Giống lúa Nếp Cẩm doc

7 1.1K 3
Giống lúa Nếp Cẩm doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giống lúa Nếp Cẩm 1. Nguồn gốc: - Được trồng từ lâu đời tại huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Là giống lúa nếp Cẩm ruộng địa phương, được người nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện nay đang được lưu giữ tại Ngân hàng Gen Cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính: - Cây cao 125,4 cm. Phiến lá có sọc tím ở mép, độ phủ lông trên phiến lá trung bình, bẹ lá mầu tím, góc lá ngang. Bông trung bình dài 22 cm. Hạt thóc bầu, dài, không có râu, vỏ trấu khía nâu, có lông ngắn trên vỏ trấu, mỏ hạt thóc màu tím, mày vàng, vỏ lụa màu tím. Khả năng đẻ nhánh trung bình, cây cứng trung bình, ít sâu bệnh. - Thời gian sinh trưởng khoảng 130 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng: - Thời vụ: Được trồng vào vụ mùa, gieo tháng 6, cấy tháng 7 khi mạ được ít nhất 1 tháng tuổi, thu hoạch vào tháng 11. - Thích hợp với chân đất trung bình, đất vàn thấp. - Được sử dụng làm rượu cẩm trong các ngày lễ tết và được sử dụng như một loại thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở. Giống lúa Nếp Cẩm Đen 1. Nguồn gốc: - Được trồng từ lâu đời tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Là giống lúa nếp Cẩm nương địa phương, được người nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện nay đang được lưu giữ tại Ngân hàng Gen Cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính: - Cây cao 133,3 cm. Phiến lá có sọc tím ở mép, lá nhẵn, bẹ lá có sọc tím, góc lá đứng. Bông to, dài 29,9 cm. Hạt thóc to, bầu, không có râu, vỏ trấu màu tím, lông ngắn xuất hiện ở phần trên của hạt thóc, mỏ hạt thóc màu tím, mày tím, vỏ lụa màu tím. Khả năng đẻ nhánh mạnh, cây cứng trung bình, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, thích hợp với chân đất tốt, đất dốc. - Thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 120 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng: - Thời vụ: Trồng vào vụ mùa, sau mưa đầu hạ, trồng theo hình thức chọc lỗ bỏ hạt. Gieo tháng 5, thu hoạch vào tháng 10. - Thích hợp với chân đất giầu dinh dưỡng. - Được sử dụng làm rượu cẩm trong các ngày lễ tết và được sử dụng như một loại thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, làm sính lễ trong một số ngày lễ hội của người dân tộc. Giống lúa Cẩm 1. Nguồn gốc: - Được trồng từ lâu đời tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình. Là giống lúa nếp Cẩm nương địa phương, được người nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện nay đang được lưu giữ tại Ngân hàng Gen Cây trồng Quốc gia. 2. Đặc điểm chính: - Cây cao 149,3 cm. Phiến lá màu xanh, trên phiến lá có phủ lông dầy, mượt, bẹ lá màu xanh, góc lá đứng. Bông to, dài 26,58 cm, hạt xếp thưa. Hạt thóc trung bình, có râu ngắn từng phần, râu mầu tím, vỏ trấu khía nâu, có lông ngắn trên vỏ trấu, mỏ hạt thóc mầu vàng, mày vàng, vỏ lụa mầu tím. Đẻ nhánh khoẻ, cây cứng trung bình, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt. - Thời gian sinh trưởng dài khoảng 147 ngày. 3. Cách trồng và văn hoá sử dụng: - Thời vụ: Được trồng trên các nương tốt, trồng theo hình thức chọc lỗ tra hạt. Gieo vào tháng 5, thu hoạch vào tháng 11. - Thích hợp với chân đất giầu dinh dưỡng. - Được sử dụng làm rượu cẩm trong các ngày lễ tết, làm sính lễ trong một số ngày lễ hội của người Tày tại Đà Bắc và còn được coi là một vị thuốc bổ cho người già, phụ nữ mới sinh nở. . Giống lúa Nếp Cẩm 1. Nguồn gốc: - Được trồng từ lâu đời tại huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Là giống lúa nếp Cẩm ruộng địa phương, được người nông dân tự chọn lọc và để giống. . thấp. - Được sử dụng làm rượu cẩm trong các ngày lễ tết và được sử dụng như một loại thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở. Giống lúa Nếp Cẩm Đen 1. Nguồn gốc: - Được. Được trồng từ lâu đời tại huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Là giống lúa nếp Cẩm nương địa phương, được người nông dân tự chọn lọc và để giống. Hiện nay đang được lưu giữ tại Ngân hàng Gen Cây trồng

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan