Trận chiến trẻ con Nhà đang yên, bỗng con gái khóc thét. Đứa con trai giành được đồ chơi của em gái sung sướng chạy khắp nhà… Dù đang bận, bạn hãy tạm dừng tay và vào cuộc ngay. “Á aaa… Mẹ ơi, anh Hai lấy đồ chơi của con… hu hu, mẹ ơi”. “Ê lêu lêu! Đồ mít ướt. Còn lâu mới trả nhé!”. Một cuộc chiến tranh giành đồ chơi giữa hai chiến binh nhí nhà bạn lại bắt đầu. Thay vì gào thét hay đét vào mông mỗi con vài cái, bạn hãy thử những chiến lược sau nhé! Chiến lược 1: Can thiệp một cách bình tĩnh “Ngưng lại ngay, cả hai đứa”, “có thích ăn đòn không hả” đang khi hiếu chiến, con bạn sẽ chẳng quan tâm đến sự tức giận và đe dọa của mẹ. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn, thậm chí quyết liệt hơn, ngay trước mặt bạn. Thế nhưng, các dũng sĩ, có thể chịu gác đầu nếu bạn nói những câu nhẹ nhàng, cương quyết và vui vẻ như: “Các con đang gầm gừ chẳng khác gì hai chú sói con”. Mục đích chính là giúp cả hai con bình tĩnh lại. Sau đó, bạn cách ly hai bé, cho mỗi bé vào một phòng riêng. Bạn cho bé đếm từ một đến mười, xem phim hài hay ca nhạc. Khi cả hai đã “hạ hỏa”, bạn áp dụng những chiến lược tiếp sau đây. Chiến lược 2: Thấu hiểu cảm xúc và công minh Thông thường, bạn chỉ quan tâm làm sao để trận chiến chấm dứt mà ít khi đặt câu hỏi vì sao trận chiến xảy ra. Cảm xúc của trẻ khi bị dập tắt không mất đi mà sẽ bùng nổ trong trận chiến kế tiếp. Để tránh điều đó, bạn hãy ngồi cùng hai con, nghe từng bé kể lại câu chuyện, kiên nhẫn lắng nghe các con trút bỏ nỗi lòng. Như thế, bạn hiểu thêm về con và các bé cũng hiểu nhau hơn. Sau khi biết được câu chuyện thật đằng sau cuộc chiến, bạn cần thưởng, phạt công bằng. Đừng để luật lệ: “Con lớn phải nhường em”, “Em bé nên luôn đúng” ảnh hưởng đến những phán xét của bạn. Ban đầu, cách này có thể dập tắt cuộc chiến, nhưng về lâu dài nó sẽ tạo ra cảm giác bất công, tức giận, hận thù giữa hai con. Hơn nữa, con được nuông chiều sẽ không biết nghe lời, con bị đối xử bất công không “tâm phục khẩu phục” mẹ và ngày càng trở lên ngang bướng, lì lợm hơn. Chiến lược 3: Để bé tự đưa ra giải pháp Dưới bếp, nồi cơm chưa kịp đảo, bao nhiêu việc nhà còn chờ đến tay…điều đó khiến bạn muốn giải quyết nhanh cuộc chiến của hai con để tập trung vào công việc. Thế là, bạn lấy quyền làm mẹ đưa ra quyết định ai sẽ được chọn kênh hình, ai được chơi món đồ nào. Khi bạn đưa ra quyết định, các bé sẽ dễ nói: “Không”. Thế nhưng nếu bạn để bé tự đưa ra giải pháp, cả hai sẽ vui và dễ chấp nhận hơn. Trường hợp cả hai đều đòi quyền lợi về mình, bạn hãy đề xuất ý tưởng kẻ trước người sau, hoặc anh được A, em được B. Với cách này giải quyết này, các bé sẽ học được kỹ năng thương lượng với nhau trong các cuộc mâu thuẫn mà không cần bạn phải bận tâm. Chiến lược 4: Dùng mẹo quân bình Với những tranh chấp nhỏ, khi cả hai không tự tìm ra giải pháp, bạn hãy sử dụng một số cách như: tung đồng tiền xu hoặc bốc thăm. Tốt hơn, bạn hãy để bé tự nghĩ ra quy luật quân bình như: ai đọc sách trước chỉ được đọc ba tiếng. Ai nhận đọc sau sẽ được cầm sách cả ngày… Đây cũng là cách giúp trẻ tự giải quyết những mâu thuẫn của chúng trong cuộc sống. . Trận chiến trẻ con Nhà đang yên, bỗng con gái khóc thét. Đứa con trai giành được đồ chơi của em gái sung sướng chạy khắp nhà…. dụng những chiến lược tiếp sau đây. Chiến lược 2: Thấu hiểu cảm xúc và công minh Thông thường, bạn chỉ quan tâm làm sao để trận chiến chấm dứt mà ít khi đặt câu hỏi vì sao trận chiến xảy ra xúc của trẻ khi bị dập tắt không mất đi mà sẽ bùng nổ trong trận chiến kế tiếp. Để tránh điều đó, bạn hãy ngồi cùng hai con, nghe từng bé kể lại câu chuyện, kiên nhẫn lắng nghe các con trút