñộ suy giảm từ cực ñại ñến khi kết thúc hiện tượng. • Tần suất En Nino với cường ñộ cực ñại lớn nhất trong 3 tháng mùa hè (IV,V,VI), gấp 2 ñến 3 lần các tháng khác. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 180 Bảng 9.6. Thống kê hiện tượng En Nino từ 1949 ñến nay. Tháng Thời gian kéo dài (tháng) (1) Tổng STT (2) Năm En Nino Bắt ñầu Kết thúc Tăng Cực ñại Giảm Cộng Khu C (3) Khu D (4) 1951 5/1951 11/1951 1 2 4 7 +10,5 +0,8 1953 3/1953 9/1953 1 1 5 7 +11,1 -0,5 1957 2/1957 4/1958 3 1 11 15 +13,9 -0,7 1963 8/1963 10/1963 1 1 1 3 +1,8 -0,6 1965 4/1965 1/1996 1 1 8 10 +11,3 -5,0 1969 31969 12/1969 2 1 7 10 +9,0 +0,1 1972 2/1972 1/1973 6 1 5 12 +23,4 -2,7 1976 5/1976 1/1977 1 1 7 9 +10,7 -2,8 1982 7/1982 10/1983 5 8 3 16 +33,8 -3,5 1987 11/1986 12/1987 8 6 3 17 +17,1 +0,9 1991 3/1991 7/1992 6 6 2 14 +13,5 -1,7 1993 3/1993 6/1993 1 2 1 4 +3,7 -0,7 1997 3/1997 1 1 +15,3 +1,0 Cộng (ñến En Nino 1993 36 31 57 124 Ghi chú: (1) Thời gian tăng là số tháng từ bắt ñầu xuất hiện En Nino ñến cực ñại, thời gian giảm là số tháng tính từ sau cực ñại ñến kết thúc hiện tượng. Thời gian tổng cộng là số tháng En Nino tồn tại.(2) Σ SST : Tổng chuẩn sai nhiệt ñộ nước biển tầng mặt. • Tần suất En Nino nhỏ nhất trong 3 tháng mùa ñông (XII,I,II). • Sự ngược dấu chuẩn sai nhiệt ñộ nước biết tầng mặt giữa khu vực C và khu vực D chứng tỏ sự nóng lên của nước biển ở khu vực C không ảnh hưởng trực tiếp ñến vùng ðông Nam Á mà phải thông qua một quá trình vật lý - khí quyển khác, người ta ñã khẳng ñịnh, ñó là chu trình Nam bán Cầu (Southern Oscilation). • Tần suất En Nino xuất hiện lớn nhất vào tháng V, nhỏ nhất vào các tháng mùa ñông (từ tháng IX năm trước ñến tháng I năm sau), ñây cũng là thời gian En Nino thường kết thúc. d) Hiện tượng En Nino và những ñặc ñiểm thời tiết mùa ở nước ta 1. Thời tiết mùa liền trước En Nino • Từ 1949 ñến 1982, mùa Ðông Xuân liền trước thời kỳ En Nino thường lạnh hơn trung bình (8/9 năm), có những mùa rất lạnh như ñông xuân 1956 - 1957, 1968 - 1969, 1975 - 1976, nhưng từ 1991 trở lại ñây có 3 kỳ En Nino thì cả 3 mùa Ðông Xuân liền trước ñều ấm hơn trung bình, trong ñó Ðông Xuân 1990 - 1991 rất ấm. • Trong 13 kỳ En Nino có 1 kỳ (1987) mùa liền trước là mùa mưa bão, mùa này có nhiều mưa ( chuẩn sai là +470mm và có 8 cơn bão) 2. Thời tiết trong thời kỳ En Nino • Chế ñộ nhiệt mùa Ðông Xuân trong thời kỳ En Nino không thể hiện quy luật rõ rệt, có thể rất ấm như Ðông Xuân 1986 - 1987, có thể rất lạnh như mùa Ðông Xuân 1976 - 1977. • Ða số các mùa mưa bão trong thời kỳ En Nino thường ít mưa (9/14 mùa tổng chuẩn sai mưa từ tháng V ñến tháng X có giá trị âm) và ít bão, tổng số bão và áp thấp nhiệt ñới ảnh hưởng ñến Việt Nam trong các mùa này ñều từ 6 cơn trở xuống, không có trường hợp ngoại lệ. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 181 3. Thời tiết mùa liền sau En Nino • Ða số mùa Ðông Xuân sau thời kỳ En Nino là mùa Ðông Xuân tương ñối ấm (chiếm tỷ lệ 4/6), tuy nhiên, trong 2 mùa Ðông Xuân lạnh hơn trung bình có một mùa khá lạnh, tổng chuẩn sai nhiệt ñộ cả mùa xuống tới - 9,0 0 C. • Ða số các mùa bão liền sau thời kỳ En Nino thường có lượng mưa ñạt trung bình nhiều năm (4/5 trường hợp), nhưng số lượng cơn bão thì thất thường, không có quy luật rõ rệt, có năm chỉ có 2 cơn bão, nhưng năm khác có ñến 11 cơn bão. e) Những biến ñổi của nhiệt ñộ trên lãnh thổ Việt Nam thập kỷ 1986 - 1995. 1. Nguồn gốc các số liệu. Chuỗi số liệu ñược khai thác là Clim của 40 trạm khí hậu phân bố ñều khắp trên phạm vi cả nước trong 10 năm từ tháng 1/1986 ñến tháng 12/1995. Các chuẩn khí hậu ñược khai thác trong chương trình cấp Nhà nước (mã số 42-A) ñã ñược nghiệm thu. 2. Biến ñổi của các loại nhiệt ñộ trung bình. Nhiệt ñộ trung bình năm. Xu thế biến ñổi của nhiệt ñộ trung bình năm trên lãnh thổ Việt Nam trong thập kỷ này ñược chia thành hai miền rõ rệt: miền Bắc (tính từ Huế trở ra) có nhiệt ñộ trung bình năm tăng từ 0,2 - 0,4 0 C, ngược lại miền Nam (tính từ Huế trở vào) giảm từ 0,1 - 0,2 0 C. Nhiệt ñộ trung bình mùa hè (tháng 6, 7, 8) Nhiệt ñộ trung bình mùa hè trên phần lớn lãnh thổ trong thập kỷ tăng trung bình từ 0,2 - 0,4 0 C, trong ñó xen kẽ có một số vùng giảm như Cao Bằng, ven biển Trung Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Nhiệt ñộ trung bình mùa ñông (tháng 12, 1, 2) Nhiệt ñộ trung bình mùa ñông trên phần lớn lãnh thổ miền Bắc trong thập kỷ tăng trung bình từ 0,4 - 0,8 0 C, trong khi lãnh thổ miền Nam lại giảm trung bình từ 0,2 - 0,4 0 C. Như vậy, ở miền Bắc và ven biển Nam Trung Bộ nhiệt ñộ trung bình năm, trung bình mùa ñông và trung bình mùa hè trong thập kỷ ñều tăng, nhiệt ñộ trung bình mùa ñông tăng mạnh hơn nhiệt ñộ trung bình mùa hè khoảng 2 lần. Xu thế biến ñổi của nhiệt ñộ trung bình năm, trung bình mùa ñông và trung bình mùa hè ở miền Nam trong thập kỷ diễn ra phức tạp hơn so với miền Bắc, nhưng nếu xem xét chi tiết hơn có thể thấy một số ñặc ñiểm như sau: - Vùng Bắc Tây Nguyên nhiệt ñộ trung bình năm và trung bình mùa hè tăng, nhưng nhiệt ñộ trung bình mùa ñông lại giảm - Vùng ñồng bằng sông Cửu Long nhiệt ñộ trung bình năm, trung bình mùa hè và trung bình mùa ñông ñều giảm. 3. Biến ñổi của nhiệt ñộ tối cao. Nhiệt ñộ tối cao trung bình năm. Nhiệt ñộ tối cao trung bình năm trên phần lớn lãnh thổ trong thập kỷ tăng trung bình từ 0,2 - 0,4 0 C, ñặc biệt ở Tây Ninh tăng ñến 1,1 0 C, nhưng xen kẽ có một số khu vực giảm, tập trung ở Tây Nguyên, vùng núi Bắc Bộ và miền Tây Nam Bộ. Nhiệt ñộ tối cao trung bình mùa hè. Nhiệt ñộ tối cao trung bình mùa hè trên phần lớn lãnh thổ trong thập kỷ tăng trung bình từ 0,2 - 0,8 0 C, ñặc biệt ở Tây Ninh tăng ñến 1,3 0 C, riêng vùng ven biển Nam Trung Bộ từ 0,3 - 0,5 0 C. Khu vực có nhiệt ñộ tối cao trung bình mùa hè giảm xảy ra tập trung ở một vài ñịa phương thuộc vùng núi Bắc Bộ. Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 182 4. Biến ñổi của nhiệt ñộ tối thấp Nhiệt ñộ tối thấp trung bình năm. Nhiệt ñộ tối thấp trung bình năm trên phần lớn lãnh thổ trong thập kỷ tăng trung bình từ 0,3 - 0,6 0 C, riêng một số khu vực nhỏ thuộc Nam Bộ nhiệt ñộ tối thấp trung bình năm lại giảm. Nhiệt ñộ tối thấp trung bình mùa Ðông. Nhiệt ñộ tối thấp trung bình mùa Ðông trên phần lớn lãnh thổ trong thập kỷ tăng trung bình từ 0,6 - 1,0 0 C, ven biển Nam Trung Bộ từ 0,6 - 0,8 0 C, Nam Bộ và Nam Tây Nguyên từ 0,1 - 0,3 0 C, các khu vực ñồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên tăng mạnh nhất trung bình ñạt 1,0 - 1,5 0 C. Như vậy, nhiệt ñộ tối thấp trung bình năm và tối thấp trung bình mùa ñông có xu hướng tăng trên toàn lãnh thổ, loại trừ một vài khu vực nhỏ thuộc Nam Bộ thì ngược lại. Về giá trị, nhiệt ñộ tối thấp trung bình mùa Ðông tăng lớn nhất so với tất cả các yếu tố nhiệt ñộ trung bình khác. Tổng hợp xu thế biến ñổi nhiệt ñộ ở các khu vực (Bảng 9.7). g) Cảnh báo xu thế biến ñổi một số yếu tố thời tiết * Hệ quả xu thế biến ñổi của nhiệt ñộ trung bình năm, trung bình mùa hè và mùa ñông. + Nhiệt ñộ trung bình năm, trung bình mùa hè và trung bình mùa ñông là yếu tố ñược dùng ñể ñánh giá chế ñộ nhiệt của mỗi lãnh thổ hoặc một khu vực. Xu thế biến ñổi của ba yếu tố này ở Việt Nam trong thập kỷ 1986 - 1995 khác nhau giữa hai miền rõ rệt. - Miền Bắc (từ Huế trở ra) và vùng ven biển Nam Trung Bộ ñồng nhất có chuẩn sai dương phù hợp với xu thế ấm lên toàn cầu. Bảng 9.7. Chuẩn sai nhiệt ñộ trung bình của thập kỷ 1986 - 1995 ( 0 C) (Khoảng giá trị phổ biến ở từng khu vực) Nhiệt ñộ trung bình Vùng núi BB Ðồng bằng BB Bắc TB Ven biển NTB Bắc Tây Nguyên Nam Tây Nguyên Nam Bộ Năm 0.2÷0.4 0.2÷0.4 0.2÷0.4 0.1÷0.2 -0.1 -0.2 -0.1 -0.2 -0.1 -0.2 mùa Hè 0.2÷0.4 0.2÷0.4 0.1÷0.4 0.2÷0.3 0.1÷0.1 -0.5 -0.5 xxx mùa Ðông 0.4÷0.8 0.4÷0.8 0.3÷0.6 0.1÷0.1 -0.2 -0.3 xxx -0.1 -0.4 Tối cao TB năm xxx 0.2÷0.4 0.2÷0.4 0.2÷0.4 -0.1 -0.1 xxx 0.2÷0.4 Tối cao mùa Hè xxx 0.3÷0.6 0.5÷0.8 0.3÷0.5 0.6÷0.7 0.1÷0.6 0.2÷0.6 Tối thấp TB năm 0.4÷0.6 0.4÷0.8 0.4÷0.6 0.4÷0.6 0.4÷0.6 0.1÷0.3 xxx Tối thấp mùa Ðông 0.6÷1,0 1.0÷1,5 1.2÷1,3 0.6÷0,8 1.5÷1,8 0.2÷0,3 0.2÷0,4 Ghi chú: xxx - xu thế biến ñổi không ñồng nhất, nơi tăng xen kẽ nơi giảm. - Miền Nam (từ Huế trở vào) tương ñối ñồng nhất có chuẩn sai âm ngược với xu thế ấm lên toàn cầu. Xu thế ấm lên ở miền Bắc, lạnh ñi ở miền Nam sẽ làm tăng cường hoàn lưu hướng Ðông và suy yếu hoàn lưu hướng Tây, tính trung bình giá trị của sự thay ñổi tốc ñộ gió có thể ñạt từ 0,4 - 0,8m/s một năm ở lớp khí quyền từ mặt ñết ñến ñộ cao 5km. Sự thay ñổi ñó sẽ dẫn ñến sự thay ñổi những hiện tượng thời tiết liên quan như suy giảm lượng mưa ở sườn Tây Trường Sơn, suy giảm gió khô nóng, tăng cường lượng mưa ở sườn Ðông Trường Sơn. * Hệ quả xu thế biến ñổi nhiệt ñộ tối thấp trung bình năm và nhiệt ñộ tối thấp mùa ñông. Nhiệt ñộ tối thấp trung bình năm và nhiệt ñộ tối thấp trung bình mùa Ðông trên toàn lãnh thổ trong thập kỷ có xu thế tăng mạnh, ñiều ñó phù hợp với xu thế ấm lên toàn cầu và là dấu hiệu cảnh báo sự suy giảm