An toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật An toàn và hiệu quả là 2 mục tiêu không thể tách rời trong việc sử dụng thuốc BVTV, vì khi sử dụng thuốc BVTV để phun trên đồng ruộng, ngoài tiêu diệt dịch hại, thuốc còn có tác động không tốt cho con người, cây trồng, sinh vật có ích và môi trường sinh thái. Do vậy, việc dùng thuốc BVTV cần đảm bảo hai yêu cầu, vừa phòng trừ dịch hại hiệu quả vừa hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng xấu của thuốc đến con người, cây trồng, sinh vật có ích và môi trường. Để đạt được yêu cầu trên, cần thực hiện hai điều cơ bản sau: Một là: Thực hiện phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như: canh tác, sinh học, vật lý cơ giới, thủ công, kiểm dịch thực vật và cuối cùng là thuốc BVTV. Chỉ nên dùng thuốc BVTV trong trường hợp đã thực hiện mọi biện pháp phòng trừ khác nhưng dịch hại vẫn phát sinh, phát triển và có thể gây tổn thất nặng nề đến năng suất, phẩm chất cây trồng. Hai là: Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng: - Đúng thuốc: Cần xác định đúng đối tượng gây hại để chọn đúng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Thường xuyên thay đổi chủng loại thuốc nhằm hạn chế tính kháng thuốc của sinh vật gây hại. - Đúng lúc: Dùng thuốc khi sinh vật gây hại ở pha dễ mẫn cảm với thuốc nhất như: bệnh mới xuất hiện, pha sâu non (tuổi sâu càng nhỏ hiệu quả càng cao). Không phun thuốc khi trời nắng gắt, sắp mưa dông, giai đoạn cây đang có hoa nở rộ, lúa đang phơi màu Nếu nhất thiết phải phun thuốc (khi sâu, bệnh đến và vượt ngưỡng phòng trừ) thì chỉ phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phải tuyệt đối đảm bảo thời gian cách ly cho từng loại thuốc, trên từng loại cây trồng, không phun thuốc gần ngày thu hoạch. - Đúng liều lượng và đúng nồng độ: Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì, nhãn mác; đảm bảo đúng liều lượng thuốc cần pha cho một bình phun và số bình phun trên một đơn vị diện tích. Nếu dùng thuốc với liều lượng cao hơn khuyến cáo, sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ngộ độc cho người phun, sử dụng nông sản và môi trường sống xung quanh cũng như nguy cơ cây trồng bị ngộ độc, tăng tính kháng thuốc của sinh vật gây hại và tăng chi phí đầu tư. - Đúng cách: Tuỳ vào từng loại thuốc mà sử dụng sao cho thích hợp: Thuốc tiếp xúc, cần phun trực tiếp để thuốc tiếp xúc với dịch hại; đối với thuốc nội hấp (lưu dẫn) nên phun vào buối sáng sẽ có hiệu quả cao hơn; thuốc hạt thì phải rắc; thuốc nhũ dầu, thuốc dung dịch thì phải pha với nước để phun Cần đảm bảo lượng nước thuốc và rải đều trên một đơn vị diện tích, thuốc phải được bám đều trên các bộ phận của cây trồng Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc BVTV, cần phải đọc kỹ nhãn thuốc trên bao bì trước khi sử dụng. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động (quần áo dài, mũ, khẩu trang, kính bảo hộ mắt, găng tay ). Tuyệt đối không được dùng tay khuấy thuốc, dùng răng cắn nắp chai hoặc dùng miệng thổi vòi phun. Không ăn uống, hút thuốc lá khi phun, rải thuốc. Không sử dụng lại chai lọ, bao bì đựng thuốc BVTV, cần phải thu gom, tiêu huỷ đúng nơi quy định. Khi phun thuốc tránh đi ngược chiều gió, không để thuốc tạt vào nhà ở, nguồn nước, khu dân cư; không đổ thuốc còn thừa, nước rửa bình phun xuống nguồn nước sử dụng; khi bị dính thuốc vào người phải rửa ngay bằng nước sạch nhiều lần. Sau khi phun thuốc, phải giặt sạch trang bị bảo hộ lao động; tắm rửa kỹ bằng xà phòng, có như vậy người sử dụng thuốc BVTV mới đảm bảo an toàn và hiệu quả. /. . An toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật An toàn và hiệu quả là 2 mục tiêu không thể tách rời trong việc sử dụng thuốc BVTV, vì khi sử dụng thuốc BVTV để phun trên. để phun Cần đảm bảo lượng nước thuốc và rải đều trên một đơn vị diện tích, thuốc phải được bám đều trên các bộ phận của cây trồng Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc BVTV, cần. cây trồng. Hai là: Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng: - Đúng thuốc: Cần xác định đúng đối tượng gây hại để chọn đúng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam nhằm