1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BIẾN CHỨNG VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM - Phần 3 docx

12 552 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 163,94 KB

Nội dung

BIẾN CHỨNG VIÊM TAI - XƯƠNG CHŨM Phần 3 Điều trị nội khoa: Chống phù não. Huyết thanh ngọt ưu trương hoặc Dextrose 20-40 % nhỏ giọt tĩnh mạch. Urê 30% từ 1-1/5g/1kg cơ thể trong 24 giờ, chống chỉ định với người suy thận. Manitol 20 % cho từ 1-1/5 g/1kg cơ thể trong 24 giờ. Glyxeron hay Glyxerin: cho uống 1-1,5g/1kg cơ thể, sau 4 giờ cho 1g/1kg cơ thể, sau đó cứ 3-4 giờ cho uống một lần. Magiêsunfat 15-25 %, tiêm tĩnh mạch, ngày tiêm 3-4 lần, tổng liều 1- 1,7ml/1kg Corticoid. Kháng sinh: sử dụng kháng sinh liều cao và phối hợp, nhất là các loại kháng sinh mới, có tác dụng mạnh. Ngày nay sau nhiều nghiên cứu người ta thấy dùng từ 1-2 loại kháng sinh kết hợp với Klion (flagyl) vừa chống được vi trùng kị khí, vừa tăng hiệu lực của kháng sinh lên. Truyền dịch: bồi phục nước và điện giải, tính theo nhu cầu và cần làm điện giải đồ. Đảm bảo thăng bằng kiềm toan trong máu. Nuôi dưỡng bệnh nhân, săn sóc bệnh nhân hôn mê: hệ hô hấp, tuần hoàn, xương khớp, răng miệng, mắt, chống loét. Lưu ý: mổ bệnh nhân áp xe não chỉ là một trong các khâu điều trị, cần phải lưu tâm trong nhiều mặt điều trị, mới đem lại kết quả tốt. 5. Viêm tĩnh mạch bên, nhiễm khuẩn huyết. Những biến chứng viêm tĩnh mạch do viêm tai xương chũm có thể gặp ở các tĩnh mạch sau: Tĩnh mạch bên hay gặp nhất. Tĩnh mạch dọc trên. Xoang tĩnh mạch hang. Tĩnh mạch thoát. Trong các loại này tĩnh mạch bên là hay bị nhất và nó là biến chứng thường gặp của viêm tai xương chũm. Vì : Tĩnh mạch bên có đường kính lớn. Có đường đi ngoằn ngoèo. Tốc độ chảy của dòng máu chậm. 5.1. Nguyên nhân: Thường là do viêm tai xương chũm cấp tính hoặc viêm tai xương chũm mạn tính, nhất là viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm có cholesteatoma có thể do phẫu thuật gây ra. Bệnh có thể lan vào tĩnh mạch bằng con đường trực tiếp: viêm xương rồi lan trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc có thể vi khuẩn xâm nhập bằng đường máu rồi vào tĩnh mạch bên. 5.2. Giải phẫu bệnh lí: - Viêm ngoài tĩnh mạch hay xương của màng tĩnh mạch bên bị viêm. Mặt ngoài của tĩnh mạch bị xù xì, hoặc có giả mạc trắng. Có khi có áp xe ở giữa màng xương và thành tĩnh mạch. - Viêm tĩnh mạch: trong đó chúng ta có thể thấy: - Viêm thành tĩnh mạch: thành tĩnh mạch bị dày lên, loại này ít gây nhiễm trùng huyết. - Viêm nội tĩnh mạch: những cục máu nghẽn nằm ở trong lòng tĩnh mạch làm cho máu lưu thông khó khăn hoặc bịt tắc hoàn toàn. Có thể bám vào thành tĩnh mạch, chưa gây tắc hoàn toàn. Có thể gây tắc hoàn toàn ở đoạn xương chũm. Cục máu tắc có thể lên trên đến ngã tư Herophille hoặc xuống vịnh cảnh và tĩnh mạch cảnh trong. Nhiễm trùng ở máu không tắc tĩnh mạch: vi khuẩn vượt qua thành huyết quản mà không gây ra cục máu tắc. 5.3. Lâm sàng. 5.3.1. Viêm ngoài tĩnh mạch (hay viêm quanh tĩnh mạch): triệu chứng rất ít, có khi trên bàn phẫu thuật mới phát hiện ra. Có thể có một vài triệu chứng: đau đầu sau gáy, bờ sau xương chũm bị đau. Nếu xung quanh tĩnh mạch thành áp xe có triệu chứng của tăng áp sọ nhẹ vì đè vào màng não. Nếu lan xuống vịnh cảnh gây liệt dây IX, X ,XI , XII. Tĩnh mạch thoát: nề vùng sau xương chũm. 5.3.2. Viêm trong tĩnh mạch hay viêm tắc tĩnh mạch. Thể điển hình có nhiễm khuẩn huyết. Giai đoạn đầu: bệnh nhân có viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm, đột nhiên có những cơn sốt cao rét run. Có khi ớn lạnh, rùng mình đau đầu. Giai đoạn toàn phát: sốt cao dao động, có những cơn rét run tái diễn, bảng nhiệt độ có hình tháp chuông. Mạch cũng lúc nhanh lúc chậm theo với nhiệt độ. Bệnh nhân có bộ mặt nhiễm trùng rõ rệt: môi khô, lưỡi bẩn, mặt xám. Khám thực thể: Ân bờ sau xương chũm bệnh nhân đau điếng. Da vùng tĩnh mạch thoát bị phù nề. Có khi bệnh nhân quay cổ khó khăn. Hạch