Trường THCS Hoàng Văn Thụ Đề cương ôn tập Hoá Học 8 ĐỀ CUƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC 8 CHUYÊN ĐỀ 1: I: Phần lý thuyết: Hoá học là gì? Hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng. 1: Chất – Vật Thể - Hỗn Hợp a: Vật thể: Những vật dụng tồn tại biệt lập xung quanh ta hoặc trong không gian được gọi là vật thể. VD: cái kim, xe đạp, bàn, ghế, các hành tinh …. Được gọi là vật thể. b: Chất: Chất là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Mỗi chất(tinh khiết) đều có những tính chất vật lí và hoá học nhất định. VD: Nhôm làm nên soong, nồi, chảo… Một chất có thể tạo ra nhiều vật thể và một vật thể có thể được tạo ra từ nhiều chất. HS cho VD Chất tinh khiết là tập hợp chỉ gồm một loại phân tử c: Hỗn Hợp Hỗn hợp là tập hợp gồm nhiều loại phân tử trộn lãn vào nhau. - Có tính chất thay đổi tuỳ theo các chất trong hỗn hợp. - Tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp bằng các phương pháp vật lí và hoá học. Hỗn hợp có thể là hỗn hợp các chất rắn(VD: bột sắt và bmột đồng trộn lẫn vào nhau), hỗn hợp các chất khí(VD: không khí là hỗn hợp của oxi, nitơ và các khí khác), hỗn hợp các chất lỏng(VD: nước đường và giấm) hay hỗn hợp giữa chất lỏng và chất rắn(VD: nước muối gồm nước và muối) 2: Cấu tạo nguyên tử: a: Định nghĩa: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hật nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm. Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử được bảo toàn không bịo chia nhỏ b: Kích thước nguyên tử: Nguyên tử như một quả cầu cực kì nhỏ bé, đường kính khoảng 10 -8 Cm Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau. Mọi nguyên tử đều cấu tạo bởi các hạt proton, nơtron, và electron c: Hạt nhân nguyên tử: - Hạt nhân nguyên tử gồm có các hạt proton mang điện tích dương(+1) và nơtron không mang điện. p và n có khối lượng gần bằng nhau và xấp xỉ bằng 1đvC. - Hầu hết khối lượng của nguyên tử đều tập trung ở hạt nhân mặc dù hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích của nguyên tử. - Các e mang điện tích âm, chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân. Mỗi e mang một điện tích âm (-1) và có khối kượng xấp xỉ 1/1840 lần khối lượng của p Vì nguyên tử trung hoà về điện nên bất kì nguyên tử nào đều có: Số p = Số e Giáo Viên: Đặng Trọng Thịnh - 1 - Năm học 2010 -2011 Trường THCS Hoàng Văn Thụ Đề cương ôn tập Hoá Học 8 d: Nguyên tử khối - NTK cho biết độ nặng nhẹ khác nhau giữa các nguyên tử và là đại lượng đặc trưng cho các ngtố. - NTK là khối lượng của nguyên tử tính bằng nguyên tử cácbon( 1đvC = 1/12 khối lượng nguyên tử cácbon). - Cách tính nguyên tử khối: Khối lượng của ngtử A tính bằng gam NTK của A = Khối lượng của 1đvC tính ra gam VD: 2,6568.10 -23 g NTK của oxi = = 16đvC 0,16606.10 -23 g (1/12 ngtử C có khối lượng = 1,9926.10 -23 /12 = 0,16605.10 -23 hoặc 1,66.10 -24 3: Đặc điểm các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử Loại hạt Kí hiệu Điện tích Khối lượng(m) Quan hệ Nhân Proton p + 1 m p ≈ 1đvC m p ≈ 1,6726.10 -24 kg Số p = Số e Nơtron n 0 m n ≈ 1đvC m n ≈ 1,6748.10 -24 kg Vỏ Elêctron e -1 m e ≈ 0,000549đvC m e ≈ 9,11.10 -28 kg (không đáng kể) Khối lượng của