1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nha van pham ho docx

3 344 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 19,05 KB

Nội dung

PHẠM HỔ _ Nhà văn Phạm Hổ còn có bút danh là Hồ Huy. Ông sinh ngày 28 tháng 1 năm 1926. Quê ở xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. _ Ông xuất thân trong một gia đình nho học, học tểu học ở quê, học trung học ở Huế và đỗ bằng thành chung ở thành phố Quy Nhơn. _ Khi còn nhỏ, ông đã say mê văn học, thích đọc và sáng tác văn thơ. Ông được học tiếng Pháp và được làm quen với những cuốn sách viết cho thiếu nhi của các nhà văn Pháp, điều đó đã góp phần nuôi dưỡng hoài bão viết văn cho thiếu nhi của ông. _ Sau cách mạng tháng tám, ông đi theo cách mạng và hoạt động văn nghệ từ đó. Ông từng làm phụ tá cho nhà thơ Trần Mai Ninh trong hoạt động văn hóa cứu nước ở thành phố Quy Nhơn. _ Năm 1955, ông tập kết ra Bắc và là một trong những thành viên sáng lập ra nhà xuất bản Kim Đồng. _ Ông từng giữ chức phó tổng biên tập thứ nhất tuần báo văn nghệ, phó trưởng Ban hội nhà văn Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng văn nghệ thiếu nhi Hội nhà văn. _ Ông qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 2007, ở tuổi 81. 1. Một số tác phẩm tiêu biểu: Ông sáng tác nhiều thể loại thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và phê bình văn học cho cả người lớn và trẻ em. _ Những ngày thân ái ( tập thơ 1957) _ Ra khơi ( tập thơ 1960) _ Đi xa ( 1927) _ Những ô cửa những, ngả đường ( tập thơ 1976) _ Vườn xoan ( 1964) Ông có 20 tập thơ, 9 tập truyện và 4 vở kịch viết cho thiếu nhi. _ Tập thơ: “ Em vẽ Bác Hồ” ( 1948), “ Em thích em yêu”, “ Những người bạn nhỏ”, “ Mẹ, mẹ ơi cô bảo”, “ Bạn trong vườn”, “ Chú bò tìm bạn”, “ Những người bạn im lặng”, “ Những người bạn ồn ào”… _ Truyện: “ Chuyện hoa chuyện quả” ( gồm những câu chuyện viết về sự tích các loài cây, loài hoa); 6 tập truyện cổ tích mới ( 1974). _ Kịch: “ Nàng tiên nhỏ thành ốc” ( bộ 3 vở kịch 1980), “cái bánh tét của người cô” ( 1994). Giải thưởng văn học: “ Chú bò tìm bạn” ( tập thơ), giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản tổ chức. “ Chú vịt bông” ( tập thơ) giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản tổ chức. Tập đọc: CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG LĂNG ( Sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 26) • Phân tích nội dung và nghệ thuật: Bài văn chia làm 3 đoạn: a) Đoạn 1: Từ đầu cho đến “ mùa hoa đã qua” _ Nội dung: Sẻ non và cây bằng lăng là những người bạn thân thiết của bé thơ. Thể hiện tình cảm thân thương của hai người bạn nhỏ dành cho bé Thơ. _ Nghệ thuật: Sử dụng biện pháp nhân hóa ( dùng từ “ chú” để gọi sẻ non, “ Bằng lăng không vui”, gọi bằng lăng là “ bạn” của bé thơ). b) Đoạn 2: Tiếp theo cho đến “ lọt vào khuôn cửa sổ” _ Nội dung: Sự dũng cảm của sẻ non, đã bất chấp mọi nguy hiểm để giúp đỡ hai người bạn của mình là bằng lăng và bé Thơ. _ Nghệ thuật: Sử dụng hàng loạt các động từ mang tính chất gợi hình cao như “ chắp cánh”, “ bay vù”, “ đáp xuống”, “ chao qua, chao lại”, “cố đứng vững”,… đã giúp cho bài văn thêm sinh động và cuốn hút người đọc. c) Đoạn 3: Tếp theo cho đến hết _ Nội dung: Niềm hạnh phúc của bé Thơ khi được nhìn thấy bông hoa bằng lăng. _ Nghệ thuật: Sử dụng câu cảm thán “ Ôi, đẹp quá!” và câu hỏi tu từ “ Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?” gợi nhiều cảm xúc ở người đọc.  