tính khắc nghiệt của nền nhiệt ñộ thấp mùa ñông trong những năm tới, ñặc biệt ở miền Bắc và khu vực Tây Nguyên * Hệ quả xu thế biến ñổi nhiệt ñộ tối cao trung bình năm và nhiệt ñộ tối cao mùa hè: Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 183 Nhiệt ñộ tối cao trung bình năm và nhiêt ñộ tối cao trung bình muà hè trên toàn lãnh thổ trong thập kỷ qua có xu thế tăng phù hợp với xu thế ấm lên toàn cầu, là dấu hiệu cảnh báo sự tăng cường tính khắc nghiệt của nền nhiệt ñộ cao trong mùa hè ñặc biệt ñối với các khu vưc Bắc Trung Bộ va Bắc Tây Nguyên. 4.8. Nghiên cứu hệ quả của BÐKH ở Việt Nam a) Hệ quả của biến ñổi khí hậu Ðối với hệ sinh thái rừng: Kết quả nghiên cứu hệ quả của BÐKH ở vùng rừng Ninh Thuận, Bình Thuận cho thấy, Vùng này trước kia có diện tích rừng 1.154.500 ha nhưng nay bị tàn phá tới 48% tổng diện tích rừng của tỉnh. Số diện tích rừng còn lại cũng chỉ là rừng thưa, cây thấp. Do rừng bị phá hoại nghiêm trọng, không có cây che phủ mà nguồn nước cạn kiệt, nhiệt ñộ ñất và không khí tăng lên rõ rệt. Dự ñoán rằng tới năm 2070 nhiệt ñộ có thể tăng tới trên 1 0 C so với hiện nay. Ðể ổn ñịnh ñược chế ñộ nhiệt ẩm ở vùng này, giải pháp duy nhất là trồng rừng và tích trữ nguồn nước. Ðối với rừng ngập mặn ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng 8 có tới 400.000 ha (theo Maurand, 1943) chủ yếu ở Nam Bộ, ñặc biệt là ở Cà Mau, Sóc Trăng và Biên Hoà. Rừng ngập mặn có tác dụng quan trọng là bảo vệ tốt vùng ven biển, hạn chế sự thâm nhập của mặn vào ñất liền và duy trì một hệ sinh thái biển cân bằng. Trong những năm gần ñây, rừng ngập mặn ở Việt Nam bị phá hoại nghiêm trọng, một phần lớn do con người vì mục ñích kinh tế (như phá ñể nuôi tồm sú, cá), mặt khác, do hoạt ñộng của các dòng hải lưu nóng, mực nước biển dâng lên làm chìm ngập các rừng ngập mặn. Sự tăng dần mực nước biển là hệ quả của BÐKH. Khi nhiệt ñộ tăng dần làm tan các khối băng ở các cực của trái ñất, nước dồn về các vùng vĩ ñộ thấp. Cần từng bước khôi phục lại rừng ngập mặn, hạn chế việc phá rừng ngập mặn ñể nuôi tôm hay mục ñích kinh tế khác. Việc khôi phục lại rừng ngập mặn là công việc cực kỳ khó khăn và tốn kém. Vấn ñề sử dụng năng lượng ở Việt Nam: Hiện nay, do việc cung cấp, tiêu thụ năng lượng thương mại ở Việt Nam gia tăng rất nhanh chóng, ñặc biệt là tiêu thụ dầu hoả, xăng, nhớt và than. Do hậu quả ñó mà các chất khí nhà kính tăng lên, thúc ñẩy quá trình BÐKH ở Việt Nam. BÐKH và tài nguyên nước: Việt Nam ñược mệnh danh là xứ sở của tài nguyên nước, nhưng hiện tại ñã diễn ra sự phân phối nước không ñồng ñều, nơi thì thiếu nước do bị ô nhiễm, nơi thì thừa nước. Tình trạng thiếu nước ñã ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo dự báo tới năm 2070 ở một số vùng, nhất là ở Trung Bộ, lũ lụt sẽ tăng từ 4 ñến 8%. Nhưng cũng có một số vùng khác như ở miền Bắc Việt Nam lũ sẽ giảm ñi. BÐKH và sản xuất nông nghiệp: Ngoài sự tác ñộng của các yếu tố khí tượng như nhiệt ñộ, lượng mưa, ñộ ẩm , người ta