nguyên tử bằng tổng số khối lượng của p, n và e. vì khối lượng của e rất nhỏ nên coi khối lượng của hạt nhân chính là khối llượng của nguyên tử 4: Phân tử a: Định nghĩa: phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Những nguyên tố kim loại như Na, Cu, Al, Fe… là phân tử đơn nguyên tử. Trong các phản ứng HH, trật tự lien kết giữa các nguyên tử trong phân tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. b: Phân tử khối: là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cácbon. Cách tính phân tử khối: là tổng số nguyên tử khối của các nguyên tử tạo thành phân tử. VD PTK của H 2 SO 4 = (1x2) + 32 + (16x4) = 98 5: Nguyên tố hoá học - Nguyên tố hoá học là tập những nguyên tử cùng loại , chúng có cùng số proton trong hạt nhân - Các nguyên tử cùng một nguyên tố đều có tính chất hoá học như nhau - Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn ngắn gọn bằng một kí hiệu hóa học. Giáo Viên: Đặng Trọng Thịnh - 2 - Năm học 2010 -2011 Trường THCS Hoàng Văn Thụ Đề cương ôn tập Hoá Học 8 6: Đơn chất – Hợp chất Giáo Viên: Đặng Trọng Thịnh - 3 - Năm học 2010 -2011 CHẤT Do 1 hoặc nhiều nguyên tố hoá học cấu tạo nên Phân tử gồm hai nguyên tử cùng loại trở lên liên kết với nhau. Phần lớn là phi kim: O 2 , N 2 , Cl 2 , H 2 , O 3 Phân tử chỉ có 1 ngtử: - Kim loại: K, Cu, Fe, Al - Một số phi kim: C, S ĐƠN CHẤT Phân tử do nguyên tử của một nguyên tố hoá học cấu tạo nên HỢP CHẤT - Phân tử được tạo thành từ hai nguyên tố HH trở lên. - Phân tử gồm từ hai nguyên tử khác loại trở lên liên kết với nhau(H 2 O, HCl, Na 2 SO 4 …) ĐƠN CHẤT ĐƠN CHẤT KIM LOẠI Kim loại là những chất dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, ở đk thường KL ở trạng thái rắn( trừ thuỷ ngân) + Kim loại hoạt động HH mạnh như: K, Ca, Na, Mg, Al…. + Kim loại hoạt động trung bình như: Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb… + Kim loại hoạt động yếu: Cu, Hg, Ag, Pt, Au ĐƠN CHẤT PHI KIM Phi kim là những chất không có ánh kim, không dẫn điện, không dẫn nhiệt hoặc dẫn điện và dẫn nhiệt rất kém (trừ C có tính dẫn điện) -Ở điều kiện thường: Có phi kim ở trạng thái rắn: C, S, I 2 Có phi kim ở trạng thái lỏng: Br2 Có phi kim ở trạng thái khí: O 2 , Cl 2 , H 2 Trường THCS Hoàng Văn Thụ Đề cương ôn tập Hoá Học 8 7: Công thức hoá học và hoá trị Người ta dùng CTHH để biểu diễn các chất. CTHH được xây dựng từ kí hiệu HH. A: Công thức hoá học của đơn chất: (A x ) - Chỉ có kí hiệu hoá học của một nguyên tố. - Những đơn chất có phân tử đơn nguyên tử thì KHHH chính là CTHH. - CTHH của tất cả các kim loại chính là KHHH của kim loại đó: Na, Al, Cu, Ca… - CTHH của một số phi kim cũng chính là KHHH của phi kim: C, S … - CTHH của các đơn chất là chất khí thì phân tử bao giờ cũng gồm 2 nguyên tử (trừ O 3 ): VD CTHH của oxi là O 2 CTHH của Hiđrô là H 2 CTHH của Clo là Cl 2 CTHH của Nitơ là N 2 B: CTHH của hợp chất: AxBy ; AxByOz…… - Hoá trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với một số nhất định nguyên tử nguyên tố khác. - Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất được quy định: + Hoá trị của nguyên tố H bằng I. Từ đó suy ra hoá trị của nguyên tố khác. VD: Theo công thức AHy thì hoá trị của A