Cây đai rừng, che bóng - Cây đai rừng Cây đai rừng đặc biệt quan trọng ở những vùng thường xuyên có gió lớn hoặc có bão. Các hàng đai rừng chính được bố trí thẳng góc với hướng gió chính hoặc chếch 1 góc 60 0 và cách cây cà phê từ 4-6 m. Cho đến nay cây muồng đen (Cassia siamea ) với các đặc tính sinh trưởng nhanh, rễ ăn sâu ít tranh chấp dinh dưỡng với cà phê, lại là câu bộ đậu được xem là loại cây đai rừng thích hợp cho cây cà phê. Trên một vùng rộng lớn người ta thường bố trí đai rừng gồm 2-3 hàng muồng đen trồng nanh sấu và cách 200- 300m có 1 đai rừng. Cứ khoảng 100m bố trí thêm 1 hàng muồng làm đai rừng phụ. - Cây che bóng tầng cao: Ngoài các hàng đai rừng chắn gió thì cà phê cũng cần có cây che bóng trong lô, đặc biệt là những vùng nắng nóng, có nhiệt độ cao hoặc những vùng thường có sương muối. Cây che bóng có tác dụng sau: + Cải thiện điều kiện tiểu khí hậu trong vườn cây. Ở những nới nắng nóng, cây che bóng điều tiết ánh sáng, điều hoà nhiệt độ ẩm độ, hạn chế tình trạng ra hoa quả quá độ dẫn đến sự suy kiệt. Do vậy năng suất vườn cây ổn định tuổi thọ vườn cây kéo dài. Ở các vùng có sương muối, cây che bóng bảo vệ cây cà phê khỏi tác hại của sương muối. + Bảo vệ và nâng cao độ phì đất. Nhờ cây che bóng, lớp đất mặt không bị thiêu đốt hữu cơ, không bị dí chặt do hạt mưa va đập mạnh, hạn chế được xói mòn, rửa trôi. Ngoài ra cây che bóng với bộ rễ ăn sâu, có thể hút nước và dinh dưỡng ở tầng sâu tạo nên sinh khối cho nó, sau khi lá cây che bóng rụng xuống sẽ làm giàu cho lớp đất mặt. Nếu sử dụng cây che bóng họ đậu vườn cà phê còn được tăng cường đạm từ nguồn đạm khí trời mà cây che bóng cố định được. Tuy vậy cây che bóng trong lô cà phê cũng có một số nhược điểm sau: + Tốn công rong tỉa hàng năm + Chỗ trú ẩn của một số loại côn trùng, nhất là kiến vàng. Kiến vàng không gây hại cà phê nhưng gây trở ngại cho người lao động trong chăm sóc, thu hái. + Hạn chế năng suất cà phê do bóng rợp ức chế phần nào sự ra hoa. Các vườn cây che bóng dày ít khi đạt năng suất cao, bón liều phân cao ít hiệu quả. Đây cũng là lý do khiến các nông hộ có điều kiện thâm canh không muốn trồng cây che bóng trong lô cà phê. Trong xu hướng chung về phát triển nông nghiệp bền vững ngày nay thì ngay cả khi có điều kiện thâm canh cũng nên giữ một tỷ lệ cây che bóng nhất định trong vườn để duy trì sự ổn định năng suất vườn cây và kéo dài tuổi thọ vườn cây. Cây che bóng tầng cao là loại cây che bóng thân gỗ, cao vượt lên khỏi cây cà phê và tồn tại suốt chu kỳ của cây cà phê. Tán lá thưa vừa phải,thường là lá kép để ánh sáng phân bố đều, chịu rong tỉa và không rụng lá mùa khô. Một số cây thường được dùng làm cây che bóng trong lô cà phê là + Cây keo dậu (Leucaena leucocophala) trồng với mật độ 6 x 12m đến 12 x 12m + Cây muồng đen (Cassia siamea) trồng với mật độ 12 x 24m đến 24 x 24m Các năm kiến thiết cơ bản có thể trồng dày hơn, đến khi cây cà phê giao tán, che chắn được nhau thì huỹ bớt để lại mật độ vừa phải. Giữ lại cây che bóng nhiều hay ít trên lô là tuỳ vào trình độ thâm canh. Vườn có điều kiện thâm canh cao nên giữ lại ít cây che bóng hơn vườn không có điều kiện thâm canh. Cà phê chè cũng cần một lượng cây che bóng nhiều hơn cà phê vối trong cùng điều kiện khí hậu, canh tác. Với mục đích đa dạng hóa cây trồng nhiều nông hộ đã đưa các loại cây ăn quả vào trồng trong vườn cà phê trồng như cây che bóng và đã đạt được kết quả tốt. Các vườn cà phê vối được trồng xen sầu riêng, xen cây quế ở Daklak có hiệu quả kinh tế cao hơn cà phê trồng thuần. Ở vùng cà phê chè Đà Lạt nông dân đã dùng cây hồng trồng xen trong các vường cà phê chè Catimor vừa làm cây che bóng, vừa là cây cho thu nhập thêm. - Cây che bóng che gió tạm thời Là các loại cây làm nhiệm vụ che bóng và che gió cho cây cà phê lúc cây còn nhỏ. Sau 1-2 năm khi các hàng cà phê khép tán các hàng cây che bóng này bị loại bỏ. Cây cà phê lúc còn nhỏ cần được che chắn cẩn thận để tránh rụng lá, long gốc, nhất là ở các vùng hay có gió mạnh. Khi cây cà phê còn nhỏ bị long gốc do gió, thường bị sây sát ở cổ rễ tạo điều kiện cho nấm Rhizoctonia solani xâm nhập gây nên bệnh lỡ cổ rễ. Thực tế này đã nhận thấy ở nhiều vùng trồng cà phê chè nước ta như ở Quảng Trị, Lâm Đồng, Daklak, Gia Lai. Loại cây che bóng tạm thời phù hợp nhất cho cà phê chè là cây muồng hoa vàng hạt nhỏ (Crotalaria usaramoensis). Đây là loại cây họ đậu có ưu điểm dễ trồng, dễ thu hạt, che gió kín từ gốc, chất xanh cao, mọc thẳng, ít phân nhánh ở gốc và sau 1-2 năm thì tự tàn lụi. Cây này tỏ ra phù hợp với mật độ trồng dày của cà phê chè. Trong các vườn cà phê vối trồng với mật độ thưa hơn, khoảng cách giữa các hàng là 3 m, có thể trồng cốt khí (Tephrosia candida), muồng hạt lớn (Crotalaria anagyroides), cây đậu triều (Cajanus indicus), Flemingia congesta. Các loại cây đai rừng, che bóng tầng cao và che bóng tạm thời cần được trồng ngay sau khi trồng cà phê. Nhiều nơi trồng với quy mô lớn đai rừng còn được trồng trước khi trồng cà phê . dùng cây hồng trồng xen trong các vường cà phê chè Catimor vừa làm cây che bóng, vừa là cây cho thu nhập thêm. - Cây che bóng che gió tạm thời Là các loại cây làm nhiệm vụ che bóng và che gió. ổn định năng suất vườn cây và kéo dài tuổi thọ vườn cây. Cây che bóng tầng cao là loại cây che bóng thân gỗ, cao vượt lên khỏi cây cà phê và tồn tại suốt chu kỳ của cây cà phê. Tán lá thưa. Cây đai rừng, che bóng - Cây đai rừng Cây đai rừng đặc biệt quan trọng ở những vùng thường xuyên có gió lớn hoặc có bão. Các hàng đai rừng chính được bố trí thẳng