Sẻ non, bằng lăng rất yêu thương và quy mến bé Thơ. Bé Thơ có được hai người bạn thật là tốt. Đặc biệt, Sẻ non đã không ngại khó khăn giúp bé Thơ được nhìn thấy bông hoa bằng lăng cuối cùng. Có thể nói tình bạn thật là cao cả và thiêng liêng. Chúng ta cần phải gìn giữ và trân trọng tình bạn của mình. Chính tả: ĐÔI QUE ĐAN (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 175) Mũ đỏ cho bé Khăn đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Từ đôi que nhỏ Từ tay chị nữa Dần dần hiện ra… Ôi đôi que đan Sao mà chăm chỉ Sao mà giản dị Sao mà dẻo dai Từng mũi, từng mũi Cứ đan, đan hoài Sợi len nhỏ bé Mà nên rộng dài. Em cũng tập đây Mũi lên, mũi xuống Ngón tay, bàn tay Dẻo dần đỡ ngượng. Mũ đỏ cho bé Khăn đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Từ đôi que nhỏ Từ tay em nữa Cũng dần hiện ra… Que tre đan mãi Bóng như ngọc ngà. Phạm Hổ • Phân tích nội dung và nghệ thuật Bài thơ chia làm 2 đoạn a) Đoạn 1: Từ đầu đến “ Mà nên rộng dài” _ Nội dung: Những vật dụng như mũ, khăn, áo dần dần hiện ra từ đôi bàn tay của người “chị”cùng với đôi que đan nhỏ. Thể hiện tình cảm và lòng yêu thương chân thành của người chị dành cho người thân trong gia đình. _ Nghệ thuật: Sử dụng điệp từ “cho”, “ Sao mà”, “ Từng mũi” b) Đoạn 2: Tiếp theo cho đến hết _ Nội dung: Sự luyện tập chăm chỉ của người em để có thể tạo ra được những vật dụng dành tặng cho người thân trong gia đình. Thể hiện lòng thương yêu tha thiết của “ em” đối với người thân yêu. _ Nghệ thuật: Lặp đoạn ( Từ “ Mũ đỏ cho bé…Cũng dần hiện ra”). Sử dụng biện pháp so sánh ( So sánh que tre với ngọc ngà, từ so sánh là “ như”, đặc điểm chung được đem ra so sánh là “ Bóng”).  Qua bài thơ cho ta thấy, hai chị em trong bài thơ là người rất là chăm chỉ và rất thương yêu những người thân trong gia đình của mình. Hai chị em đã kiên nhẫn, chăm chỉ đan khăn cho bà, áo cho cha mẹ để thể hiện tình cảm chân thành của mình đối với họ. ( . mũi Cứ đan, đan ho i Sợi len nhỏ bé Mà nên rộng dài. Em cũng tập đây Mũi lên, mũi xuống Ngón tay, bàn tay Dẻo dần đỡ ngượng. Mũ đỏ cho bé Khăn đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Từ đôi que. của mình. Chính tả: ĐÔI QUE ĐAN (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 175) Mũ đỏ cho bé Khăn đen cho bà Áo đẹp cho mẹ Áo ấm cho cha Từ đôi que nhỏ Từ tay chị nữa Dần dần hiện ra… Ôi đôi que đan Sao. cuốn sách viết cho thiếu nhi của các nhà văn Pháp, điều đó đã góp phần nuôi dưỡng ho i bão viết văn cho thiếu nhi của ông. _ Sau cách mạng tháng tám, ông đi theo cách mạng và ho t động văn nghệ

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w