bằng y HCl (Cl hoá trị I); H 2 O (oxi hoá trị II) ; CH 4 (cácbon hóa trị IV) - Hóa trị còn được xác định gián tiếp qua nguyên tố Oxi, hoá trị của Oxi được xác định bằng II VD: BOy hoá trị của B = 2y. B2Oy hoá trị của B = y(trừ B là hiđrô) - Trong hợp chất hai nguyên tố AxBy Ta dựa vào quy btắc hoá trị: “ Tích của chỉ số với hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số với hoá trị của nguyên tố kia” Gọi a và b là hoá trị của nguyên tố A và B ta có A a x B b y => x.a = y.b (B có thể là nhóm nguyên tử) • Nếu a = b VD: Ca II x O II y => x . II == y . II ==> x = y vậy CTHH là CaO • Nếu a # b => x/y = b/a VD1 Fe III x Cl I y ==> x . III = y . I => x/y = I/III => x = I , y = III vậy CTHH là FeCl 3 Na I x (SO 4 ) II y ==> x . I = y . II => x/y = II/I => x = II, y = I. vậy CTHHlà Na 2 SO 4 VD2: S VI x O II y => x . VI = y . II => x/y = II/VI = 1/3, vậy CTHH là SO 3 FeIIIx(SO4)IIy => x . III = y . II => x/y = II/ III => x= 2 y = 3 vậy CTHH là Fe 2 (SO 4 ) 3 Từ những ví dụ trên ta suy ra: x/y = b/a = b’/a’ trong đó a’,b’ là những số nguyên dương, là số tối giản của a và b. II: BÀI TẬP ÁP DỤNG PHẦN I: CHẤT Câu 1: Hãy chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống a: Động vật, cây cỏ, sông, hồ là những ……Vở, cây, viết, bàn học, hon da, xe đạp là những…. b: Hạt gạo, củ khoai, quả chuối, quả chanh, quặng apatit, khí, quyển, đại dương là những còn tinh bột, glucozơ, axit xitric, nước, đường, xenlulo, chất dẻo, protein, còn được gọi là……… Giáo Viên: Đặng Trọng Thịnh - 4 - Năm học 2010 -2011 Trường THCS Hoàng Văn Thụ Đề cương ôn tập Hoá Học 8 ĐA: a: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo B: vật thể tự nhiên, chất Câu 2: a: Vì sao nói mỗi chất có những tính chất nhất định? b: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp? Cho VD: Tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp có khác nhau không? c: Cho các chất: Xăng, nitơ, muối ăn, không khí, nước tự nhiên, hơi nước, đường, sữa. hãy sắp xếp đâu là chất tinh khiết, đâu là hỗn hợp Giải: a: Mỗi chất có những tính chất nhất định có nghĩa là lúc nào, ở đâu, nếu trong cùng điều kiện bao giờ nó cũng có những tính chất đó, mỗi chất đều do các phân tử cấu tạo nên mà phân tử thì có những tính chất nhất định do đó mỗi chất có những tính chất nhất định. b: Chất là tập hợp gồm một loại phân tử Hỗn hợp là tập hợp gồm từ hai loại phân tử trở lên Vd: Nước nguyên chất là tập hợp chỉ gồm các phân tử nước, muối tiêu là hỗn hợp gồm muối và tiêu. Tính chất của chất và hỗn hợp luôn khác nhau: VD đường luôn luôn ngọt. hỗn hợp muối trộn với đường vừa ngọt vừa mặn, nếu trộn nhiều muối, ít đường thì vị mặn nhiều hơn vị ngọt. C: Chất tinh khiết: Nitơ, muối ăn, đường, nước tinh khiết Hỗn hợp : các chất còn lại. Câu 3: a: Biết tổng số các loại hạt (p, n, e) trong nguyên tử X là 28 và số hạt không mang điện là 10. Hãy xác định số p trong nguyên tử X ? b: Biết nguyên tử Y có tổng số các loại hạt là 21, trong đó số hạt không mang điện chiếm 33,33% . Xác định cấu tạo của nguyên tử Y GIẢI a: Số p = Số e = 28 10 2 − = 9 b: theo bài ra ta có: Số hạt n = 33,33 21 7 100 x ≈ => số p = số e = 21 7 2 − = 7 => nguyên tử Y có 2 lớp e: lớp 1 có 2e, lớp 