1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Học ngoại khóa giúp trẻ phát triển kỹ năng docx

5 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 150,83 KB

Nội dung

Học ngoại khóa giúp trẻ phát triển kỹ năng Cha mẹ coi trọng việc học tập, chỉ coi hoạt động ngoại khóa là những hoạt động vô bổ, chiếm thời gian học của trẻ mà không biết rằng hoạt động này sẽ giúp trẻ phát triển được các kỹ năng giao tiếp. Trẻ không biết gọi tên các kỹ năng Khi chúng tôi bước vào lớp 8A6, trường THCS An Khánh (Hà Nội) thấy không khí rất sôi nổi, các em học sinh đang vỗ tay giòn giã rồi chụm đầu vào thảo luận về một vấn đề gì đó. Chúng tôi được giới thiệu đây là tiết sinh hoạt ngoại khóa của lớp. Chủ đề của tiết học được gắn với chủ đề của tháng 11 là “Nhớ ơn thầy cô”. Tiết sinh hoạt được xây dựng với hình thức là thi giữa 3 đội với các phần thi: Cùng nhau học hỏi, Lời ca dâng tặng thầy cô, Tri ân thầy cô. Dẫn chương trình là em Nguyễn Thị Ngọc Mai, lớp trưởng và cũng là Liên đội trưởng của trường. Với phong cách khá đĩnh đạc, giọng nói uyển chuyển, Ngọc Mai dẫn dắt cuộc thi khá thành thạo. Ở các phần thi, khi trình bày ý tưởng, các em như Bùi Thị Linh, Nguyễn Hồng Hà, Trần Vân Anh, Trần Thị Ngọc Ánh đều tỏ ra rất lưu loát. Khi được hỏi, các em đều giới thiệu là cán bộ lớp, cán bộ đội. Sở dĩ các em có được các kỹ năng như thuyết trình, lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện kế hoạch… là do được rèn luyện trong các hoạt động của lớp. Thế nhưng, khi hỏi ngoài các kỹ năng được học như nêu trên, trong cuộc sống, các em có biết các kỹ năng gì khác không, hầu hết các em đều lúng túng và không thể gọi tên được các kỹ năng rất gần gũi, cần phải học trong cuộc sống hàng ngày như kỹ năng: ăn, mặc, tiêu tiền… Như vậy, chính bản thân học sinh chưa được dạy cách gọi tên các kỹ năng thì khó trách các em tại sao không biết vận dụng những kỹ năng trong các tình huống vấp phải trong cuộc sống hằng ngày. Kỳ công cho hoạt động ngoại khóa Em Nguyễn Hoàng Nam cho biết: đây là lần đầu tiên, lớp em được sinh hoạt theo hình thức thú vị như thế này và em rất thích tiết sinh hoạt này. Các bạn được cùng cô giáo thiết kế chương trình, tập tành và không phải chịu sự căng thẳng như trong các tiết học. Cô giáo Đỗ Thị Loan, chủ nhiệm lớp 8A6 giải thích thêm: Để có một tiết sinh hoạt mà các em học sinh hào hứng như tiết sinh hoạt vừa rồi, cô Thoan cùng học sinh và cô tổng phụ trách phải chuẩn bị trong vòng 1 tháng. Các công đoạn chuẩn bị gồm: lên chương trình, làm power point, tập tình huống, dựng đoạn phim… Ông Nguyễn Thứ Mười, phó hiệu trưởng trường Đội Lê Duẩn cho biết: Việc rèn kỹ năng sống trong ngành giáo dục có một số yêu cầu riêng, thông qua các bộ môn để tích hợp để dạy. Tuy nhiên, việc tích hợp như vậy chỉ là một phần trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trong khi đó, các tiết sinh hoạt ngoại khóa được thực hiện thường xuyên 1 lần/ tuần là môi trường lý tưởng để trẻ có cơ hội bộc lộ các kỹ năng giao tiếp trong xã hội. Thế nhưng hiện nay, do cha mẹ coi trọng việc học tập, chỉ coi hoạt động ngoại khóa là những hoạt động vô bổ, chiếm thời gian học của con cái họ nên hoạt động ngoại khóa trong trường học bị giảm sút. Bên cạnh đó, cơ chế không đảm bảo để tổng phụ trách các trường có thể chuyên tâm trong hoạt động của nhà trường. . Học ngoại khóa giúp trẻ phát triển kỹ năng Cha mẹ coi trọng việc học tập, chỉ coi hoạt động ngoại khóa là những hoạt động vô bổ, chiếm thời gian học của trẻ mà không biết. này sẽ giúp trẻ phát triển được các kỹ năng giao tiếp. Trẻ không biết gọi tên các kỹ năng Khi chúng tôi bước vào lớp 8A6, trường THCS An Khánh (Hà Nội) thấy không khí rất sôi nổi, các em học. sống, các em có biết các kỹ năng gì khác không, hầu hết các em đều lúng túng và không thể gọi tên được các kỹ năng rất gần gũi, cần phải học trong cuộc sống hàng ngày như kỹ năng: ăn, mặc, tiêu

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w