Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
167,46 KB
Nội dung
Kỹ thuật nuôi bò sữa Chọn bò giống: Bà con chăn nuôi muốn có đàn bò tốt, khi chọn bò cần lưu ý một số điểm sau: - Da mỏng, lông thưa, đầu thanh, cổ nhỏ. - Mông nở, không dốc. - Bốn chân khoẻ, thẳng, ngoại hình cân đối. - Bầu vú đồng đều, to, nở, tĩnh mạch vú to, núm vú to vừa phải và cách đều nhau. Tuổi phối giống cho bò cái hậu bị - bò đang cho sữa Đối với bò cái hậu bị: Phối giống lần đầu phải thoả mãn các điều kiện sau: - Đã có vài chu kỳ động dục trước đó. - Đã hơn 14 tháng tuổi. - Đạt trọng lượng 220 kg. Dưới đây là một số chỉ tiêu áp dụng cho một số giống bò ở nước ta: Giống bò Tháng tuổi Trọng lư ợng kg) Bò lai Sind x Holstein 16 - 18 280 - 300 Bò lai Sind x Jersey 18 - 20 200 - 220 Bò lai Sind x nâu thụy sỹ 16 - 18 260 - 280 Đối với bò đang cho sữa: Sau khi bò cái được phối lại trong khoảng thời gian 50 - 85 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp Bò biểu hiện động dục vào buổi sáng thì thời điểm phối giống thích hợp là buổi chiều cùng ngày (12h). Bò biểu hiện động dục vào buổi trưa hoặc chiều thì phối giống cho bò vào sáng hôm sau. Chăm sóc nuôi dưỡng: Bê bú sữa (từ sơ sinh đến 6tháng tuổi): Bê mới đẻ ra phải lau sạch nhớt ở mồm, mũi cho bê thở, bóc móng, cắt rốn, sát trùng cuống rốn bằng iôt. Cho bê bú ngay sữa đầu, càng sớm càng tốt vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể tự nhiên, giúp bê chống lại bệnh tật, bê bú 4-5 lần/ngày với số lượng trung bình 1,5 lít sữa cho 10 kg thể trọng, có thể cho bê bú bình hoặc bú xô: 1 -2 tuần đầu cho bê bú bình, sau đó tập cho bê bú xô. Bê mới sinh, dạ dày chưa phát triển, sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất trong những tháng đầu sinh trưởng, vì bê chưa ăn được những thức ăn khác. Tuy nhiên, để hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của bê phát triển tốt và bê biết ăn sớm, ta phải tập cho bê ăn sớm. Sau khi đẻ 14-15 ngày nên tập cho bê ăn cỏ non phơi tái có nước miếng của bò mẹ, 20-25 ngày nên tập cho bê ăn thêm một ít thức ăn tinh, từ 15-30 ngày ta có thể kìm hãm sừng phát triển bằng xút đậm đặc (NaOH), bôi vazelin xung quanh góc sừng, không cho xút lan ra: Hằng ngày, nên tắm chải cho bê và cho bê vận động, đi lại, chạy nhảy Những con bê cái sinh đôi cùng với bê đực, không nên chọn làm giống, vì có đến 90% bê này sẽ vô sinh. Bê lỡ (từ 6-12 tháng tuổi): Sáu khi bú sữa mẹ 6 tháng, bê lỡ có thể ăn được một số thức ăn thô xanh và thức ăn tinh. Để bảo đảm cho bê phát triển tốt trên cơ sở khẩu phần TĂ cơ bản hàng ngày: 10-20 kg cỏ, rơm ủ urê 4%, rau , củ , quả, 1- 2 kg TĂ hỗn hợp, bổ sung đá liếm tự do Cần thiết phải xây dựng khẩu phần TĂ hợp lý cho bê lỡ, tắm chải và cho bê vận động nhiều, vì giai đoạn này bê đang phát triển mạnh. Bò tơ (từ 12- 18 tháng tuổi): Để bảo đảm cho bò tơ phát triển tốt, trên cơ sở khẩu phần thức ăn cơ bản hàng ngày: 20-30 kg, cỏ, rơm ủ urê 14%, rau, củ quả, 2-3 kg thức ăn hỗn hợp, bổ sung đá liếm tự dỏ Cần thiết phải xây dựng khẩu phần thức ăn hợp lý cho bò tơ, phải chờ cho bò tơ trên 14 tháng tuổi và trọng lượng trên 200kg, mới bắt đầu cho mang thai. Sau khi phối giống xong, cần phải thường xuyên vệ sinh, tắm chải cho bò, đề phòng bệnh tật, nhiễm trùng vết thương tập cho bò tơ quen dần với người chăm sóc để dễ dàng chăm sóc khi bò đẻ. Bò mang thai: Cần phải nuôi dưỡng bò mang thai thật tốt, để bê sinh ra không bị còi cọc, bò mẹ đỡ mất sức khi mang thai và sau khi sinh.Để tránh tình trạng khó đẻ, bại liệt trước và sau khi sinh, trên cơ sở khẩu phần thức ăn cơ bản hàng ngày: 30-40 kg, cỏ, rơm ủ urê 4%, rau, củ, quả, 3-4 kg thức ăn hỗn hợp, bổ sung đá liếm tự do cần thiết phải xây dựng khẩu phần thức ăn hợp lý cho bò mang thai, cho bò vận động nhiều ở ngoài trời, để tổng hợp Vitamin D3 tránh những tác động mạnh đối với bò đang mang thai, vì dễ gây ra sẩy thai, 1-2 tháng cuối của thời kỳ mang thai nên giảm khẩu phần thức ấn bổ sung, để bò không bị mập quá Hàng ngày, vào thời gian nhất định, dùng khăn nhúng nước ấm, lau và xoa bóp bầu vú 1-2 lần, mỗi lần 3-5 phút, cho bò quen dần với thao tác vắt sữa và bầu vú phát triển tốt. ., Bò đẻ: Thời gian mang thai của bò là 9 tháng 10 ngày, cho nên cần ghi nhớ ngày phối giống đậu thai để tính toán ngày bò đẻ. Trước khi bò đẻ cần lau sạch phần sau của bò, chuẩn bị chỗ cho bò đẻ, lót rơm khô, sạch, chuẩn bị dụng cụ, thuốc thú y cần thiết như dao, kéo, bông, băng, kim chỉ, ống chích và kim chích, cồn sát trùng, thuốc cầm máu Do trọng lượng bê lai sơ sinh cao (Có khi trên 40 kg) nên đôi khi gây ra tình trạng khó đẻ, vì vậy, trong quá trình bò đẻ, cần phải theo dõi, để kịp thời can thiệp, tốt nhất là báo cán bộ thú y đến hỗ trợ. Thời gian bò đẻ thường từ 2-4 giờ. Bò đẻ xong cần phải vệ sinh cho bò và nơi bò đẻ, cho bò mẹ uống cháo loãng pha ít muối, để lấy lại sức. Sau khi bò đẻ 4 - 5 giờ cần phải theo dõi nhau ra, nếu nhau ra chưa hết cần phải can thiệp, tránh tình trạng sót nhau, gây ảnh hưởng không tốt đến vấn đề tiết sữa, nuôi con và sinh đẻ về sau. Bò đang vắt sữa: Giai đoạn này bò mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng, vì phải vừa tiết sữa nuôi con, SX sữa và sinh trưởng phát triển. Trên cơ sở khẩu phần thức ăn (KPTĂ) cơ bản hàng ngày: 40-50 kg cỏ, rơm ủ urê 4%, rau, củ, quả, 4-5 kg thức ăn hỗn hợp, bổ sung đá liếm tự do Cần thiết phải xây dựng KPTĂ hợp lý cho bò đang vắt sữa. Nếu nuôi dưỡng bò mẹ không tốt, bò mẹ phải huyđộng chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể để tiết sữa, làm cho bò mẹ gầy yếu, mất sức và ảnh hưởng không tốt đến bê con Bò cạn sữa: Tùy theo giống bò mà chu kỳ cho sữa dài ngắn có khác nhau, thường là 300 ngày. Khi bò cạn sữa có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau: Ngưng vắt sữa từ 2 lần/ngày xuống 1 lần/ngày, rồi cách 1 ngày vắt 1 lần, rồi cách 2 ngày vắt 1 lần kết hợp giảm KPTĂ, nhất là thức ăn tinh. Ngưng vắt sữa đột ngột. Đang vắt 2 lần/ngày, rồi ngưng ngay không vắt sữa nhất thiết phải giảm mạnh KPTĂ và giá trị dinh dưỡng, giảm hoàn toàn thức ăn tinh, hèm bia, cỏ tươi . Sau khi bò cạn sữa hoàn toàn, phải cho bò ăn lại KPTĂ bình thường, vẫn phải tắm rửa, vệ sinh, luyện tập bầu vú và cho bò vận động bình thường. Kỹ thuật vắt sữa và vệ sinh sữa: Kỹ thuật vắt sữa và vệ sinh sữa ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa. Trước khi vắt sữa cần chuẩn bị dụng cụ và vệ sinh dụng cụ vắt sữa, đựng sữa, người vắt sữa, cơ thể bò, bầu vú, núm vú .xoa bóp bầu vú vừa để kích thích cho sữa dồn xuống. Cần phải vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vắt sữa. Sữa tươi sau khi vắt, chỉ giữ được 3-4 giờ, sau đó bị chua dần và sau 12 giờ thì không sử dụng được nữa, tốt nhất nên bảo quản lạnh. Cách vắt và trình tự vắt:Vắt nắm: Dùng cả 5 ngón tay để bóp núm vú. Vắt nắm bò không bị đau và thu được nhiều sữa; Vắt vuốt. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ để vuốt núm vú. Cách này dùng để vắt khi núm vú ngắn hoặc cần phải vắt kiệt sữa; Trình tự vắt. Vắt chéo núm số 1 và số 4, số 2 và số 3. Biện pháp gia tăng khả năng cho sữa: Đây là biện pháp liên hoàn, bao gồm những vấn đề có liên quan về giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại, kỹ thuật phối giống, kỹ thuật vắt sữa, ngưng vắt sữa, vệ sinh thú y, phòng trị bệnh, thời tiết, khí hậu Sau khi đẻ, bò bắt đầu tiết sữa lượng sữa tăng dần, đạt mức cao nhất vào tháng 2-3, sau đó giảm dần đến tháng thứ 10. Trên cơ sở đó, ta có biện pháp tác động để đạt được hiệu quả kinh tế - kỹ thuật tốt nhất, cũng lả một trong những biện pháp gia tăng khả năng cho sữa Vật liệu: - Vật liệu nặng theo hướng dẫn sản xuất công nghiệp và quy mô đàn gia súc lớn. - Vật liệu nhẹ, nền ciment, mái lá, vách ngăn bằng tường gỗ, tuỳ theo điều kiện gia đình. Nhu cầu diện tích: Chỗ ở: 6 - 8 m 2 /con. Sân chơi: 10 - 12 m 2 /con Nền chuồng: Nền chuồng không quá nhám, quá trơn, độ dốc nền là 1% Kiểu chuồng: Chuồng vắt sữa (chuồng ép): Diện tích chuồng 2,4m x 1,2m. + Mục đích: Vắt sữa, cung cấp thức ăn riêng lẻ, cố định phối giống và can thiệp khi cần thiết. - Chuồng nuôi bê: Vị trí chuồng nuôi xây gần chuồng vắt sữa để kích thích phản xạ xuống sữa của bò mẹ. Diện tích: 1,3m x 1m Nền cao hơn mặt đất và có khe hở thoát nước. Tắm chải sạch sẽ cho bò, vệ sinh chuồng trại máng ăn, máng uống, ngay 2 lần, định kỳ phát quang khu vực xung quanh chuồng trại, khai thông cống rãnh và sát trùng chuồng trại Định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như dịch tả; tụ huyết trùng, lở mồm long móng (FMD), sảy thai truyền nhiễm, lao theo đặc đếm dịch tễ học của dùng và qui định của cơ quan thú y. Phòng và xử lý tốt các bệnh thông thường và sản khoa như viêm vú, viêm tử cung, sót nhau kiểm soát nội, ngoại ký sinh trùng như ve, ghẻ, ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là ký sinh trùng đường máu (tiêm mao trùng, lê dạng trùng). Nước uống: Phải luôn cung cấp đầy đủ nước uống cho bò. - Nếu nhiệt độ môi trường là 33 OC - 40 OC thì nhu cầu nước uống cho một con bò là 20 - 30 lít/ngày; * Lưu ý: Trong một lít nước uống cho bò nên bổ xung 10 -15g muối cho bò uống. Thức ăn: * Thức ăn cho bò sữa gồm 3 nhóm: - Nhóm 1: Thức ăn khô (rơm, cỏ, cỏ ủ chua, mật rỉ đường, củ quả ) - Nhóm 2: Thức ăn tinh là thức ăn hỗn hợp, thức ăn này nhằm cân bằng dinh dưỡng và cung cấp thêm các chất dinh dưỡng khi bò cho năng xuất sữa cao.Trên thị trường cám hỗn hợp hiện nay dùng cho bò sữa có hiệu quả cao nhất, năng xuất cao nhất, bò không bị hao mòn, nhanh lên giống, thời gian khai thác kéo dài. Đó là thức ăn gia súc Con Cò C40 của CTy thức ăn gia súc Con Cò. - Nhóm 3: Thức ăn bổ xung: Nhằm bổ xung khoáng cho bò sữa. Thông thường người ta tạo đá liếm cho bò. * Nhu cầu sử dụng thức ăn Con Cò C40 cho bò: 0,4kg Con Cò C40 x số lít sữa sản xuất mỗi ngày Cách dùng: Cho bò ăn đủ rơm, cỏ tươi để bò SX sữa bình thường. Cho ăn bổ xung cám Con Cò C40 để sản lượng sữa tăng lên. Cứ 0,4kg cám Con Cò C40 sẽ tăng lên thêm một lít sữa Ngừng cho ăn Con Cò C40 15 ngày trước khi cạn sữa. * Lưu ý: Khi sử dụng thức ăn cho bò sữa [...]...- Khi cho ăn nhiều thức ăn tinh, giảm tỷ lệ thức ăn xơ dễ gây rối loạn tiêu hoá - Cho ăn ít thức ăn tinh ảnh hưởng tiết sữa, lên giống và trọng lượng bê sơ sinh Vì vậy khi cho bò sữa ăn thức ăn tinh phải theo hướng dẫn của nơi sản xuất “ . toàn, phải cho bò ăn lại KPTĂ bình thường, vẫn phải tắm rửa, vệ sinh, luyện tập bầu vú và cho bò vận động bình thường. Kỹ thuật vắt sữa và vệ sinh sữa: Kỹ thuật vắt sữa và vệ sinh sữa ảnh hưởng. lượng và hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa. Trước khi vắt sữa cần chuẩn bị dụng cụ và vệ sinh dụng cụ vắt sữa, đựng sữa, người vắt sữa, cơ thể bò, bầu vú, núm vú .xoa bóp bầu. Kỹ thuật nuôi bò sữa Chọn bò giống: Bà con chăn nuôi muốn có đàn bò tốt, khi chọn bò cần lưu ý một số điểm sau: - Da mỏng, lông thưa,