2 có 5e Bài 4: Một nguyên tử Z có 16 proton trong hạt nhân. Hãy vẽ cấu tạo nguyên tử Z? GIẢI Vì số p = số e = 16 => lớp 1 có 2e, lớp 2 có 8e, lớp 3 có 6e(vẽ hình) Câu 4 : Trong đoạn văn sau đây, em hãy cho biết từ và cụm từ nào chỉ vật thể, từ và cụm từ nào chỉ chất? Hôm qua em theo mẹ đi chợ để mua hàng. Trong chợ có rất nhiều gian hàng, có gian hang bàn dụng cụ gia đình như: chảo nhôm, soong nồi inox, lọ thuỷ tinh, bát, dĩa sứ, đũa tre, đũa gỗ. Quầy thực phẩm có thịt bò, thịt lợn, giò chả, Hàng khô có bột ngọt, muối, miến, bánh đa…. Và còn nhiều gian hang khác nữa. GIẢI: Vật thể: Chảo nhôm, nồi, soong inox, lọ thuỷ tinh. Bát, đĩa sứ, đũa gỗ, miến, bánh đa. Chất: Sứ, tre, gỗ, bột ngọt, muối, thịt. Giáo Viên: Đặng Trọng Thịnh - 5 - Năm học 2010 -2011 Trường THCS Hoàng Văn Thụ Đề cương ôn tập Hoá Học 8 Bài 5: a: Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp? Có thể thay đổi độ chua của nước chanh băng cách nào? b: Những chất khác nhau có thể có một số tính chất giống nhau được không ? cho VD? c: Người ta trộn rất cẩn thận bột sắt và bột lưu huỳnh rất mịn được một loại bột màu đen. Có thể xem bột đó là hỗn hợp không? GIẢI a: Nước chanh và không khí là hỗn hợp vì: - Trong không khí gồm có oxi, nitơ, và các khí khác… - Trong nước chanh gồm nước, đường, axit xitric b: Những chất khác nhau có thể có những tính chất giống nhau: VD: Tinh bột và đường là những chất bột màu trắng không có mùi, nhưng đường tan trong nước còn thinh bột thì không, đường có vị ngọt khác với tinh bột. c: bột màu đen là hỗn hợp vì nó gồm sắt và lưu huỳnh trộn lẫn vào nhau nhưng tỉ lệ lưu huỳnh nhiều hơn nên bột có màu đen. Bài 6: a: Có một can nhựa đựng dầu hoả có lẫn với nước. Theo em làm cách nào để lấy được dầu hoả. b: Hãy chọ phương pháp mà em cho là thích hợp nhất để thu được muối ăn từ nước muối: Chưng cất Bay hơi Lọc GIẢI a: Ta dốc ngược can nhựa lên, dầu hoả nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên sau đó mở nắp từ từ cho nước chảy ra hết ta được dầu. b: Bay hơi còn chưng cất cũng thu được muối nhưng tốn kém và hao năng lượng. Bài 7: a: Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất riêng biệt: Đường nghiền nhỏ, tinh bột, bột sắt. hãy dựa vào tính chất vật lí đặc trưng của mỗi loại để nhạn biết các chất đựng trong mỗi lọ? b: Trộn lẫn ba chất trên với nhau, làm thế nào để tách riêng bột sắt ra khỏi hỗn hợp? GIẢI: a: dựa vào màu sắc của các chất ta thấy sắt có màu xám, còn tinh bột và đường có màu trắng. ta lấy hai bột màu trắng ở trên hoà vào nước chất nào tan trong nước thì đó là đường còn lại là tinh bột. b: ể tách riêng bột sắt ra khỏi hỗn hợp trên ta dùng nam châm hút bột sắt Bài 8: Để tách chất ra khỏi hỗn hợp có những phương pháp sau: Chưng cất, lọc, làm bay hơi. Hãy chọn phương pháp để: - Tách bụi có trong không khí - Tách rượu nguyên chất từ rượu loãng - Tách nước cất từ nước thường PHẦN II: NGUYÊN TỬ Bài 1: Nguyên tử là gì? So sánh đường kính, khối lượng và tính chất hoá học của các nguyên tử cùng một nguyên tố và các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau? GIẢI Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi các e mang điện tích âm. Những nguyên tử của