nhận thấy rằng, do nồng ñộ CO 2 tăng từ 228 ppmv ñến 255 ppmv, cường ñộ quang hợp của một số loại cây trồng cũng tăng lên nên sinh khối và năng suất kinh tế của chúng cũng tăng. Nhưng sự thiếu nước và sự tàn phá thảm thực vật tăng lên gấp bội nên khả năng tăng sinh khối không bù ñắp ñược sự mất mát về sản lượng lương thực, thực phẩm. Vì thế, vấn ñề an toàn lương thực ñang ñặt ra một bài toán khó ñối với nhu cầu của dân số ñang bùng nổ. b) Những giải pháp ứng phó với BÐKH • Bằng các phương tiện truyền thông ñại chúng tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường trong trường học làm cho mọi người có ý thức trách nhiệm cao, tự giác trong mọi hành ñộng, Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 184 bảo vệ tốt môi trường sống của mình. Các luật bảo vệ môi trường cần ñược thi hành nghiêm chỉnh. • Các giải pháp cần thực hiện tốt, trước hết là bảo vệ các loại rừng tự nhiên, rừng tái sinh, rừng ngập mặn. Trồng mới các loại rừng; tìm mọi cách dự trữ nước và phân phối sử dụng các nguồn nước một cách hợp lý. • Có chính sách và luật lệ về sử dụng năng lượng, ñặc biệt là năng lượng thương mại như than ñá, dầu khí và ñiện. Hạn chế tới mức tối ña sự thải ra các chất khí nhà kính. • Có các quy ñịnh về xử lý các chất thải từ các hoạt ñộng công nghiệp, từ các ngành sản xuất và trong sinh hoạt ñể bảo vệ nguồn nước và ñất trồng trọt. • Cảnh báo về việc các nước chậm phát triển hiện ñang bị các nước công nghiệp làm ô nhiễm lòng ñất của mình bởi những chất thải công nghiệp có ñộ ñộc hại rất cao. • Phat triển các hoạt ñộng dịch vụ khí tượng nông nghiệp, phòng tránh thiên tai và sâu bệnh như chọn giống cây dự phòng, vẽ bản ñồ khí hậu, thiết kế ñai rừng chống gió, bảo hiểm thiên tai • Giám sát và cảnh báo về thời tiết trong các giai ñoạn vật hậu xung yếu của cây trồng. Trong Hội thảo Acra về nhu cầu và triển vọng của khí tượng nông nghiệp thế kỷ XXI ñã ñề xuất Dự án “Canh tác ứng phó” với mục tiêu chính là kiểm kê tài nguyên khí hậu, dự báo thời tiêt tương lai, nghiên cứu nhu cầu của cây trồng về khí hậu, ñưa ra các giải pháp kỹ thuật ðó chính là những giải pháp ứng phó với sự biến ñổi của khí hậu. 5. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy nêu khái niệm về biến ñổi khí hậu ? Các thời kỳ biến ñổi khí hậu ? 2. Hãy phân tích nguyên nhân và phương pháp nghiên cứu biến ñổi khí hậu thời ñại ñịa chất ? ðặc ñiểm khí hậu hậu kỳ băng hà kỷ ñệ tứ ? 3. Anh, chị hãy nêu rõ những căn cứ ñể nghiên cứu biến ñổi khí hậu thời ñại lịch sử ? Những quan ñiểm và cơ sở khoa học của chúng về biến ñổi khí hậu thời ñại lịch sử ? 4. Anh, chị hãy phân tích ñặc ñiểm của khí quyển và những tác nhân gây nên biến ñổi khí hậu thời ñại hiện nay ? 5. Thế nào là hiệu ứng nhà kính ? Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính ? Những tác ñộng do hiệu ứng nhà kính gây nên ? 6. Thế nào là suy thoái tầng ôzôn ? Quá trình suy thoái tầng ôzôn xảy ra như thế nào ? Tác ñộng của tầng ôzôn ñến biến ñổi khí hâu thời ñại ngày nay ? 