Báo cáo bồi dưỡng HS giỏi lớp 4 môn Tiếng Việt PHÒNG GD&ĐT VĨNH LỢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH PHAN BỘI CHÂU Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 I. THỰC TRẠNG: - Để đáp ứng yêu cầu cao mục tiêu dạy học và giáo dục trong điều kiện đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi có vị trí vô cùng quan trọng nhằm bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn chương, đặc biệt là giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại vừa giữ được tinh hoa văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tốt những giá trị văn hóa tiêu biểu trên thế giới. - Hiện nay các nhà trường chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực còn tiềm tàng trong mỗi học sinh, phát huy hết khả năng vốn có của các em. Ở các trường Tiểu học hiện nay, cùng với việc nâng cao chất lượng đại trà thì việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đang được nhiều cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương quan tâm sâu sắc. - Thực tế hiện nay ở các trường Tiểu học về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được chú trọng và quan tâm, song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy chưa tìm ra hướng đi cụ thể, phần lớn làm theo thực tế bản thân. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt như ý muốn. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo . - Nhà trường tạo mọi điều kiện cần thiết đảm bảo cho công tác bồi dưỡng . - Được sự ủng hộ và tao điều kiện cho học sinh tham gia việc bồi dưỡng của các bậc phụ huynh. - Giáo viên bồi dưỡng là những người có năng lực giảng dạy. 2. Khó khăn: - Một số phụ huynh do trình độ văn hóa thấp nên không thể kèm thêm cho học sinh khi ở nhà. - Một số học sinh do còn hạn chế về vốn từ nên diễn đạt chưa thật sự lưu loát, khả năng hiểu nghĩa từ còn hạn hẹp - Về phía giáo viên, kinh nghiệm bồi dưỡng còn ít, thời gian dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi chưa nhiều. III. GIẢI PHÁP: Ngay từ đầu năm học, trường đã có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú ý phát hiện những học sinh có năng khiếu về môn Tiếng Việt. Các em thường có biểu hiện như: rất ham thích học, thường giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi biết diễn đạt bằng lời nói của mỉnh một cách mạch lạc, trôi chảy. Khi làm bài Tập làm văn các em thường ghi rất dài, dùng từ phong phú , biết kết hợp các giác quan để làm bài. Sau khi phát hiện những học sinh có năng khiều, trường thành lập đội tuyển để bồi dưỡng. Sau đây là một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiến Việt lớp 4 của trường chúng tôi: 1. Bồi dưỡng kiền thức, kĩ năng Tiếng Việt: Trang 1 Báo cáo bồi dưỡng HS giỏi lớp 4 môn Tiếng Việt a. Bồi dưỡng kiến thức , kĩ năng từ ngữ: -Bồi dưỡng lý thuyết về từ: Cho học sinh nắm các khái niệm về từ đơn, từ phức: (từ ghép, từ láy; từ ghép : ghép tổng hợp và ghép phân loại; từ láy: láy âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần ). - Danh từ: ( danh từ chung và danh Phân từ riêng), động từ, tính từ. b. .Phân loại nhận diện từ theo cấu tạo: - Dựa vào số lượng tiếng của từ chia ra từ đơn và từ ghép: - Dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng trong từ. + Nếu có quan hệ về măt ngữ nghĩa là từ ghép. Ví dụ: từ dẽo dai các em nói là từ láy nhưng thực chất chính là từ ghép, vì cả hai từ dẽo + dai = dẽo dai đều có nghĩa nên là từ ghép , mặc dù chúng giống nhau về âm. + Nếu có quan hệ về mặt ngữ âm là từ láy : Ví dụ: Từ cứng cáp các em cho là từ ghép nhưng thực chất là từ láy. Vì nếu là từ ghép thì nghĩa của các tiếng phải hợp với nghĩa của từ, tiếng cứng có nghĩa hợp với nghĩa của từ, còn tiếng cáp ( chỉ loại dây điện to, dây điện cao thế ) thì không hợp với nghĩa của từ cứng cáp ( chỉ trạng thái đã khỏe, không cón yếu ớt), cho nên từ cứng cáp là từ láy. Vậy có một số trường hợp từ có hình thức như từ láy nhưng cả hai tiếng tạo thành điều có nghĩa thì ta sẽ xếp vào nhóm từ ghép. Ví dụ: Phương hướng, tươi tốt, lạnh tanh, nhỏ nhẹ, mong ngóng. + Giúp học sinh nhận biết thêm các kiểu từ láy như: ọc ạch, ốn ào, ơn ơn…điều được xem là từ láy( vắng, khuyết, âm đấu). - Phân biệt từ ghép phân loại và ghép tổng hợp: + Từ ghép tổng hợp: giữa các tiếng có quan hệ đẳng lập mang tính tổng hợp khái quát nghĩa của những từ đơn hợp thành. Ví dụ: xe, cộ, bánh kẹo… + Từ ghép phân loại: Có yếu tố cụ thể hóa, cá thể hóa nghĩa cho yếu tố kia. Ví dụ: xe kéo, bánh rán, xe đạp, xe máy… c. .Làm giàu vốn từ hay luyện kĩ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ cho học sinh: -Dạng 1: yêu cầu học sinh giải nghĩa từ hay thành ngữ , tục ngữ : Ví dụ: Em hiểu câu tục ngữ: “ Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” là thế náo? -Dạng 2: yêu cầu phân loại từ theo nhóm : Ví dụ: Hãy xếp các từ ghép: học tập, học đòi, học hành, học gạo, học lỏm, học hỏi, học vẹt, anh cả, anh, em, anh trai, anh rễ, thành 2 loại: Từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp. - Dạng 3: Dạng để sữa lỗi từ dùng sai: Ví dụ: Tìm từ dùng sai trong từng câu dưới đây và sửa lại cho đúng. Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố.( tràn ngập ) - Dạng 4: Điền từ vào chổ trống: Ví dụ: Điền thêm tiếng ( vào chổ trống ) sau cho mỗi tiếng dưới đây, để tao ra 2 từ ghép có nghĩa phân loại, và 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp. Làng…… , ăn………., vui………. Trên đây chỉ liệt kê một số dạng, còn nhiều dạng khác nữa giáo viên phải nắm, và cho học sinh tiếp cận nhiều lần thì bài kiểm tra mới đạt hiệu quả cao. d. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng ngữ pháp: – cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu đó là các dạng bài tập yêu cầu học sinh chỉ ra các thành phần của câu cho sẵn. + Yêu cầu học sinh xác định thành phần ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ) của câu. Trang 2 Báo cáo bồi dưỡng HS giỏi lớp 4 môn Tiếng Việt + dạng mở rộng nồng cốt câu bằng cách thêm thành phần phụ ( trạng ngữ ). Ví dụ: Thêm trạng ngữ để mở rông nồng cốt câu sau đây: Mặt trời mọc. - Kiến thức từ loại, kĩ năng xác định từ loại: dạng yêu cầu học sinh tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu văn, đoạn văn…. e. Bồi dưỡng cảm thụ văn học: - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trước hết là bồi dưỡng vốn sống cho các em, có vốn sống các em mới có khả năng liên tưởng để tiếp cận tác phẩm. Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc nhiều với tác phẩm không nên biến học sinh thành người minh họa cho mình. Giáo viên chỉ là người gợi mở, dẫn dắt, hổ trợ cho cảm xúc thẩm mĩ nảy nở trong các em. - Để làm được bài tập này, giáo viên cần giúp các em nắm được những việc sau: + Đọc kĩ, nắm chắc yêu cầu của đề ( phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật ý gì? ) + Đọc và tìm hiểu về câu thơ ( câu văn ) hay đoạn trích được nêu trong đề bài : Dựa theo yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu cách dùng từ, đặt câu, cách dùng hình ảnh , chi tiết, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa…để giúp các em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc. + Viết đoạn văn về cảm thụ văn học ( khoảng 5 – 7 dòng ), hướng vào yêu cầu của đề bài. Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “ mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài , cuối cùng có thể “ kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để gói lại nội dung cảm thụ. f. Bồi dưỡng tập làm văn; - Lựa chọn hướng ra đề: Giáo viên cần lựa chọn và ra đề gần gủi với cuộc sống hàng ngày của các em, tránh lập lại làm cho các em nhàm chán , đề bài phải được mở rộng, không gò bó. -Rèn kĩ năng phân tích đề : Việc tìm hiểu đề bài có ý nghĩa quan trọng, đây là bước định hướng cho quá trình làm bài . Định hướng sai hay đúng sẽ quyết định làm bài sai hay đúng . Muốn tìm hiểu đề bài cần trả lời mấy câu hỏi sau: + Đề bài yêu cầu viết loại văn nào? ( miêu tả hay kể chuyện ? ) + Đề bài đòi hỏi giải đáp vấn đề gì? ( miêu tả ai, cái gì, kể lại câu chuyện nào? …) + Phạm vi làm bài đến đâu? Trọng tâm là ở chổ nào? - Rèn kĩ năng lập dàn ý: + Ghi những ý chính mà bản thân đã quan sát hoặc ghi nhớ. + Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý: Giáo viên cần nhắc học sinh có sự sáng tạo trong bài viết, không lệ thuộc vào văn mẫu. - Rèn kĩ năng viết văn: Yêu cầu học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh dựa vào dàn ý đã được giáo viên chỉnh sửa. cần diễn đạt lưu loát, rõ ý, đúng ngữ pháp, vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, …cho thích hợp. -Chấm và chữa bài: Khi chấm bài giáo viên phải chỉ ra mặt tốt và mặt hạn chế của bài, chỉ ra cụ thể các lỗi về dùng từ, viết câu, sắp xếp ý … phân tích cho học sinh thấy nguyên nhân và định hướng cách sữa cho học sinh để học sinh có thể tự chữa lỗi của mình. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Để bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt có hiệu quả trước hết giáo viên phải vững về kiến thức, kĩ năng thực hành Tiếng Việt, có vốn sống, vốn cảm xúc phong phú. - Thực sự tâm huyết với công việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Trang 3 Báo cáo bồi dưỡng HS giỏi lớp 4 môn Tiếng Việt - Thường xuyên học hỏi, trao dồi kiến thức, tham khảo nhiều sách báo, tài liệu liên quan để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình. - Giao lưu, học hỏi các bạn đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, có bề dày về thành tích. - Luôn phối hợp với gia đình học sinh để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập. Do thời gian ngắn và trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp, để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm mới và thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả ngày một cao hơn . Vĩnh hưng A, ngày 09 tháng 12 năm 2009 Người viết Đặng Thị Trinh Trang 4 . để bồi dưỡng. Sau đây là một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiến Việt lớp 4 của trường chúng tôi: 1. Bồi dưỡng kiền thức, kĩ năng Tiếng Việt: Trang 1 Báo cáo bồi dưỡng HS giỏi lớp. cáo bồi dưỡng HS giỏi lớp 4 môn Tiếng Việt PHÒNG GD&ĐT VĨNH LỢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH PHAN BỘI CHÂU Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC. sống, vốn cảm xúc phong phú. - Thực sự tâm huyết với công việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Trang 3 Báo cáo bồi dưỡng HS giỏi lớp 4 môn Tiếng Việt - Thường xuyên học hỏi, trao dồi kiến thức, tham khảo