Viêm thanh quản Bệnh học họng-thanh quản 1 Đại cương: 1.1 Nhắc lại Giải phẫu – Sinh lý: Thanh quản là cửa ngõ của đường hô hấp dưới, là nơi hẹp nhất của đường thở, được cấu tạo bởi : Cá
Trang 1Viêm thanh quản
Bệnh học họng-thanh quản
1 Đại cương:
1.1 Nhắc lại Giải phẫu – Sinh lý:
Thanh quản là cửa ngõ của đường hô hấp dưới, là nơi hẹp nhất của đường thở, được cấu tạo bởi : Các sụn, cơ, dây chằng, và dược lót bởi lớp niêm mạc đường hô hấp
Các sụn gồm 2 loại:
Sụn đơn: Sụn Giáp, sụn Nhẫn, sụn Nắp thanh thiệt
Sụn đôi: Sụn Phễu, sụn Sừng, sụn Chêm
Các sụn được nối với nhau bởi các khớp Trong các khớp, lưu ý khớp nhẫn phễu: Sụn Phễu ngồi trên sụn Nhẫn ở phía sau,(bản nhẫn) Đáy của sụn
Trang 2Phễu có 2 mỏm để cơ và dây thanh bám Trong cùng một thời điểm, khớp Nhẫn – Phễu có thể thực hiện được cả 2 động tác là:
Trượt ra ngoài hoặc vào trong
Quay xung quanh một trụ
Chính nhờ phối hợp 2 động tác này mà dây thanh âm có lúc khép kín vào nhau ( khi phát âm), có lúc chúng lại xa nhau ( lúc thở)
Khoảng cách giữa 2 đây thanh lúc mở là 1 hình tam giác, có đỉnh quay
về phía trước, gọi là khe thanh môn, qua khe này có thể nhìn thấy các vòng sụn của khí quản
Niêm mạc thanh quản liên tiếp với niêm mạc họng và niêm mạc khí quản Dưới niêm mạc là tổ chức liên kết lỏng lẻo, rất dễ bị phù nề, xô đẩy, nhất là ở trẻ em, dễ gây hẹp đường hô hấp, gây khó thở cấp tính,( Viêm thanh quản rít, viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn)
Thanh quản có 3 chức năng:
Thở
Phát âm
Trang 3Bảo vệ đường hô hấp dưói
Các cơ thanh quản: Chia làm 3 nhóm:
Cơ căng dây thanh: Nhẫn – Giáp
Cơ khép thanh môn: Liên phễu, Giáp phễu, Nhẫn phễu bên
Cơ mở thanh môn: Nhẫn – Phễu sau
1.2 Dịch tễ:
Bệnh hay gặp về mùa đông Bệnh có thể riêng lẻ hoặc phối hợp trong
hệ thống hô hấp
2 Biểu hiện lâm sàng
2.1 Viêm thanh quản cấp:
2.1.1 VTQ cấp thông thường:
Triệu chứng:Bệnh hay gặp do viêm nhiễm vùng mũi họng lan xuống
Triệu chứng: Bệnh nhân sốt nhẹ 38 C, có cảm giác vướng cổ, ho khan, giọng khàn dần Soi hanh quản:Niêm mạc xung huyết, xuất tiết nhầy ở mép
Trang 4trước dây thanh hoặc xuất tiết nhầy ở mép trước dây thanh hoặc xuất tiết nhầy ở mép trước dây thanh hoặc khép không kín gây khàn tiếng
Điều trị:
Thuốc: Kháng sinh
Giảm ho - An thần
Tại chỗ: Xông mũi họng bằng các dung dịch corticoide, tinh dầu thơm
Làm thuốc thanh quản ( kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề)
Chế độ sinh hoạt : Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, uống trà nóng, đặc biệtlà phải hạn chế nói ( giúp cho việc điều trị có hiệu quả), không được dùng chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, cà phê… Bệnh nhân không nên dùng đá lạnh trong lúc ăn uống
2.1.2 Viêm thanh quản rít (VTQ hạ thanh môn):
Là tình trạng VTQ cấp chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ về ban đêm ( nhất là
về mùa rét)
Trang 5Triệu chứng: Bệnh cảnh xảy ra đột ngột về đêm trẻ xuất hiện khó thở thanh quản dữ dội, điển hình là có 3 triệu chứng chính:
Khó thở chậm
Khó thở vào
Thở có tiếng rít
Có 3 triệu chứng phụ có thể có:
Cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở
MôI và đầu chi tím nhẹ
Co lõm các hố thượng vị, thượng ức, thượng đòn và các cơ hô hấp
Mặt tái nhợt Cơn khó thở này kéo dài chừng 10- 15 phút sau đó có thể không điều trị gì cũng tự khỏi, trẻ ngủ lại Sáng dậy trẻ vẫn chơi bình thường Cơn khó thở kiểu này còn có thể xuất hiện vào tối khác
Chẩn đoán:
Nếu ở trẻ lớn soi được thanh quản sẽ thấy hình ảnh hạ thanh môn bị
nề hẹp
Trang 6Chẩn đoán phân biệt với 2 bệnh hay gặp sau:
Dị vật thanh quản
VTQ bạch hầu
Điều trị:
Thuốc:
Có thể dùng nhóm corticoide chống viêm giảm phù nề
Nhỏ thuốc mũi bằng dung dịch Adrenalin 1/ 00
An thần
Chế độ sinh hoạt: Giữ cho trẻ được nghỉ ngơi, giữ ấm cổ ngực
Phòng bệnh: Điều trị viêm mũi họng, nạo VA kịp thời
2.1.3 VTQ Bạch hầu:
Thường thứ phát sau viêm họng bạch hầu Bệnh gặp ở trẻ em, thường
về mùa rét, do trực khuẩn Klebs-lloeffler gây nên Bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm độc hoặc bít tắc thanh quản bởi giả mạc gây ngạt thở Khi
Trang 7phát hiện được, cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa lây để điều trị
2.1.4 Viêm thanh – khí – phế quản cấp tính:
Bệnh dễ gây tử vong, thường do : Liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây xuất tiết mủ đặc quánh đóng thành khuôn trong lòng ống khí phế quản, gây ngạt thở
Phải soi thanh-khí quản để hút chất nhầy nhiều lần Nếu cần thì phải
mở khí quản Bệnh có tỉ lệ tử vong cao
Điều trị:
Kháng sinh liều cao
Chống viêm, chống phù nề xuất tiết
Trợ tim mạch
Nâng cao thể trạng
2.1.5 VTQ triệu chứng:
VTQ do nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn lây ở toàn thân:
Trang 8VTQ sởi
VTQ thuỷ đậu
VTQ ho gà
2.2 VTQ mãn tính:
Đó là những trường hợp có biến đổi ở niêm mạc thanh quản
Bệnh ở người lớn nhiều hơn trẻ em, biểu hiện là tình trạng khàn tiếng kéo dàI, không có xu hướng tự khỏi
Nguyên nhân:
Do VTQ nặng ngay từ đầu trong lúc bị nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn lây: Cúm, sởi , thuỷ đậu, ho gà, bạch hầu…
Do bệnh nhân làm việc quá sức về giọng ( âm độ, cường độ, thời gian), hay gặp ở các đối tượng sau:
Giáo viên
Ca sĩ
Phát thanh viên
Trang 9Người bán hàng
Do một số bệnh nghề nghiệp: Thường xuyên làm việc trong môi trường nóng , ẩm , nhiều
khói bụi, hơi nước, hoá chất…
+ Do viêm thanh quản cấp không được điều trị triệt để