Những lưu ý sống còn cho thi ĐH đợt 2 Kết thúc kì thi ĐH đợt 1, nhiều sĩ tử tự đánh mất cơ hội khi phạm những lỗi không đáng có như: vẽ đồ thị bằng bút chì, tô không kín ô trắc nghiệm Đợt 2, thí sinh cần lưu ý để tránh mắc lỗi “nói mãi vẫn mắc”. 1. Tuyệt đối không dùng bút chì vẽ đồ thị Ngay sau khi kết thúc kì thi ĐH đợt 1, nhiều sĩ tử đã gọi điện về cho Dân trí với tâm trạng lo lắng do đã dùng bút chì để vẽ đồ thị. Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ thì chỉ những hình tròn thí sinh được dùng bút chì vẽ bằng compa, còn lại chỉ được dùng một màu mực trong khi làm bài (nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì). Những bài thi do thí sinh không để ý đã vẽ đồ thị bằng bút chì sẽ được cán bộ chấm thi tách ra và tổ chức chấm tập thể theo qui định của qui chế. Tuy nhiên, chấm tập thể hay chấm thường đều cho kết quả thực với bài làm của thí sinh. Còn nếu phát hiện ra lỗi cố ý, Hội đồng chấm thi đánh giá trường hợp của thí sinh là vi phạm qui chế, thì toàn bộ bài thi môn đó bị hủy, nghĩa là thí sinh được 0 điểm bài thi đó. 2. Nên cẩn thận với bài thi trắc nghiệm Mặc dù đây là năm thứ 3 thi theo hình thức trắc nghiệm nhưng nhiều thí sinh vẫn mắc những sai lầm nghiêm trọng như để bài thi nhàu nát, mép giấy bị quăn và tô sai mã đề, viết hai thứ mực, tô câu trả lời không kín ô hoặc không biết cách tô mà lại đánh dấu nhân (X), hoặc chỉ đánh dấu vào ô trả lời, hoặc viết sai số báo danh Trước tất cả những lỗi này của thí sinh, ngay khi quét file, phần mềm chấm đều sẽ phát hiện được. Ví dụ như đối với trường hợp tô sai số báo danh hay tô sai mã đề, máy đều phát hiện ngay. Tuy nhiên, có xử lý được những lỗi này hay không còn phải phụ thuộc vào người làm nhiệm vụ chấm thi. Người chấm thi nếu tuân thủ qui trình, làm đầy đủ trách nhiệm theo đúng hướng dẫn của Bộ GD-ĐT thì sẽ phát hiện kịp thời các hiện tượng này để xử lý trước khi chấm bài. Theo lãnh đạo Cục khảo thí và kiểm định chất lượng, nếu thí sinh thấy kết quả bài thi của mình không đúng với năng lực thì có thể làm đơn xin phúc tra, trong quá trình phúc tra bài thi trắc nghiệm sẽ được hậu kiểm một cách kỹ càng hơn. Mặc dù vẫn có cơ hội để khắc phục những sai sót về thi trắc nghiệm nhưng thí sinh dự thi đợt 2 cần phải đặc biệt lưu ý đến những điểm sau: điền mã đề và tô ngay mã đề khi nhận đề thi; tô kín câu trả lời. Đây là hai lỗi mà nhiều thí sinh tham dự kì thi ĐH đợt 1 vừa qua mắc phải. Ngoài ra thí sinh cũng cần lưu ý thêm những điểm sau: Nên dùng bút chì mềm (2B hoặc 3B) để khoanh tròn đáp án môn thi trắc nghiệm vì nếu chọn đáp án sai thì có thể dùng tẩy để tẩy sách và khoanh tròn vào đáp án chuyển đổi. Cục trưởng Cục khảo thí, TS Nguyễn An Ninh đã từng nhấn mạnh, việc thí sinh sử dụng bút mực, bút bi để tô đáp án trả lời thi trắc nghiệm thì cũng không sao, bài thi sẽ vẫn được máy định dạng chấm bình thường. Tuy nhiên nếu đã tô như vậy thì rất khó để tẩy xoá khi muốn chọn đáp án khác. Cũng có một sai sót đáng tiếc của không ít thí sinh tham dự kì thi tuyển sinh ĐH đợt 1 vừa qua về việc không kê khai đủ danh mục thông tin trên phiếu trả lời thi trắc nghiệm. Thí sinh cần chú ý: Trên phiếu thi trắc nghiệm có 10 mục thí sinh phải điền thông tin, thí sinh có trách nhiệm điền hết các mục này. Nếu thí sinh điền thiếu thông tin máy sẽ không định dạng được. Theo quy chế chấm thi thì nếu bài thi mà máy không định dạng được sẽ không được chấm lại bằng tay và thí sinh bắt buộc phải chấp nhận kết quả điểm thi mà máy chấm. 3. Nhớ bàn giao những “chú dế” trước khi vào phòng thi Thực tế kì thi tuyển sinh ĐH đợt 1 cho thấy, thủ phạm chính làm cho nhiều sĩ tử bị đình chỉ thi là do chiếc alo. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT trong tổng số 84 thí sinh bị đình chỉ thi ở đợt 1 thì có đến hơn 2/3 lỗi là do mang điện thoại di động vào phòng thi. Mặc dù trước khi bước vào phòng thi, giám thi đã nhắc nhở rất nhiều lần nhưng dường như do sức ép nặng nề của kì thi nên nhiều sĩ tử vẫn “mụ mẫm” quên “bàn giao”. Thậm chí có nhiều thí sinh nghĩ một cách đơn giản là mình đã tắt máy, bỏ sâu trong túi quần… thì còn ngại gì nữa. Tuy nhiên, thông kê qua các mùa tuyển sinh cho thấy, nhiều thí sinh bị đình chỉ thi chỉ vì tính chủ quan này. Chẳng hạn như ở kì thi ĐH đợt 1 vừa qua, một thí sinh dự thi vào trường ĐH Mỏ - Địa chất, sau khi đã nộp bài thi, tâm trạng phấn khởi nên bật điện thoại để gọi cho người thân và kết quả là bị đình chỉ thi. Còn ở cơ sở 2 của trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội, mặc dù thí sinh này đã rất cẩn thận tắt nguồn điện thoại và đút sâu trong túi quần nhưng chẳng hiểu sao khi giám thị đến gần thì “chú dế” cứ đòi “chui” ra và hậu quả là ký nhận vào biên bản đình chỉ thi… Để tránh những hậu quả mà “chú dế” thân yêu của mình tạo ra tốt nhất các sĩ tử thi ĐH đợt 2 nên bàn giao cho người thân của mình trước khi đến trường thi. 4. Vẫn còn những sai sót về phần tự chọn Sau khi kết thúc kì thi ĐH đợt 1 vẫn còn nhiều thí sinh vi phạm lỗi làm cả hai phần tự chọn. Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ ở phần tự chọn (phần riêng), thí sinh chỉ được phép làm một trong hai phần, nếu thí sinh làm cả hai phần dù hết hay chưa hết thì chỉ được chấm phần chung chứ không được chấm phần tự chọn. Do đó thí sinh phải đặc biệt lưu ý phần này. Ở mỗi môn thi, thí sinh có quyền chọn một trong hai phần để làm nhưng tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc, đã chọn phần nào thì chỉ được phép làm hết phần đó chứ không được phép làm sang phần tự chọn còn lại. 5. Đừng phụ thuộc quá vào giám thị Sau kì thi tuyển sinh đợt 1 kết thúc không ít thí sinh đã bị rơi vào tình trạng bài thi bị huỷ, hoặc không được chấm vì không xin đầy đủ chữ lý của hai cán coi thi. Nhiều thí sinh rất hay chủ quan vì nghĩ là trách nhiệm của giám thị là phải đến từng bàn để ký xác nhận vào giấy thi do đó chẳng bao giờ chủ động yêu cầu giám thị thực hiện điều này. Theo quy chế tuyển sinh thì trước khi làm bài thi tự luận thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi và nhất thiết phải yêu cầu cả hai cán bộ coi thi ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi. Nếu bài thi thiếu chữ ký của giám thí coi như là không hợp lệ, bài thi sẽ không được chấm. Do đó, để tránh việc bị “trượt oan” thì dù có bận rộn với việc làm bài như thế nào thí sinh cũng phải yêu cầu hai giám thị ký vào giấy thi của mình. Bên cạnh đó, kì thi tuyển sinh ĐH đợt 1 vừa qua đã có không ít thí sinh bị mất điểm oan do quá nghe lời giám thị. Cụ thể như, nhiều thí sinh thuộc hai phòng thi 190 và 191 (ngồi chung) của ĐH Công nghiệp TPHCM do đã nghe lời giám thị “điều chỉnh” câu số 1 của đề thi môn Toán và hậu quả là làm sai so với đáp án của Bộ GD-ĐT. Hay ở một Hội đồng thi của trường ĐH Thương mại, sau khi thí sinh đã làm bài được hơn 20 phút thì phát hiện ra giám thị thứ hai ký nhầm vào ô cán bộ chấm thi. Để giải quyết vấn đề này, giám thị đã yêu cầu thí sinh thay giấy khác viết lại cho “an toàn” và hậu quả là thí sinh không đủ thời gian để làm bài. Do đó, thí sinh thi ĐH đợt 2 cần phải nâng cao trách nhiệm của mình. Tuyệt đối đừng để giám thị chi phối làm ảnh hưởng đến kết quả làm bài. . Những lưu ý sống còn cho thi ĐH đợt 2 Kết thúc kì thi ĐH đợt 1, nhiều sĩ tử tự đánh mất cơ hội khi phạm những lỗi không đáng có như: vẽ đồ thị. tra bài thi trắc nghiệm sẽ được hậu kiểm một cách kỹ càng hơn. Mặc dù vẫn có cơ hội để khắc phục những sai sót về thi trắc nghiệm nhưng thí sinh dự thi đợt 2 cần phải đặc biệt lưu ý đến những. kết quả điểm thi mà máy chấm. 3. Nhớ bàn giao những “chú dế” trước khi vào phòng thi Thực tế kì thi tuyển sinh ĐH đợt 1 cho thấy, thủ phạm chính làm cho nhiều sĩ tử bị đình chỉ thi là do chiếc