Trường THPT Đặng Thúc Hứa Tổ Hóa Sinh KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM - HOÁ HỌC 10 Thời gian làm bài: 90 phút – 50 câu trắc nghiệm Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết NTK của các nguyên tố: Al = 27, Zn = 65, Cu = 64, Fe = 56, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, Sr = 88, Be = 9, K = 39, Na = 23, Mn = 55, Ag = 108, O = 16, S = 32, H =1, Br = 80, I = 127, Cl =35,5. * HS không được dùng bảng hệ thống tuần hoàn và các tài liệu liên quan!!! Câu 1: Phản ứng giữa axit H 2 SO 4 đặc nóng với lượng rất dư chất nào sau đây không tạo muối sắt (III)? A. Fe 2 O 3 . B. Fe(OH) 2 . C. Fe. D. FeCO 3 . Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Sát trùng nước sinh hoạt. C. Chữa sâu răng. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Câu 3: Dẫn khí H 2 S vào dung dịch hỗn hợp KMnO 4 và H 2 SO 4 ; hiện tượng quan sát được là: A. dd màu tím dần chuyển sang dd có màu vàng. B. xuất hiện kết tủa màu đen. C. dd màu tím dần chuyển sang dd không màu đồng thời có vẩn đục vàng. D. không có hiện tượng gì. Câu 4: Để hoà tan hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 ( trong đó số mol FeO bằng số mol Fe 2 O 3 ) cần dùng vừa đủ V lít dd HCl 1M. Giá trị của V là: A. 0,12. B. 0,16. C. 0,6. D. 0,8. Câu 5: Nhiệt phân cùng số mol các chất: KMnO 4 , KClO 3 , NaNO 3 , H 2 O 2 . Thể tích O 2 (đktc) thu được nhiều nhất từ phản ứng nhiệt phân của: A. KClO 3 . B. H 2 O 2 . C. KMnO 4 . D. NaNO 3 . Câu 6: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học? A. Sục khí Cl 2 vào dd FeCl 2 . B. Sục khí H 2 S vào dd CuCl 2 . C. Cho Fe vào dd H 2 SO 4 loãng, nguội. D. Sục khí H 2 S vào dd FeCl 2 . Câu 7: Cho phản ứng: 2NaX (r) + H 2 SO 4(đặc,nóng) → Na 2 SO 4 + 2HX Biết rằng X là halogen, X có thể là: A. F, Cl. B. F, Cl, Br, I. C. F. D. F, Cl, Br. Câu 8: Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe 2 O 3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M thu được hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Giá trị của V là: A. 50. B. 100. C. 150. D. 200. Câu 9: Có các dung dịch loãng, không màu, đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là: Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , NaCl, H 2 SO 4 , NaOH và BaCl 2 . Chỉ có giấy quì tím có thể nhận biết được tối đa số dung dịch là: A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 10: Trong các dung dịch: HI, HCl, SO 2 , H 2 S; những dd có phản ứng với O 2 ở điều kiện thường là: A. HI, H 2 S, SO 2 . B. HCl, HI, H 2 S. C. HI, HCl, H 2 S, SO 2 . D. HI, H 2 S. Câu 11: Cho phản ứng: Zn + H 2 SO 4 → ZnSO 4 + H 2 S + H 2 O. Hệ số cân bằng ( nguyên, tối giản) của H 2 O trong phản ứng là: A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 12: Chất được dùng để tráng lên phim ảnh là: A. AgBr. B. AgCl. C. Mg. D. Na 2 S 2 O 3 . Câu 13: Người ta tiến hành hai thí nghiệm (TN) sau: TN1: Hoà tan hoàn toàn a gam Fe x O y bằng H 2 SO 4 đặc, nóng thu được V lít SO 2 (đktc). TN2: Khử hoàn toàn a gam Fe x O y bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hoà tan lượng sắt tạo thành bằng H 2 SO 4 đặc, nóng, dư thu được 3V lít SO 2 (đktc). Công thức của Fe x O y là: A. Fe 2 O 3 . B. FeO. Trang 1/4 - Mã đề thi 132 C. Không xác định được. D. Fe 3 O 4 . Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng: 3 2 ( ) 2 Cu NO NaOH NaOH H S X Y Z + + + → → → . X, Y, Z là các hợp chất chứa lưu huỳnh. X, Y, Z lần lượt là: A. Na 2 S, NaHS, CuS. B. NaHS, Na 2 S, CuS. C. NaHS, Na 2 S, CuS 2 . D. Na 2 S, NaHS, CuS 2 . Câu 15: Sục 6,72 lít SO 2 (đktc) vào 450ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Thành phần chất tan trong X là: A. Na 2 SO 3 và NaHSO 3 . B. NaHSO 3 và NaOH dư. C. Na 2 SO 4 và NaHSO 4 . D. Na 2 SO 3 và NaOH dư. Câu 16: Từ 1,5 tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS 2 điều chế được bao nhiêu tấn dung dịch H 2 SO 4 98% ? ( Biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 60% ) A. 2,5 tấn. B. 2 tấn. C. 1,2 tấn. D. 1,5 tấn. Câu 17: Có các thí nghiệm sau: (I) Nhúng thanh sắt vào dd H 2 SO 4 đặc, nguội. (II) Sục khí SO 2 vào nước brom. (III) Sục khí CO 2 vào nước Javel. (IV) Nhúng lá nhôm vào dd H 2 SO 4 loãng, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 18: Cho V lít Cl 2 (đktc) tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng, dư thu được m 1 gam muối. Cũng V lít khí đó nếu tác dụng với dd NaOH loãng, nguội, dư thu được m 2 gam muối. Tỉ lệ m 1 : m 2 là: A. 1 : 2. B. 2 : 1. C. 2 : 3. D. 1 : 1. Câu 19: Dãy sắp xếp các kim loại theo chiều tăng dần tính khử là: A. K, Na, Mg, Al. B. Al, Mg, Na, K. C. Na, K, Mg, Al. D. Mg, K, Al, Na. Câu 20: Dãy sắp xếp các axit đúng theo thứ tự tính axit tăng dần là: A. HF, HCl, HI, HBr. B. HI, HBr, HCl, HF. C. HF, HCl, HBr, HI. D. HCl, HF, HBr, HI. Câu 21: SO 2 luôn đóng vai trò chất khử trong phản ứng với dãy gồm các chất: A. H 2 S, Mg, dd KOH. B. dd KOH, dd KMnO 4 , CaO. C. O 2 , dd KMnO 4 , nước brom. D. O 2 , H 2 S, nước brom. Câu 22: Ion X 2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p 6 . Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc: A. chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 4, nhóm IIA. C. chu kì 3, nhóm VIIIA. D. chu kì 4, nhóm IIIA. Câu 23: Cho 200ml dung dịch BaCl 2 0,5M tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 28,70. B. 57,40. C. 14,35. D. 43,05. Câu 24: Nung hỗn hợp gồm 22,4 gam Fe và 9,6 gam S trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Hoà tan X trong lượng dư dung dịch HCl thu được khí Y. Để đốt cháy hoàn toàn khí Y cần vừa đủ V lít O 2 (đktc). Giá trị của V là: A. 22,4. B. 6,72. C. 11,2. D. 17,92. Câu 25: Hoà tan hoàn toàn 10,4 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch X và 6,72 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch X thu được hỗn hợp muối khan với khối lượng là: A. 43,8 gam. B. 34,24 gam. C. 32,3 gam. D. 31,7 gam. Câu 26: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO 2(k) ƒ (màu nâu đỏ) N 2 O 4(k) (không màu) Biết khi hạ nhiệt độ thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có: A. H ∆ < 0, phản ứng thu nhiệt. B. H ∆ < 0, phản ứng toả nhiệt. C. H ∆ > 0, phản ứng tỏa nhiệt. D. H ∆ >0, phản ứng thu nhiệt. Câu 27: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dd HCl dư thoát ra 0,672 lít khí (đktc). Hai kim loại đó là: A. Sr và Ba. B. Ca và Sr. C. Ca và Mg. D. Be và Mg. Trang 2/4 - Mã đề thi 132 Câu 28: Không thể dùng H 2 SO 4 đặc để làm khô khí ẩm: A. SO 2 . B. O 2 . C. CO 2 . D. H 2 S. Câu 29: Sục khí Cl 2 dư qua dung dịch chứa n mol hỗn hợp gồm NaBr và NaI; kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 29,25 gam muối. Giá trị của n là: A. 0,40. B. 0,45. C. 0,55. D. 0,50. Câu 30: 20,16 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm Cl 2 và O 2 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y gồm 9,6 gam Mg và 16,2 gam Al. Thành phần % theo thể tích của Cl 2 trong hỗn hợp X là: A. 44,44%. B. 52,94%. C. 55,56%. D. 47,06%. Câu 31: Dung dịch không thể đựng trong lọ thuỷ tinh là: A. H 2 SO 4 đặc. B. HNO 3 . C. HF. D. HCl. Câu 32: Trong số các phân tử sau, phân tử có độ phân cực lớn nhất là: A. H 2 O. B. HF. C. NH 3 . D. H 2 S. Câu 33: Dãy sắp xếp các hiđroxit theo chiều giảm dần tính bazơ là: A. Al(OH) 3 , NaOH, Mg(OH) 2 . B. NaOH, Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 . C. Mg(OH) 2 , NaOH, Al(OH) 3 . D. Al(OH) 3 , Mg(OH) 2 , NaOH. Câu 34: Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,07 mol HCl vào dung dịch chứa 0,05 mol Na 2 CO 3 thu được dung dịch X và V ml khí ở đktc. Giá trị của V là: A. 448. B. 784. C. 560. D. 336. Câu 35: Cho 11,2 gam Fe tác dụng hết với dd H 2 SO 4 loãng, dư thu được dd X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dd KMnO 4 0,2M. Giá trị của V là: A. 100. B. 400. C. 200. D. 300. Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 bằng H 2 SO 4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y và 8,96 lít SO 2 (đktc)- là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng muối thu được trong dung dịch Y là: A. 120 gam. B. 160 gam. C. 100 gam. D. 140 gam. Câu 37: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 tác dụng hết với dd HCl dư. Kết thúc phản ứng thu được dd chứa 7,62 gam FeCl 2 và m gam FeCl 3 . Giá trị của m là: A. 9,75. B. 8,95. C. 8,25. D. 7,80. Câu 38: Cho phản ứng: H 2 O 2 + Ag 2 O → 2Ag + H 2 O + O 2 . Vai trò của H 2 O 2 trong phản ứng là: A. Chất oxi hoá. B. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. C. Môi trường phản ứng. D. Chất khử. Câu 39: Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac sau: 2( ) 2( ) 3( ) 3 2 k k k N H NH + ƒ Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần thì tốc độ phản ứng thuận: A. Tăng 2 lần. B. Không thay đổi. C. Tăng 6 lần. D. Tăng 8 lần. Câu 40: Cặp khí có thể tồn tại đồng thời trong cùng một bình chứa là: A. H 2 S và SO 2 . B. HI và Cl 2 . C. Cl 2 và O 2 . D. H 2 S và Cl 2 . Câu 41: Dãy các chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là: A. S, Br 2 , SO 2 . B. O 2 , Cl 2 , I 2 . C. SO 2 , H 2 S, S. D. O 3 , F 2 , O 2 . Câu 42: Chỉ có giấy quì tím ẩm và giấy tẩm dung dịch muối X người ta có thể phân biệt 4 lọ chứa khí riêng biệt gồm O 2 , N 2 , H 2 S, Cl 2 dựa vào hiện tượng: - Khí (1) làm tàn đóm lửa cháy bùng lên. - Khí (2) làm mất màu của giấy quì ẩm. - Khí (3) làm giấy tẩm dung dịch muối X hoá đen. Kết luận sai là: A. khí (1) là O 2 ; X là muối CuSO 4 . B. X là muối Pb(NO 3 ) 2 ; khí (2) là Cl 2 . C. X là muối CuSO 4 ; khí (3) là Cl 2 . D. khí (1) là O 2 ; khí còn lại là N 2 . Câu 43: Hằng số cân bằng K c của phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ. B. Chất xúc tác. C. Áp suất. D. Nhiệt độ. Câu 44: Kim loại tác dụng với dd HCl loãng và tác dụng với khí clo cho cùng loại muối clorua là: Trang 3/4 - Mã đề thi 132 A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Ag. Câu 45: Nung 13,6 gam hỗn hợp Mg, Al trong không khí một thời gian thu được hỗn hợp X gồm các oxit có khối lượng 19,2 gam. Để hoà tan hoàn toàn X cần tối thiểu V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là: A. 350. B. 700. C. 400. D. 800. Câu 46: Thuốc thử được dùng để nhận biết I 2 là: A. Hồ tinh bột. B. Quì tím. C. dd AgNO 3 D. dd BaCl 2 Câu 47: Tác nhân chính gây hiện tượng mưa axit là: A. Cl 2 . B. CO 2 . C. SO 2 . D. H 2 S. Câu 48: Khí O 2 bị lẫn các tạp chất là SO 2 , Cl 2 , CO 2 . Để loại bỏ tạp chất có thể dẫn hỗn hợp khí đi qua: A. dd HCl. B. dd NaOH dư. C. H 2 O. D. dd H 2 S dư. Câu 49: Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 10% thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là: A. 88,20 gam. B. 97,80 gam. C. 101,68 gam. D. 101,48 gam. Câu 50: Tiến hành phản ứng với 1 mol hỗn hợp X gồm SO 2 và O 2 ở điều kiện thích hợp (t 0 cao, xúc tác) thu được 51,2 gam hỗn hợp Y. Hoà tan Y vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(NO 3 ) 2 tạo ra 69,9 gam kết tủa Z. Hiệu suất phản ứng oxi hoá SO 2 thành SO 3 là: A. 50%. B. 75%. C. 60%. D. 85%. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 132 . Trường THPT Đặng Thúc Hứa Tổ Hóa Sinh KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM - HOÁ HỌC 10 Thời gian làm bài: 90 phút – 50 câu trắc nghiệm Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết NTK của. đủ dung dịch H 2 SO 4 10% thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là: A. 88,20 gam. B. 97,80 gam. C. 101 ,68 gam. D. 101 ,48 gam. Câu 50: Tiến hành phản ứng. N 2 , H 2 S, Cl 2 dựa vào hiện tượng: - Khí (1) làm tàn đóm lửa cháy bùng lên. - Khí (2) làm mất màu của giấy quì ẩm. - Khí (3) làm giấy tẩm dung dịch muối X hoá đen. Kết luận sai là: A. khí (1)