Xử trí khi bé nói điều không phải Con bạn được dạy cư xử lễ phép đúng cách một bé ngoan. Nhưng điều đó không có nghĩa bé sẽ biết “tế nhị” giữ lại lời chê “cô kia nhuộm tóc xấu ị!” trước một phụ nữ tóc đỏ bé gặp trong siêu thị. Bé làm bạn bối rối, nhưng đừng la mắng con. Giận dữ không phải cách! Nếu bạn bối rối trước “cô kia” vì nhận xét của con, rồi tức giận la mắng bé, bạn đã gửi đi một thông điệp sai lầm, khiến bé không hiểu được bài học về sự nhã nhặn và lòng trung thực. Ít ra hãy ghi nhận, bé nói đúng điều bé đang nghĩ, chỉ không đúng cách hoặc không đúng thời điểm thôi. Nếu người bị bé “bình phẩm” yêu cầu lời xin lỗi, bạn hãy xin lỗi cho con. Sau đó bạn có thể nói với con rằng: “Mẹ biết lúc đó con chỉ cố gắng nói điều gì đó thật hay, chẳng qua là nói chưa đúng. Mình sẽ bàn chuyện này sau khi ra xe nhé!”. Hãy luôn tâm niệm rằng, bạn muốn dạy con nói điều hay và tự tin khi giao tiếp xã hội, chứ không phải làm con sợ. Cẩn thận với lời bào chữa Trong khoảnh khắc có thể bạn sẽ nghĩ mình cần nói gì đó để bào chữa cho con, nhưng nhớ rằng lời bào chữa đôi khi còn xoáy sâu hơn vào sự “thiếu tế nhị” trong nhận xét của con bạn. Tốt nhất bạn nên xin lỗi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Nói dai nói dài lại thành nói dại. Tế nhị là cả một nghệ thuật Tế nhị trong ứng xử xã hội là điều gì đó rất mơ hồ, khó nắm bắt. Có những người dù đã trưởng thành vẫn không học được cách tế nhị, họ vẫn “nói hớ” hay cử xử vụng về, hoặc không biết phải nói gì trong một vài tình huống. Với người lớn còn vậy, sao có thể đòi hỏi một đứa trẻ phải tế nhị “chuyên nghiệp” được. Nhận lấy sự khoan dung của người khác Bởi hầu hết chúng ta đều từng có lần rơi vào tình huống dở khóc dở cười trước một em bé “thiếu tế nhị” như vậy, nên gần như mọi người sẽ chỉ ấm ức trong lòng hoặc đưa về phía bạn một cái nhìn thông cảm mà thôi. Bạn không phải người đầu tiên rơi vào cảnh khó xử trong giao tiếp xã hội liên quan đến việc dạy con, rất nhiều người hiểu bạn bởi họ cũng có con, cũng từng có thời ấu thơ “chưa biết cách cư xử”. Hãy đón nhận sự bao dung của họ. Cứ kể cho ai đó nghe về cảnh “khóc dở mếu dở” của bạn với con trong siêu thị hôm nay, bạn sẽ nhận được sự chia sẻ về những tình huống tương tự. Cha mẹ nào chẳng có lúc bối rối vì con như thế. Nhưng rồi một ngày, khi ôn lại kỷ niệm ấy, bạn sẽ thấy mình cười vui chứ không còn giận dữ nữa đâu. . Xử trí khi bé nói điều không phải Con bạn được dạy cư xử lễ phép đúng cách một bé ngoan. Nhưng điều đó không có nghĩa bé sẽ biết “tế nhị” giữ lại lời. lầm, khi n bé không hiểu được bài học về sự nhã nhặn và lòng trung thực. Ít ra hãy ghi nhận, bé nói đúng điều bé đang nghĩ, chỉ không đúng cách hoặc không đúng thời điểm thôi. Nếu người bị bé. trong ứng xử xã hội là điều gì đó rất mơ hồ, khó nắm bắt. Có những người dù đã trưởng thành vẫn không học được cách tế nhị, họ vẫn nói hớ” hay cử xử vụng về, hoặc không biết phải nói gì trong