7. Anh, chị hãy phân tích khái niệm về hiện tượng En Nino và La Nina ? Mối quan hệ giữa ÉNSO và những biến ñổi khí hậu thời ñại ngày nay ? 8. Hãy nêu phương pháp xác ñịnh chỉ số En Ninô và chỉ số SO ? Ý nghĩa của các chỉ số ñó ? 9. Anh, chị hãy phân tích cơ chế hiện tượng En Nino và La Nina ? Những ảnh hưởng của chúng ñối với thời tiết của các vùng ? 10. Anh, chị hãy phân tích tình hình biến ñổi khí hậu trong thời ñại hiện nay ? thông báo của WMO về tình trạng biến ñổi khí hậu hiện nay ? Dự thảo báo cáo lần thứ 3 của Ban Liên chính phủ về biến ñổi khí hậu (IPCC) ñưa ra những rủi ro chính gì ? 11. Hãy nêu những ñặc ñiểm chính của En Nino trong những năm gần ñây ?Ảnh hưởng của En Nino ñối với thời tiết ở nước ta ? 12. Hãy phân tích những kết quả nghiên cứu về biến ñổi chế ñộ nhiệt ở Việt Nam trong thập kỷ 1985 - 1995 ? 13. Anh, chị hãy nêu hệ quả của biến ñổi khí hậu ở nước ta và những giải pháp ứng phó với biến ñổi khí hậu ? Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp 185 Chương X. SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU 1.1. Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp ở các vùng chưa có những căn cứ khoa học về sử dụng tài nguyên khí hậu nông nghiệp. Các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh hình thành một cách tự phát, phát triển ồ ạt, vì thế ñã có những tổn thất lớn do ñiều kiện thời tiết, khí hậu gây ra. Ðặc biệt, ñứng trước yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, vừa ñảm bảo lương thực, thực phẩm trong nước, vừa ñáp ứng nhu cầu hàng hoá ñể xuất khẩu, nền nông nghiệp trong những năm qua ñã ñẩy mạnh chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích các giống cây trồng mới, giống ưu thế lai, các công nghệ Khí hậu là loại tài nguyên vô cùng quý giá, quyết ñịnh sự sống còn c ủa một dân tộc. Loại tài nguyên này có thể ngày càng phong phú hay cạn kiệt là tuỳ thuộc vào sự khai thác v à bảo vệ của con người. Bằng những biện pháp khác nhau, con người có thể làm cho khí hậu một vùng trở nên phong phú, ngược lại tài nguyên sẽ bị cạn kiệt, khi ñó các yêu c ầu của cây trồng vật nuôi không ñược bảo ñảm, nguồn nước bị thiếu nghiêm tr ọng, lũ lụt, lở ñất, xói mòn ñất Sản xuất b ị ngừng trệ, năng suất cây trồng thấp dẫn tới nạn thiếu lương thực, rau xanh và quả tươi cùng các nguồn thực phẩm khác. Nguồn nư ớc thiếu hụt dẫn tới thiếu nước uống và nước sinh hoạt, từ ñó phát sinh bệnh tật và nhiều tệ nạn x ã hội. Vì vậy phải tiến hành những biện pháp bảo vệ có hiệu quả, thường xuy ên và lâu dài tài nguyên khí hậu ñất nước. Khác với các nguồn tài nguyên không có kh ả năng phục hồi như khoáng sản, dầu mỏ , khí hậu nếu ñược khai thác và s ử dụng hợp lý sẽ không bao giờ bị cạn kiệt, hơn nữa, chúng còn có thể ñược cải thiện tốt hơn. Từ trư ớc ñến nay, tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cùng với các tổ chức Quốc tế khác nh ư FAO, ICRAF và các Quốc gia ñều ñã rất chú trọng nghiên cứu nguồn tài nguyên khí h ậu, khai thác chúng một cách hợp lý ñể ñem lại hiệu quả kinh tế cao và môi trư ờng bền vững. Các kết quả nghiên cứu khí hậu nông nghiệp ở vùng ðông Nam Á áp dụng trong ñề án "Các v ùng sinh thái nông nghiệp (1978 - 1981) của FAO ñã sử dụng khái niệm "Ðộ dài mùa s ản xuất", căn cứ vào cân bằng nước, tiềm năng về bức xạ và nhiệt , cân ñối giữa ñất ñai v à cây trồng lập nên các biến khí hậu nông nghiệp. Công trình này ñã coi các y ếu tố khí hậu nông nghiệp là tài nguyên ñầu tư vào các quá trình sản xuất. Tài nguyên khí h ậu nông nghiệp chẳng những có tầm quan trọng trong việc xác ñịnh chiến lư ợc phát triển nông nghiệp mà còn có ý nghĩa ñối với việc xây dựng các quy trình k ỹ thuật sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Ở nư ớc ta, ñể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, trong công cuộc công nghi ệp hoá, hiện ñại hoá, sản xuất nông nghiệp phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước, lơi thế của một nền nông nghiệp nhiệt ñới, ñưa ti ến bộ kỹ thuật mới, ñặc biệt là các thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất Ðối với tài nguy ên khí hậu, chúng ta rất cần phải có những chính sách nghiên c ứu, khai thác, sử dụng hợp lý ñể phục vụ ñắc lực cho những nhiệm vụ chiến lược phát triển nông nghiệp. [...]... th i v gieo ngày 23/II-2003 t i Gia Lâm, Hà N i thu ñư c như sau: 193 Trư ng ð i h c Nông nghi p 1 - Giáo trình Khí tư ng Nông nghi p - B ng 10.2 Nhu c u nư c, lư ng nư c tư i và m c gi m năng su t do nư c gây ra Ch tiêu ñánh giá Gieo 3 lá 0,45 10,1 39, 4 45,3 -5 ,9 87,6 0,3 Giai ño n sinh trư ng 3 lá Ra hoa - Qu ch cra hoa qu ch c thu ho ch 0 ,95 1,0 0,45 4,5 6 ,9 11,0 56,8 84,3 62,8... i là các khí ñoàn: • Kh i không khí c c ñ i: là các kh i không khí n m t vĩ tuy n 700 ñ n 2 ñ a c c Các kh i khí này r t khô và l nh do hình thành trên m t ñ m ñóng băng • Các kh i không khí ôn ñ i: hình thành kho ng vĩ ñ t 400 - 700 Nh ng kh i khí này không l nh giá b ng kh i không khí c c ñ i • Kh i không khí nhi t ñ i: hình thành vùng nhi t ñ i vĩ ñ t 100 - 400 Ð c ñi m c a kh i không khí nhi t... Trung tâm Khí tư ng nông nghi p, Vi n Khí tư ng - Thu văn ( 199 1) cho th y: năng su t khoai tây t l thu n v i b c x quang h p (PAR) mà cây nh n ñư c trong các th i v khác nhau (b ng 10.3) B ng 10.3 Năng su t khoai tây các th i v có b c x quang h p khác nhau Th i v tr ng Ch s 10/10 PAR Ya PAR 20/10 Năng su t 10 16,70 26,40 15,10 m c xác su t ñ m b o PAR (%) 50 13,40 21,10 12,60 90 12,10 19, 10 11,30 194 Trư... yield) - năng su t ti m năng (t /ha) η - h s s d ng b c x quang h p (PAR) c a cây tr ng: Ð u tương: η = 0,01 5-0 ,025; Lúa: η = 0,01 5-0 ,030 L c: η = 0,01 5-0 ,025; Khoai tây: η = 0,025; Ngô : η = 0,015 - 0,045 Keco - h s kinh t , ñư c tính b ng công th c: Năng su t kinh t Keco = Năng su t sinh v t h c H s kinh t c a m t s lo i cây tr ng như sau: Lúa Keco = 0,4 0-0 ,55; Ngô Keco = 0,30 - 0,5;... c a các y u t khí tư ng x y ra r t nh Nhưng vùng gi a