Khác với những đối thủ như Sony và Apple, từ những năm 70, Samsung đã quyết định không phát triển các phần mềm bản quyền và các chương trình như âm nhạc, phim ảnh hay video game, vốn là thế mạnh của các công ty này. Chiến lược của Samsung là tập trung vào phần cứng và các thiết bị, và cộng tác với các nhà cung cấp chương trình phù hợp. Tuy nhiên, cho đến đầu những năm 90, sản phẩm của Samsung còn kém đa dạng, chất lượng không vượt trội và thiết kế chưa có sự khác biệt. Cựu chủ tịch Samsung Lee Kun-Hee đã đề ra “Chương trình quản lý mới” năm 1994, tin rằng với chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn và đặc biệt là cải tiến sản phẩm tốt nhất, Samsung sẽ vươn lên dẫn đầu. Thế là, từ những năm 97, các sản phẩm của Samsung đa dạng và có chất lượng cao hơn. I. Chiến lược đa dạng hóa của Samsung Theo số liệu thống kê của Gartner Dataquest, IDC, Display Search, năm 2012, Samsung là nhà sản xuất hàng đầu thế giới của 13 mặt hàng gồm ti vi màu (17,8%), DRAM (27%), SRAM (32%), bộ nhớ NAND (38%), màn hình máy tính (16,8%) . và đứng thứ hai ở các mặt hàng như điện thoại di động (14,4%), máy in đa chức năng đơn sắc (20,8%)… Những năm gần đây, Samsung càng đa dạng hoá sản phẩm hơn với việc bổ sung các mặt hàng như máy photocopy, máy ảnh, laptop… Quá trình đa dạng hóa sản phẩm của Samsung Năm 1972: bắt đầu sản xuất TV đen trắng tiêdu dung nội địa Năm 1974: Bắt đầu sản xuất máy giặt và tủ lạnh Năm 1977: bắt đầu sản xuất TV màu Năm 1979: Bắt đầu sản xuất hàng loạt lò vi ba Năm 1980: Bắt đầu sản xuất máy điều hòa không khí Năm 1983: Bắt đầu sản xuất máy tính cá nhân (PC) Năm 1986: Phát triển đầu ghi băng video 4mm nhỏ và nhẹ nhất thế giới
Năm 1988: Samsung Semiconductor & Telecommunications Co. sát nhập với Samsung Electronics. Thiết bị gia dụng, thiết bị viễn thông, và chất bán dẫn được chọn làm các dòng kinh doanh then chốt. Năm 1991: Hoàn tất phát triển điện thoại di động Năm 1992: Hoàn tất phát triển ổ cứng 250MB và DRAM 64M đầu tiên trên thế giới Năm 1994: Samsung Heavy Industries phát triển xe điện đầu tiên sản xuất tại Hàn Quốc (SEV-III), Samsung Aerospace phát triển máy ảnh thu phóng 4 tầm đầu tiên trên thế giới Năm 1995: Giới thiệu TV màn hình đôi 33" đầu tiên trên thế giới Năm 1996: Phát triển CPU (đơn vị xử lý trung tâm) nhanh nhất thế giới, con chip Alpha Năm 1998: Bắt đầu sản xuất hàng loạt TV kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới Năm 1999: hát triển điện thoại Internet không dây (Điện thoại thông minh), điện thoại nhỏ, đa năng, Phát triển màn hình 3D TFT-LCD đầu tiên trên thế giới Năm 2000: Tung ra điện thoại PDA Năm 2001: Tung ra thiết bị cầm tay siêu mỏng đầu tiên trong ngành Năm 2004: Sản xuất ra máy giặt hơi nước không gây nếp nhăn đầu tiên, Tung ra TV LCD 46" lần đầu tiên trên thế giới. Năm 2005: Tung ra điện thoại có camera 7 mega pixel đầu tiên trên thế giới, Phát triển điện thoại nhận dạng giọng nói đầu tiên Năm 2006: • Phát triển LCD hai mặt đầu tiên trên thế giới • Phát triển DRAM 1G 50nm đầu tiên trên thế giới • Giới thiệu điện thoại chụp ảnh 10M pixel • Tung ra máy “Stealth Vacuum”, máy hút bụi có độ ồn thấp nhất thế giới • Tung ra đầu đĩa Blu-ray đầu tiên trên thế giới • Phát triển màn hình LCD siêu phản chiếu 1.72" Năm 2009: Giới thiệu chiếc điện thoại di động năng lượng mặt trời “Blue Earth”, GIới thiệu điện thoại video lần đầu tiên trên thế giới Năm 2010: Samsung Electronics giới thiệu Samsung Galaxy Tab tại thị trường Mỹ, Samsung Electronics ra mắt TV LED 3D Full HD đầu tiên trên thế giới Năm 2012: Ra mắt sản phẩm SMART TV đầu tiên trên thế giới
