Lũng Pô – nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt Từ Hà Nội đáp tàu hỏa lên Lào Cai vừa hết một đêm, xuống ga Lào Cai lúc 6g sáng. Nghỉ ngơi và ăn sáng xong, chúng tôi thuê xe máy “phượt” lên Lũng Pô – nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Cột mốc biên cương Tổ quốc Trời Lào Cai lãng đãng sương mù. Con đường biên giới uốn lượn giữa những núi đồi xanh ngát lúa nương, ngô, dứa và chuối xanh nõn. Dọc đường biên giới, chúng tôi thi nhau chụp ảnh cột mốc Tổ quốc được làm bằng đá granit khắc chữ Việt Nam đỏ tươi, có hàng rào bao quanh. Từ thành phố Lào Cai đi hơn 70km thì đến Lũng Pô. Có hai cột mốc như thế. Mỗi lần đứng trước cột mốc Tổ quốc giữa trập trùng non nước, mây trời và gió núi lồng lộng, lòng lại trào dâng cảm xúc thiêng liêng với đất đai, sông biển Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Con sông Hồng phân chia biên giới, bên phải ảnh là Trung Quốc với đường cao tốc nối Côn Minh – Lào Cai Suối Lũng Pô đổ nước ra sông Hồng Bản Lũng Pô của 23 hộ người Mông định cư ngay đầu nguồn sông Hồng chảy vào đất Việt Phố núi Trịnh Tường nằm ven sông Hồng, là điểm dừng cho cả bọn nạp năng lượng, mua ít bánh kẹo cho trẻ em ở bản. Ở đây toàn bán kẹo cồ và kẹo dồi lạc, bánh trứng nhện, đồng giá 3.000 đồng/gói. Cô chủ hàng người Hải Phòng lên đây lập nghiệp bảo trẻ con dân tộc chỉ thích loại kẹo này thôi. Tôi nghe mà thấy chạnh lòng, có lẽ cuộc sống của đồng bào còn nhiều khó khăn đến thế. Nơi giao hòa giữa dòng suối Lũng Pô (màu xanh) với dòng nước sông Hồng Ở Trịnh Tường đột nhiên sông Hồng có một khúc quanh, đầy đá lởm chởm, nước chảy xiết, sôi sùng sục, ngầu đỏ như máu. Hỏi chuyện người già ở đây được biết đó gọi là thác Tây. Chính ở nơi đó những năm đầu chống Pháp, nghĩa quân người Dao, người Mông ở đây đã “độn thổ” xuống cát giả làm những nấm mộ, phục kích tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc ngược sông Hồng do tên quan hai thực dân chỉ huy. Nước xiết, thác cao, bị tấn công bất ngờ, tàu giặc chịu chết. Bây giờ người dân địa phương gọi nơi ấy là thác Tây. Tiếp tục hành trình, cứ bám theo bờ sông Hồng, chúng tôi dùng 3G mở latop, xem trên Google Map thì thấy bãi bồi giao cắt giữa con suối nhỏ từ núi A Mú Sung của huyện Bát Xát (Lào Cai) với sông Hồng. Chính đó là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt Nam ta – Lũng Pô. Suối Lũng Pô Đối chiếu thực địa, kia rồi, dòng trong xanh nhìn thấy cả những viên sỏi cuội dưới đáy đang lặng lẽ hòa nhập vào con trăn đỏ khổng lồ, ào ạt cuộn chảy từ phía Trung Quốc nhập vào đất Việt Nam. Sông Hồng bắt nguồn từ núi Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) ở độ cao hơn 1.700m đổ vào Việt Nam ta chính thức từ đây, Lũng Pô (A Mú Sung, Lào Cai) kéo dài hơn 500km, qua chín tỉnh, thành phố rồi đổ ra cửa chính Ba Lạt (Nam Định) ra biển. Chiến sĩ trạm biên phòng Lũng Pô giúp bà con trồng dứa “Anh ở biên cương Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt Ở nơi đó đầu nguồn con nước Cuối dòng sông, nơi ấy quê nhà” Lời thơ và giai điệu thiết tha ấy cũng bắt nguồn từ nơi đây. Không ai bảo ai, cả bọn dừng xe, bỏ đồ, giữa trưa ào xuống sông, ai cũng muốn ghi lại khoảnh khắc vẫy vùng giữ vùng nước xanh – đỏ độc đáo, nơi sông mẹ chảy vào Tổ quốc. Một người dân phơi ngô ngay cạnh đường biên Thiếu nữ Dao trên biên giới Lũng Pô Trạm biên phòng Lũng Pô nằm trên mỏm núi nhô ra ngay nơi sông Hồng chảy vào Việt Nam Buổi tối, chúng tôi ngủ nhờ ở trạm biên phòng Lũng Pô, được các chiến sĩ đãi món mật ong rừng thật ngon. Ở đây có hàng chục đõ ong rừng như thế, cộng với loài chó mán chân cao, lưng thẳng, tai cụp và những chú gà trống nhiều cựa rất độc đáo. . từ núi A Mú Sung của huyện Bát Xát (Lào Cai) với sông Hồng. Chính đó là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt Nam ta – Lũng Pô. Suối Lũng Pô Đối chiếu thực địa, kia rồi, dòng trong xanh nhìn. “Anh ở biên cương Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt Ở nơi đó đầu nguồn con nước Cuối dòng sông, nơi ấy quê nhà” Lời thơ và giai điệu thiết tha ấy cũng bắt nguồn từ nơi đây. Không ai bảo. xong, chúng tôi thuê xe máy “phượt” lên Lũng Pô – nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Cột mốc biên cương Tổ quốc Trời Lào Cai lãng đãng sương mù. Con đường biên giới uốn lượn giữa những