Sơ lược về kinh tế của các nước Nhật Bản Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu,Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới [19] . Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật. Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản. Nhật Bản là trụ sở của ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 1.7 nghìn tỉ đô la Mỹ [20] . Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới – thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony. Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là “sự thần kì” : tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980. Sự tăng trưởng suy giảm đáng kể trong giai đoạn 1990 do hậu quả của sự đầu tư quá mức suốt giai đoạn cuối thập niên 1980. Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21% [21] , Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các nghành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc. Mỹ Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ. [55] Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng. [56] Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới; năm 2005 chiếm 23 phần trăm tổng số nợ toàn thế giới. [57] Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẳn có. [58] Phía cạnh tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế. Hoạt động kinh tế của chính phủ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa. [59] Nền kinh tế là hậu công nghiệp, với khía cạnh dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Ngành thương nghiệp dẫn đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sĩ và lẽ; theo lợi tức khấu trừ là tài chánh và bảo hiểm. [60] Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất. [61] Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất. [62] Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối. Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới. [63] Vụ mùa hái ra tiền dẫn đầu của Hoa Kỳ là cần sa mặc dù luật liên bang nghiêm cấm trồng và bán cần sa. [64] Ba phần tư các cơ sở làm ăn tại Hoa Kỳ không có lập sổ lương bổng, nhưng chúng chỉ chiếm một phần nhỏ giao dịch. Các hãng có sổ lương từ 500 hoặc nhiều hơn chiếm 49,1 phần trăm tất cả các công nhân được trả lương; năm 2002, chiếm 59,1 phần trăm giao dịch. [65] Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới. [66] So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn. [67] Sở Giao dịch Chứng khoán New York lớn nhất thế giới theo giá trị đô la. Anh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có nền kinh tế đứng thứ 5 trên thế giới theo tỉ giá trao đổi trên thị trường và đứng thứ 6 trên thế giới theo sức mua tương đương. Nó là nền kinh tế lớn thứ hai trong châu Âu sau Đức. Vương quốc Anh là một trong những nước trên thế giới có chỉ số toàn cầu hóa cao, xếp thứ 4 trong một cuộc khảo sát gần đây. Thủ đô London là một trong ba trung tâm tài chính quan trọng nhất trên thế giới, cùng với Thành phố New York và Tokyo. Kinh tế của Anh thường được mô tả là nền “kinh tế Anglo-Saxon“. Nó được cấu thành từ các nền kinh tế của các xứ thành viên: Anh (England), Scotland, Wales và Bắc Ireland. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) từ năm 1973. Trong những năm 1980, dưới thời chính phủ của Margaret Thatcher, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đã được tư nhân hóa. Hiện nay chỉ còn rất ít doanh nghiệp nhà nước mà Royal Mail là một ví dụ. Kinh tế Anh trong những năm gần đây được xem là nền kinh tế có sự tăng trưởng vững chắc và liên tục nhất, khoảng trên 150 năm. Đây là một trong những nền kinh tế mạnh nhất trong EU theo nghĩa lạm phát, thất nghiệp và lãi suất đều tương đối thấp. Do vậy, theo Quỹ tiền tệ quốc tế, Anh có GDP bình quân đầu người xếp thứ 7 trong Liên minh châu Âu theo sức mua tương đương, sau Luxembourg, Ireland, Hà Lan, Đan Mạch, Áo và Phần Lan. Tuy nhiên, cũng như nhiều nền kinh tế của các nước nói tiếng Anh, nó có mức bất bình đẳng về thu nhập cao hơn so với nhiều nước châu Âu. Anh cũng là nước có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, mặc dù có nguồn thu đáng kể từ dầu mỏ. Mặc dù năng suất lao động trên đầu người của Anh đã tăng nhanh trong suốt hai thập kỉ gần đây và đã bắt kịp với năng suất lao động của Đức, nó vẫn ít hơn khoảng 20% so với Pháp, nơi mà các công nhân chỉ làm việc 35 giờ một tuần [1] . Canada Canada là một quốc gia phát triển (thuộc Nhóm G8) và có nguồn năng lượng tự cung tự cấp. Nền kinh tế chính của Canada dựa trên các tài nguyên thiên nhiên. Bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Canada là Hoa Kỳ, tiếp theo là Nhật Bản và Anh. Bạn hàng nhập khẩu gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Mexico. Canada là thành viên của Nhóm G8 và nhóm NAFTA (North-American Free Trade Association). Về phía Âu Châu, Canada thuộc nhóm Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); về phía Á Châu, Canada thuộc nhóm Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Canada có chân trong Liên Hiệp Quốc và rất nổi tiếng trên thế giới về vấn đề bảo trì hòa bình tại những vùng căng thẳng vì chiến tranh. Đức Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 2.271 tỷ Euro, Đức là nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu và lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nhật. Đức cũng là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu, hơn cả Mỹ và Trung Quốc. Các bạn hàng chính là Pháp, Mỹ, Anh, Ý và Hà Lan. Ngoài ra, Đức còn là bạn hàng lớn nhất của hầu hết các nước châu Âu. Với tư cách là một cường quốc hàng đầu trong Liên minh châu Âu, nước Đức đang phấn đấu cho một sự thống nhất kinh tế chặt chẽ hơn của châu lục này. Chế độ kiểm soát giá cả và tiền lương bị huỷ bỏ. Cơ sở hạ tầng được phục hồi và cuộc chiến Triều Tiên những năm 1950 đã làm gia tăng nhu cầu đối với các hàng hóa của Đức. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Đức đã bị suy giảm trong những năm 1990, do ảnh hưởng của sự suy thoái toàn cầu và do những chi phí rất lớn để sắp xếp lại dân cư và những ngành công nghiệp không hiệu quả của Đông Đức cũ. Thương mại Tổng mức bán buôn của Cộng hoà Liên bang Đức liên tục tăng lên. Doanh số bán lẻ cũng ngày càng tăng và hình thức doanh nghiệp tự bán hàng đang thay thế ngày càng nhiều cho các cơ sở trong ngành thương nghiệp bán lẻ truyền thống. Ngoại thương là một trong những nhân tố chủ yếu trong sự thành công của kinh tế Đức. Xuất khẩu đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Đức và là một trong những ngành đem về nhiều ngoại tệ nhất. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đức gồm máy móc, hàng điện tử, ô tô, các sản phẩm hoá chất, thực phẩm, hàng dệt may, dụng cụ quang học và điện năng. Là một nước phụ thuộc nhiều vào ngoại thương nên Đức đồng thời cũng nhập nhiều loại hàng hoá và là nước nhập khẩu nhiều thứ hai thế giới. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá chất, thuốc lá, lương thực, đồ uống, kim loại và các sản phẩm dầu mỏ.Đức cũng nổi tiếng với các sản phẩm thủ công như lính chì vàđồ lưu niệm. Nông nghiệp Cũng như các nuớc phương Tây khác, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp của Đức ngày càng giảm đi. Lợi nhuận thấp được cho là nguyên nhân chính của sự thất bại của nhiều trang trại vừa và nhỏ. Các trang trại ngày càng lớn hơn và thường liên kết với nhau, mặc dù nhiều trang trại nhỏ vẫn làm thêm nhiều công việc phụ bán thời gian nữa. Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% – 3% dân số Đức làm việc trong ngành này.Các vùng đất được chuyên môn hoá vào các lĩnh vực canh tác. Vùng bờ biển phía bắc rất thích hợp cho việc nuôi bò sữa và ngựa. Vùng chân núi Alps có nhiều cánh đồng cỏ. Nơi đây các ngành chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu rất phát triển. Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây ăn trái, khoai tây và nho. Đức có tên trong danh sách các nước sản xuất sữa, sản phẩm bơ sữa và thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nông nghiệp của Liên minh châu Âu. Úc Kinh tế Úc là một nền kinh tế thị trường thịnh vượng, phát triển theo mô hình kinh tế phương Tây, chi phối bởi nghành dịch vụ (chiếm 68% GDP), sau đó là nông nghiệp và khai thác mỏ (chiếm 29.9% GDP, [1] ). Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Úc là nước xuất khẩu chính các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là ngũ cốc và len, các khoáng sản, gồm nhiều kim loại, than đá và khí gas thiên nhiên. Cải cách ở Úc thường được coi là chìa khóa thành công và tiếp tục đưa đất nước phát triển về kinh tế. Trong những năm 1980, Đảng lao động Úc, dẫn đầu bởi Thủ tướng Bob Hawke và Paul Keating, đã mở đầu cho sự hiện đại hóa kinh tế Úc bằng sự thả nổi đồng Đô la Úc vào năm 1983. . Sơ lược về kinh tế của các nước Nhật Bản Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì. giới, cùng với Thành phố New York và Tokyo. Kinh tế của Anh thường được mô tả là nền kinh tế Anglo-Saxon“. Nó được cấu thành từ các nền kinh tế của các xứ thành viên: Anh (England), Scotland,. Lan. Tuy nhiên, cũng như nhiều nền kinh tế của các nước nói tiếng Anh, nó có mức bất bình đẳng về thu nhập cao hơn so với nhiều nước châu Âu. Anh cũng là nước có thâm hụt tài khoản vãng lai