II. Samsung đã theo đuổi chiến lược đa dạng hóa bằng cách nào? a. Liên tục Đổi mới sản phẩm kỹ thuật số: máy quay phim, máy ảnh, ti vi Vào cuối những năm 90, Samsung nhận ra sự chuyển đổi từ công nghệ điện toán (analog) sang công nghệ kỹ thuật số (digital) đã mang đến cơ hội mới nhằm đuổi kịp các đối thủ. Sáu năm sau, Samsung tạo ra một dòng chảy không ngừng các sản phẩm kỹ thuật số mới từ đội ngũ 17.000 nhà khoa học, kỹ sư, thiết kế làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) Samsung. Sự đầu tư bằng cách thu hút và giữ các nhà khoa học tài năng đã mở đường cho Samsung tập trung vào các lĩnh vực chủ lực, mang đến một loạt các sản phẩm làm kinh ngạc các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Khi phát triển sản phẩm kỹ thuật số, Samsung rất quan tâm đến tốc độ tung sản phẩm. Vì có thể biến một khái niệm trên bản vẽ thành hàng hoá trong vòng năm tháng, Samsung có thể làm mới dòng sản phẩm nhanh gấp hai lần bình thường. Cựu Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Samsung Yun Jong- Yong gọi đây là “lý thuyết sashimi”. Dù có đắt đến đâu, sashimi chỉ ngon nhất khi còn tươi, để một ngày thì món ăn trở nên kém ngon, rẻ tiền, và để thêm một ngày nữa thì đành vứt bỏ. Yun giải thích: “Trong thời kỳ điện toán, những hãng đi sau rất khó đuổi kịp. Giờ sang kỷ nguyên số, tốc độ sẽ quyết định tất cả và hàng tồn kho cũng như sashimi để lâu, luôn có hại”. b. Cải tiến quy trình Samsung cũng nhận ra 80% chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm được quyết định trong giai đoạn đầu khi phát triển sản phẩm. Vì thế, công ty lập ra phòng VIP (Value Innovation Project), là nơi mà trong vòng ba tháng sẽ hình thành các quá trình lập kế hoạch cho sản phẩm, nghiên cứu thị trường, thiết kế, tiếp thị và phân phối. Các kỹ sư và thiết kế hàng đầu của Samsung được đưa đến phòng VIP để hoàn thành một nhiệm vụ phát triển sản phẩm quan trọng nào đó. Mặt khác, Samsung
cũng tạo ra hệ thống chiến lược lập trình sẵn thời gian biểu chặt chẽ cho mọi hoạt động sản xuất. Chẳng hạn mỗi năm, sau khi nhân viên đưa ra ý tưởng mới về mẫu mã sản phẩm (tháng 3, 4) thì giám đốc chi nhánh sẽ trình lên hội đồng quản trị (tháng 5, 6). Ba ý tưởng xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn làm sản phẩm chiến lược của công ty trong năm kế tiếp. Áp dụng nghiêm túc thời gian biểu này, mọi bộ phận, phòng ban có thể hợp tác chặt chẽ với nhau để cho ra đời các mẫu sản phẩm mới tốt nhất. Trong chiến lược phát triển sản phẩm, bên cạnh việc cho ra đời các mẫu mã mới, Samsung luôn đầu tư vào R&D. Không một công ty công nghệ nào, kể cả Intel, Microsoft hay Sony đầu tư nhiều vào R&D như Samsung. Tỷ trọng dành cho R&D trong tổng doanh thu tăng dần từ 7,4% năm 2001 lên 9,4% năm 2007 với 6,3 tỉ USD. Việc Samsung hiện có mặt tại 171 địa điểm thuộc 61 quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng như vươn lên vị trí 21 toàn cầu với giá trị thương hiệu đạt gần 17,7 tỉ USD (theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu mới nhất của Interbrand vào tháng 9.2008) chứng tỏ các kế hoạch đầu tư vào sản phẩm mới của Samsung rất chiến lược và dài hạn. III. Chiến lược của Samsung trong năm 2012 “Sự trỗi dậy không ngừng của Samsung” là nhận định của báo Pháp Le Monde. Đến năm 2020, tập đoàn này sẽ có những biến đổi cơ bản về chiến lược nhằm đạt đến mục tiêu trở thành “tập đoàn hàng đầu thế giới cả trăm năm”. Hiện tại, Samsung là một trong những nhà cung cấp thế giới trong nhiều lĩnh vực như màn hình TV, điện thoại di động, linh kiện điện tử và nhiều sản phẩm công nghệ cao khác nữa… Nhưng có lẽ tập đoàn này không có ý định dừng lại ở đó. Nguyên tắc của tập đoàn này là một khi tất cả đã chạy tốt hay gần như vậy, thì cũng nên nghĩ đến chuyện đi xa hơn một chút. Ông Lee Kun-hee chủ tịch hãng Samsung kêu gọi hơn 80 doanh nghiệp thuộc tập đoàn phải đưa ra những chương trình hoạt động mới từ đây cho đến năm 2020. Le Monde cho biết trong nhiều loại sản phẩm do tập đoàn sản xuất, có lẽ thành công nhất là mảng sản phẩm điện thoại di động, nhất là loại điện thoại thông minh và linh
kiện điện tử. Doanh thu năm 2011 của Samsung tăng 6,7%,đạt 165.000 tỷ won (tương đương với 112 tỷ euro). Samsung đã bán ra hơn 300 triệu chiếc điện thoại di động trong năm nay. Nếu xu hướng này vẫn được duy trì thì có thể Samsung sẽ vượt qua mặt hãng Nokia, để trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lãnh vực điện thoại cầm tay trước cuối năm 2012. Còn trong lãnh vực bán dẫn, Samsung hiện chiếm vị trí thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau hãng Intel của Mỹ. Liên quan đến chiến lược phát triển ngành công nghiệp giải trí, nhất là mảng sản xuất màn hình TV, Samsung cho biết tuy rằng giá màn hình TV đã sụt xuống 20% , nhưng tập đoàn vẫn tỏ ra khá lạc quan cho tương lai. Cuối năm 2011, Samsung đã mua lại cổ phần của Sony trong công ty liên doanh S-LCD, chuyên sản xuất các loại màn hình tinh thể lỏng. Sự phát triển công nghệ trong các lãnh vực hình ảnh 3 chiều (3D), các dịch vụ trên mạng Internet, các kiểu màn hình OLED hay màn hình trong suốt cho phép lượng bán ra tập đoàn này tăng vọt từ 43 triệu chiến lên 50 triệu chiếc trong năm 2012 này. Như vậy, theo chiến lược đề ra, bất chấp kinh tế thế giới gặp khó khăn, Samsung dự định trong năm 2012 này sẽ có những đầu tư hàng loạt trị giá 47.800 tỷ won (32,4 tỷ euro), tức tăng thêm 12% so với năm 2011. Trước mắt, nhằm phục vụ cho kế hoạch lâu dài, Samsung sẽ dành ra 13.600 tỷ won (9,2 tỷ euro) cho nghiên cứu và phát triển. Và 3.200 tỷ won (2,2 tỷ euro) cho đầu tư vốn. Để ngồi vững trên chiến lược đa dạng hóa, Samsung cố gắng nắm bắt sang nhiều lãnh vực mới như y tế, pin năng lượng mặt trời hay các loại pin cho các loại xe chạy bằng điện. Chiến lược sáp nhập – thâu tóm phải được dẫn dắt với sự táo bạo và quả quyết vì nó cho phép Samsung nắm bắt được một cách nhanh chóng các công nghệ mũi nhọn.
. nhất, Samsung sẽ vươn lên dẫn đầu. Thế là, từ những năm 97, các sản phẩm của Samsung đa dạng và có chất lượng cao hơn. I. Chiến lược đa dạng hóa của Samsung. video lần đầu tiên trên thế giới Năm 2010: Samsung Electronics giới thiệu Samsung Galaxy Tab tại thị trường Mỹ, Samsung Electronics ra mắt TV LED 3D Full