Giống lúa Nhị ưu 63 ppsx

5 475 0
Giống lúa Nhị ưu 63 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giống lúa Nhị ưu 63 1. Nguồn gốc: Tổ hợp lai từ Nhị 32A/Minh Khôi 63, được nhập vào Việt Nam năm 1995. 2. Những đặc tính chủ yếu: Là giống cảm ôn, cấy được 2 vụ. Thời gian sinh trưởng dài hơn Sán ưu 63 từ 5 - 7 ngày (vụ xuân muộn 135-142 ngày, vụ mùa 115-122 ngày). Chiều cao cây 94-114 cm, cứng cây, đẻ nhánh khá. Lá xanh nhạt hơn Sán ưu 63, to bản, góc lá đòng lớn nên khoe bông. Bông dài 23-27 cm; Số hạt chắc/bông 130-160; Hạt bầu hơi dài, vỏ hạt màu vàng sáng, mỏ hạt tím. Khối lượng 1.000 hạt 27-28 gram. Gạo trắng, ngon cơm. Chịu rét, chống đạo ôn tốt. Năng suất tương đương Sán ưu 63. 3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật: Cần mở rộng ra cả 2 vụ mùa sớm và xuân muộn ở vùng đồng bằng trung du, miền núi phía Bắc và bắc Khu 4 cũ, trên chân đất tốt, trình độ thâm canh khá trở lên. Thời vụ: Xuân muộn gieo 21/1 - 5/2, cấy trong tháng 2 (vùng Đông Bắc gieo đầu tháng 3, cấy trước 5/4); Mùa sớm gieo 5-10/6, cấy 20/6-5/7. Làm mạ: gieo mạ thưa 20-25 gram thóc giống/m 2 và thâm canh mạ để có nhiều ngạnh trê, vụ mùa ngâm nước khoảng 10-16 giờ, vụ xuân ngâm 16-20 giờ sau đó vớt lép lửng và đãi sạch nước chua rồi mới ủ nẩy mầm. Mỗi ha lúa cần khoảng 25-30 kg hạt thóc giống. Mật độ cấy 40-45 khóm/m 2 , hàng cách hàng 20 cm, khóm cách khms 10-12 cm, cấy 1 dảnh, tuổi mạ 18-20 ngày/vụ mùa và 25-30 ngày/vụ xuân, cấy nông tay. Lượng phân bón: 10-13 tấn phân chuồng + 240-300 kg ure + 300 kg lân supe + 100-120 kg kaly clorua hoặc kaly sunfat. Phân chuồng và phân lân bón lót toàn bộ. Phân đạm bón lót 40%, thúc đợt 1 khi lúa bén rễ hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh 40%, bón nuôi đòng 20%. Phân kaly bón thúc đợt 1 50%, bón nuôi đòng 50%. Vụ mùa bón giảm 10-20% lượng phân đạm. Chú ý: cần thâm canh mạ, bón nặng đầu, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch kịp thời./. Giống lúa Bồi tạp 49 (Bồi tạp 77) 1. Nguồn gốc: Là giống lúa lai hai dòng nhập nội từ Trung Quốc có nguồn gốc từ tổ hợp lai Bồi ải 64S/Số 49 (số 49 được tạo ra từ một giống lúa thường chất lượng tốt), do Trung tâm lúa lai Hồ Nam-Trung Quốc chọn tạo, được thử nghiệm tại Việt Nam từ vụ Đông Xuân 98-99 và hiện đang được mở rộng ở nhiều tỉnh phía Bắc. 2. Những đặc tính chủ yếu: Ngắn ngày, cảm ôn. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 120-125 ngày, vụ mùa 100-105 ngày. Chiều cao cây trung bình 90-100 cm, đẻ nhánh trung bình, khóm gọn, lá xanh đậm, giai đoạn cuối chuyển màu vàng lá gừng. Số hạt/bông 100-110 hạt, tỷ lệ chắc > 85%. Chống được đạo ôn, bạc lá, khô vằn, chống đổ, chịu rét khá. Năng suất trung bình 75 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt tới 90- 100 tạ/ha. Khối lượng 1.000 hạt 19 gram Phẩm chất khá, gạo trong, cơm mềm ngon. 3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật: Gieo trồng ở vụ xuân muộn, mùa sớm, do hạt nhỏ, khóm gọn, đẻ trung bình nên có thể cấy dầy hơn, chú ý phòng trừ rầy nâu và đốm lá vi khuẩn. Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 300 kg ure + 300 kg lân supe + 100-120 kg kaly clorua hay sunfat. . Giống lúa Nhị ưu 63 1. Nguồn gốc: Tổ hợp lai từ Nhị 32A/Minh Khôi 63, được nhập vào Việt Nam năm 1995. 2. Những đặc tính chủ yếu: Là giống cảm ôn, cấy được 2. Giống lúa Bồi tạp 49 (Bồi tạp 77) 1. Nguồn gốc: Là giống lúa lai hai dòng nhập nội từ Trung Quốc có nguồn gốc từ tổ hợp lai Bồi ải 64S/Số 49 (số 49 được tạo ra từ một giống lúa thường. sinh trưởng dài hơn Sán ưu 63 từ 5 - 7 ngày (vụ xuân muộn 135-142 ngày, vụ mùa 115-122 ngày). Chiều cao cây 94-114 cm, cứng cây, đẻ nhánh khá. Lá xanh nhạt hơn Sán ưu 63, to bản, góc lá đòng

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan