1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

TRỒNG RAU NGÓT pot

5 340 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 139,53 KB

Nội dung

TRỒNG RAU NGÓT Rau ngót, có nơi gọi là cây mì chính, là loại rau ăn lá dễ trồng và trồng quanh năm. Rau ngót trồng được ở mọi nơi, có thể trồng tập trung ngoài ruộng, trồng trong vườn, trồng ở hàng rào đều có thể cho thu hái. Cây rau ngót sinh trưởng và cho thu hái quanh năm. Rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trong cây rau ngót cao gấp 2 lần các loại rau khác, chứa nhiều vitamin C và A. Kỹ thuật trồng Rau ngót sinh trưởng phát triển quanh năm song trồng vào mùa xuân (tháng 1 - 3 dương lịch) là tốt nhất. Rau ngót được trồng bằng hom giâm. Vào tháng 11, 12, chọn những cây khoẻ không bị sâu bệnh, bỏ phần gốc quá già, phần ngọn quá non, chặt thành những đoạn hom kích thước 20-25cm, đem giâm lên luống cho ra rễ. Cây rau ngót dễ ra rễ nên chỉ cần tưới ẩm cho đất là cây ra rễ và sống được. Đặt hom hơi chếch so với mặt đất, lấp đất ngập 2/3 hom giâm, sang xuân đem trồng. Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 20-25cm, cây cách cây 20cm, có thể trồng 2 cây/hốc. Trồng xong tưới nước giữ ẩm. Sau khi trồng 10 ngày có thể tưới nước giải pha loãng hay nước phân chuồng loãng. Trong các tháng mùa hè, 10-15 ngày thu hoạch lá một lần. Dùng tay bẻ cành nhẹ nhàng, đặt dọc cành rau, bó lại rồi đem tiêu thụ. Sau khi bẻ cành thu hoạch rau, cây lại tiếp tục ra chồi cành mới. Sau mỗi lần thu lá, có thể bón thúc phân đạm loãng 1% cây sẽ ra lá mạnh. Phòng ngừa hiện tượng tôm sốc Đa số những thất bại trong nuôi tôm sú đều liên quan đến nuôi tôm mật độ dày trong điều kiện môi trường nước không phù hợp, thức ăn không đủ chất dinh dưỡng, quản lý ao nuôi kém và kết quả là tôm chậm lớn hoặc bị dịch bệnh. Qua nghiên cứu cho thấy, dịch bệnh thường diễn biến theo một quá trình gồm nhiều giai đoạn và do nhiều tác nhân khác nhau. Sốc là biểu hiện đầu tiên chứng tỏ tôm không còn đủ khả năng thích nghi với môi trường nuôi, sức khoẻ bị giảm sút và nguy cơ bị nhiễm bệnh cao. Các loại mầm bệnh có sẵn ngoài môi trường nước như vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật nhân cơ hội tôm bị sốc mà tấn công vào cơ thể để gây bệnh. Các dấu hiệu của tôm bị sốc bao gồm: tôm lờ đờ, kém bắt mồi, chậm lớn, khó lột xác, mềm vỏ, bơi lội bất thường quanh ao, thân ửng đỏ, chết rải rác Sốc ở tôm gồm 3 loại: do yếu tố môi trường, yếu tố về dinh dưỡng, sức đề kháng của tôm và các yếu tố khác. Các yếu tố môi trường tác động qua lại, trực tiếp hay gián tiếp, có thể gây sốc cho tôm như: nhiệt độ nước, pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hoà tan, khí NH, H2S Để giảm thiểu những ảnh hưởng của môi trường tới tôm, người nuôi cần có một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt và định kỳ, có sổ ghi chép theo dõi diễn biến của các hiện tượng trong ao. Từ đó mới có cơ sở để so sánh, phán đoán, giải thích và xử lý các tình huống một cách có hiệu quả và khoa học như: điều chỉnh tỉ lệ thay nước, mức nước trong ao, số lượng máy quạt và liều lượng chạy máy, hạ độ mặn, dùng vôi, các sản phẩm vi sinh, phân, thuốc và các hoá chất diệt khuẩn Các yếu tố về dinh dưỡng và yếu tố làm giảm sức đề kháng của tôm bao gồm: chất lượng thức ăn kém, thiếu vitamin, khoáng và các phụ gia chống sốc, độc tố nấm mốc trong thức ăn, tôm bị nhiễm khuẩn Để tăng khả năng chịu đựng với sốc và tăng sức đề kháng cho tôm, các chất hiện nay được bổ sung vào thức ăn gồm Vitamin E, C, A sắc tố (Astaxanthin, Baytenoid Pind ), các thành giúp cho quá trình đồng hoá, (enzym, nucleotid ), chất chống oxy hoá và bảo vệ tế bào (Selenium hữu cơ ), hợp chất gắn kết vi khuẩn và tăng sức đề kháng (Mannan OligoSacharide), acid béo chưa no HUFA Ngoài ra, các yếu tố khác như: mật độ nuôi cao, chu kỳ lột xác của tôm, hình thức nuôi (nuôi ít thay nước hay thay nước thường xuyên ), vận chuyển, kéo lưới, chài tôm vào thời điểm không thích hợp cũng là tác nhân gây ra sốc. Tôm bị sốc là biểu hiện thường thấy ở bất cứ ao nuôi tôm nào. Tuỳ theo mức độ sốc mà tôm có thể chậm lớn, giảm tỉ lệ sống hay bị dịch bệnh hàng loạt. Nếu có sự kết hợp đồng bộ giữa quản lý các yếu tố môi trường, bổ sung các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đè kháng và hạn chế các tác nhân gây sốc thì sẽ tránh được rủi ro và thiệt hại. . TRỒNG RAU NGÓT Rau ngót, có nơi gọi là cây mì chính, là loại rau ăn lá dễ trồng và trồng quanh năm. Rau ngót trồng được ở mọi nơi, có thể trồng tập trung ngoài ruộng, trồng trong. trồng ở hàng rào đều có thể cho thu hái. Cây rau ngót sinh trưởng và cho thu hái quanh năm. Rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trong cây rau ngót cao gấp 2 lần các loại rau. nhiều vitamin C và A. Kỹ thuật trồng Rau ngót sinh trưởng phát triển quanh năm song trồng vào mùa xuân (tháng 1 - 3 dương lịch) là tốt nhất. Rau ngót được trồng bằng hom giâm. Vào tháng 11,

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w