máng cảnh sưng và đau. Cận lâm sàng: Công thức máu: bạch cầu tăng, đa nhân tăng. Cấy máu có thể thấy vi khuẩn. Chọc dịch não tuỷ: Làm nghiệm pháp Queskenstedt: đè bên lành áp lực tăng, đè bên bệnh áp lực không tăng. Thành phần dịch não tuỷ thay đổi nhẹ. Chụp Schuller: xương chũm mờ có thể có cholesteatoma hoặc bờ tĩnh mạch bên không đều. Thể khu trú, tiềm tàng co tắc, không có nhiễm khuẩn huyết: tuỳ theo cục máu tắc ở chỗ nào mà có dấu hiệu riêng. Nếu cục máu ở tĩnh mạch bên: bờ sau xương chũm bị nề sưng và ấn vào bệnh nhân đau. Nếu khu trú ở vịnh cảnh. Mỏm chũm bị sưng phồng. - Liệt thần kinh IX , X , XI và XII. - Liệt thần kinh IX. Dấu hiệu kéo màn hầu. Rối loạn nuốt chất rắn. Rối loạn cảm giác nuốt 1/3 sau lưỡi. - Liệt thần kinh X. Rối loạn cảm giác nửa khẩu cái mềm. Rối loạn xuất tiết nước bọt Rối loạn nhịp thở. - Liệt thần kinh XI. Ngành trong: nửa khẩu cái mềm, thanh quản và mạch nhanh. Ngành ngoài: liệt cơ thang và cơ ức đòn chũm. - Liệt thần kinh XII: liệt nửa lưỡi Khu trú ở tĩnh mạch cảnh trong: bệnh nhân nghẹo cổ sang 1 bên đau và sưng. Khu trú ở tĩnh mạch khác. Tĩnh mạch thoát: bờ sau xương chũm bị sưng. Tĩnh mạch xoang hang. - Sưng mí mắt. - Mắt lồi, hoặc có mủ ở hốc mắt. - Mù mắt, liệt cơ thẳng ngoài. - Đau nhức thần kinh hàm trên. - Giãn tĩnh mạch vùng trán. Tĩnh mạch dọc trên: có triệu chứng tăng áp lực nội sọ, chảy máu cam, giãn tĩnh mạch vùng trán 5.4. Diễn biến: Cục máu đông có thể di chuyển đi các nơi gây: nhiễm khuẩn huyết, áp xe phổi, gan, thận. Áp xe tiểu não. Viêm màng não. 5.5. Chẩn đoán. Dấu hiệu lâm sàng. - Nghiệm pháp Queskenstedt (+). - Xét nghiệm dịch não tuỷ. - Xét nghiệm máu và cấy máu. 5.6. Điều trị. 5.6.1. Điều trị ngọai khoa: Mổ tiệt căn xương chũm. Bộc lộ tĩnh mạch bên cho đến phần lành. Nếu tĩnh mạch bên, bên trong có áp xe ta mở ổ áp xe ra. Đặt vấn đề thắt tĩnh mạch cảnh trong: sau mổ 3-4 ngày vẫn còn sốt. Ngày nay người ta ít làm phẫu thuật Grunert. 5.6.2. Điều trị mội khoa: Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh liều cao và phối hợp. Nâng cao thể trạng: trợ tim, vitamin, có khi phải truyền máu. Thuốc chống đông đối với viêm tắc tĩnh mạch bên không có kết quả. 5.7. Phòng bệnh. Tích cực điều trị viêm tai giữa hoặc viêm tai xương chũm. Cần chẩn đoán sớm và xử trí sớm đối với những viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm. 6. Viêm mê nhĩ. Có thể xảy ra sau viêm tai giữa cấp tính hoặc viêm tai giữa mạn tính có cholesteatome, nhất là khi có hồi viêm. 6.1. Triệu chứng: [...]... tai Động mắt 6.2 Điều trị: Viêm mê nhĩ thanh dịch triệu chứng lâm sàng thường nhẹ hơn: kháng sinh, corticoid Viêm mê nhĩ mủ: mổ xương chũm, kháng sinh Có trường hợp phải phá huỷ mê nhĩ Chú ý: viêm mê nhĩ có thể gây ra viêm màng não thông qua ống tai trong Ngược lại viêm màng não cũng có thể gây ra viêm mê nhĩ, dẫn tới điếc nặng một hoặc cả hai bên 7 Liệt mặt 7.1 Đặc điểm: Viêm tai, viêm tai xương chũm. .. méo xệch về bên phía lành, mắt phía bên liệt nhắm không kín “con mắt dã tràng” (dấu hiệu Charles Bell) 7.2 Điều trị: Viêm tai giữa cấp tính: Chích rạch màng nhĩ Viêm tai xương chũm cấp và mạn tính: mổ xương chũm Trong mọi trường hợp ghi và đánh giá mức độ liệt từ đầu, theo dõi chuyển biến của mức độ liệt nếu không hoặc nặng thêm thì gửi đi khám chuyên khoa . BIẾN CHỨNG VIÊM TAI - XƯƠNG CHŨM Phần 3 Điều trị nội khoa: Chống phù não. Huyết thanh ngọt ưu trương hoặc Dextrose 2 0-4 0 % nhỏ giọt tĩnh mạch. Urê 30 % từ 1-1 /5g/1kg cơ thể. đối với viêm tắc tĩnh mạch bên không có kết quả. 5.7. Phòng bệnh. Tích cực điều trị viêm tai giữa hoặc viêm tai xương chũm. Cần chẩn đoán sớm và xử trí sớm đối với những viêm tai xương chũm mạn. thoát: nề vùng sau xương chũm. 5 .3. 2. Viêm trong tĩnh mạch hay viêm tắc tĩnh mạch. Thể điển hình có nhiễm khuẩn huyết. Giai đoạn đầu: bệnh nhân có viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm, đột nhiên

Ngày đăng: 11/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w