cùng một nguyên tố có đường kính, khối lượng, tính chất hoá học giống nhau, còn nguyên tử của các nguyên tố khác nhau thì có đường kính, khối lượng và tính chất HH khác nhau. Giáo Viên: Đặng Trọng Thịnh - 6 - Năm học 2010 -2011 Trường THCS Hoàng Văn Thụ Đề cương ôn tập Hoá Học 8 Bài 2: Nguyên tử khối là gì? - Nguyên tử H có nguyên tử khối là 1đvC - Nguyên tử Na có NTK là 23đvC, số hạt p = 11 - Nguyên tử O có NTK là 16, đvC, số hạt p = 8 - Nguyên tử P có NTK là 31, đvC, số hạt p = 15 Mỗi hạt p có khối lượng 1đvC Mỗi hạt n có khối lượng 1đvC Mỗi hạt e có khối lượng 1 1840 đvC Dữa vào dự kiện trên em hãy cho biết số lượng các hạt p, n, e có trong mỗi nguyên tử. GIẢI: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cácbon. Tên nguyên tố Số e Số p Số n H 1 1 0 Na 11 11 12 O 8 8 8 P 15 15 16 Bài 3: Hãy so sánh: - Nguyên tử N nặng hay nhẹ hơn nguyên tử C bao nhiêu lần? - Nguyên tử Na nặng hay nhẹ hơn nguyên tử Ca bao nhiêu lần? - Nguyên tử Fe nặng hay nhẹ hơn nguyên tử Na bao nhiêu lần? GIẢI: - Nguyên tử N nặng hơn nguyên tử C 14 1,2 12 ≈ lần - Nguyên tử Na nhẹ hơn nguyên tử Ca 23 0,57 40 ≈ lần - Nguyên tử Fe nặng hơn nguyên tử Na 56 2,4 23 ≈ lần Bài 4: 1 12 nguyên tử C có khối lượng bằng bao nhiêu gam? Cho VD cách tính NTK? GIẢI: 1 12 nguyên tử C có khối lượng = 23 23 1,9926.10 0,16605.10 12 − − = (g) Vậy 1đvC có khối lượng = 0.16605.10-23 (g) = 1.6605.10-24(g) (1đvC = 1/12 khối lượng nguyên tử C) Khối lượng của nguyên tử oxi VD: NTK của Oxi = = 23 23 2,6568.10 16 0,16605.10 g g − − = Khối lượng của 1đvC Giáo Viên: Đặng Trọng Thịnh - 7 - Năm học 2010 -2011 Trường THCS Hoàng Văn Thụ Đề cương ôn tập Hoá Học 8 Bài 5: a:cho 5 nguyên tử: 12 6 ;A 14 6 ;B 18 8 ;C 16 8 ;D 14 7 E Hai nguyên tử nào có cùng số n: a: A và B, b: B và D, c: B và E, d: C và D B: Khối lượng thực của ngtử O tính ra gam có thể là: A: 2,6568.10 -23 g, B: 2,6.10 -23 g, C: 1,328.10 -23 g, D: 2,6568.10 -22 g GIẢI: a: ta có: NTK = số p + số n => số n = NTK – số p => chỉ có 2 nguyên tử B và D có cùng số n vì: 14 – 6 = 16 – 8 = 8 b: 16 16 1 1 KLO KLO KL dvC KL dvC = ⇒ = × mà KL 1đvC = 0,16605.10 -23 g nên khối lượng thực của nguyên tử O tính ra gam là: 16 x 0,16605.10 -23 g = 2,6568.10 -23 g ĐA: a III: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC Bài 1: Phân biết sự khác nhau giữa hai khái niệm nguyên tố và nguyên tử? Giải - Nguyên tử là danh từ chỉ ngững hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện - Nnguyên tố là danh từ chỉ những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân? Giáo Viên: Đặng Trọng Thịnh - 8 - Năm học 2010 -2011 . nguyên tử thì KHHH chính là CTHH. - CTHH của tất cả các kim loại chính là KHHH của kim loại đó: Na, Al, Cu, Ca… - CTHH của một số phi kim cũng chính là KHHH của phi kim: C, S … - CTHH của các đơn. tử bao giờ cũng gồm 2 nguyên tử (trừ O 3 ): VD CTHH của oxi là O 2 CTHH của Hiđrô là H 2 CTHH của Clo là Cl 2 CTHH của Nitơ là N 2 B: CTHH của hợp chất: AxBy ; AxByOz…… - Hoá trị của nguyên. THCS Hoàng Văn Thụ Đề cương ôn tập Hoá Học 8 7: Công thức hoá học và hoá trị Người ta dùng CTHH để biểu diễn các chất. CTHH được xây dựng từ kí hiệu HH. A: Công thức hoá học của đơn chất: (A x ) -