các kh i không khí thì các y u t khí tư ng thay ñ i r t l n Do các kh i Trư ng ð i h c Nông nghi p 1 - Giáo trình Khí tư ng Nông nghi p - 196 không khí ñư c hình thành trên các vĩ ñ khác nhau, trên b m t l c ñ a hay ñ i dương nên các tính ch t v t lý như nhi t ñ , ñ m r t khác nhau Ngư i ta chia các kh i không khí trên ñ a c... i h c Nông nghi p 1 - Giáo trình Khí tư ng Nông nghi p - 2 M T S GI I PHÁP S D NG H P LÝ TÀI NGUYÊN KHÍ H U 2.1 C ng c h th ng chính sách C ng c h th ng chính sách phát tri n s n xu t và nghiên c u khoa h c, ng d ng các ti n b khoa h c k thu t, các thông tin khí tư ng nông nghi p nh m khai thác h p lý tài nguyên khí h u nông nghi p Nhà nư c ñã thông qua lu t môi trư ng, trong ñó... Keco = 0,30 - 0,5; ð u tương Keco = 0, 25 - 0,35; L c Keco = 0, 34 - 0,57; Khoai tây Keco = 0,40 - 0,71 PAR- b c x quang h p (cal/cm2/v ) Tuỳ thu c vào t ng th i v trong năm và vào th i gian sinh trư ng c a cây tr ng Ð i v i lúa PAR kho ng 25. 494 cal/cm2/v q - năng lư ng tính b ng calo khi ñ t 1 gam (ho c 1 kg) v t ch t khô c a m i lo i cây (q c a lúa là 376 0-4 000 calo/kg) Ðưa các d ki n ñã có vào công... b o PAR (%) 50 13,40 21,10 12,60 90 12,10 19, 10 11,30 194 Trư ng ð i h c Nông nghi p 1 - Giáo trình Khí tư ng Nông nghi p - Ya 24,30 20,20 18,10 30/10 PAR 13 ,90 11,70 10,60 23,40 19, 70 17,80 Ya 10/11 PAR 12,30 11,50 10,50 22,80 21,40 19, 60 Ya Chú thích: PAR - B c x quang h p (Kcal/cm2/v ); Ya - Năng su t th c t (t n/ha) Vi c ch n th i v phù h p không nh ng ñ m b o ñư c b c x quang... di chuy n: • Front l nh (xem hình 4.4) xu t hi n khi kh i không khí l nh ti n v phía kh i không khí nóng Kh i khí l nh ch y bên dư i kh i không khí nóng và ti n lên phía trư c thành m t cái nêm tày mũi ñ y kh i không khí nóng lên cao Khi front l nh ñi qua thì nhi t ñ gi m ñi rõ r t vì không khí l nh ñ n thay th cho không khí nóng Không khí nóng b ñ y lên cao làm hơi nư c ngưng k t l i trên m t front... dàng ñi u ch nh th i gian tr vào ñi u ki n khí h u thu n l i, tránh ñư c thiên ta x y ra 195 Trư ng ð i h c Nông nghi p 1 - Giáo trình Khí tư ng Nông nghi p - 4 CÂU H I ÔN T P 1 2 3 4 5 6 Anh, ch hãy phân tích th c tr ng c a công tác s d ng và qu n lý tài nguyên khí h u Vi t Nam ? M t s gi i pháp khai thác và s d ng h p lý tài nguyên khí h u ? Theo anh, ch trong nh ng gi i pháp . 5 8 3 16 +33,8 -3 ,5 198 7 11/ 198 6 12/ 198 7 8 6 3 17 +17,1 +0 ,9 199 1 3/ 199 1 7/ 199 2 6 6 2 14 +13,5 -1 ,7 199 3 3/ 199 3 6/ 199 3 1 2 1 4 +3,7 -0 ,7 199 7 3/ 199 7 1 1 +15,3 . 1/ 199 6 1 1 8 10 +11,3 -5 ,0 196 9 3 196 9 12/ 196 9 2 1 7 10 +9, 0 +0,1 197 2 2/ 197 2 1/ 197 3 6 1 5 12 +23,4 -2 ,7 197 6 5/ 197 6 1/ 197 7 1 1 7 9 +10,7 -2 ,8 198 2 7/ 198 2 10/ 198 3 . 5/ 195 1 11/ 195 1 1 2 4 7 +10,5 +0,8 195 3 3/ 195 3 9/ 195 3 1 1 5 7 +11,1 -0 ,5 195 7 2/ 195 7 4/ 195 8 3 1 11 15 +13 ,9 -0 ,7 196 3 8/ 196 3 10/ 196 3 1 1 1 3 +1,8 -0 ,6 196 5 4/ 196 5

Ngày đăng: 11/07/2014, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN