Mười điều cần biết trong nhượng quyền kinh doanh Suy thoái, thất nghiệp, thắt chặt tài chính, bong bong chứng khoán “xì hơi”. Chúng ta đang phải vật lộn với một nền kinh tế vô cùng khó khăn. Tuy nhiên chúng ta đang chứng kiến với sự bùng nổ của “franchise”. 10 bước để thành công trong NQKD thời khủng hoảng 1. Đánh giá đúng năng lực bản thân: Đặt vấn đề với chính bản thân bạn. Bạn muốn làm việc bao nhiêu giờ/tuần, điểm mạnh là gì, bạn có bao nhiêu tiền để đầu tư và bạn cần gì từ kinh doanh (danh tiếng hay lợi nhuận). Bạn muốn sinh sống và làm việc ở đâu, tương lai như thế nào, bạn có sợ rủi ro không. Một khi bạn định hướng được mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ có 1 quyết định mua franchise đúng đắn. 2. Tài chính: Đây là vấn đề muôn thuở. Giả sử tài chính của bạn có vấn đề, bạn buộc phải nhìn nhận lại là hiện giờ bạn còn bao nhiêu tiền. Nếu như bạn không còn nhiều tiền, vậy hãy bắt đầu quá trình franchise sớm hơn, nếu không tiền của bạn sẽ không được đầu tư hiệu quả 3. Lựa chọn ngành nghề để mua franchise: Lập ra danh sách những ngành nghề, lĩnh vực thành công nhất trong NQKD và xem xét nó. Đừng quá chú trọng vào 1 doanh nghiệp riêng lẻ mà tập trung vào một ngành công nghiệp hoặc lĩnh vực. Đặt ra các câu hỏi, nếu như ngành/ lĩnh vực nào phù hợp với mục tiêu bạn đặt ra ở bước 1. Cứ làm như thế bạn sẽ có những ngành hữu ích cho quyết định cuối cùng. Dưới đây là danh sách 10 ngành kinh doanh franchise phổ biến nhất thế giới được xếp hạng theo thứ tự bởi Hiệp Hội Franchise Quốc tế: • Thức ăn nhanh. • Cửa hàng bán lẻ. • Dịch vụ. • Xe hơi. • Nhà hàng. • Bảo trì. • Xây dựng. • Cửa hàng bán lẻ thực phẩm. • Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. • Khách sạn, lưu trú 4. Đối phó với khủng hoảng – thiết lập mục tiêu đối với những ngành/lĩnh vực có sức kháng cự cao: Khi đã có danh sách những ngành/lĩnh vực phù hợp với mục tiêu, bạn hãy đặt 1 câu hỏi đơn giãn: “Ngành nào sẽ tồn tại mà không chịu ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế?” Có lẽ những ngành đó là: sửa chữa bảo trì, thức ăn nhanh, chăm sóc sức khỏe, cắt tóc… nhưng nó sẽ không áp dụng với những dịch vụ cao cấp mà không thiết yếu. Một lần nữa gạch bỏ những ngành/lĩnh vực không có khả năng tồn tại trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài. 5. Tìm kiếm 1 công ty đại diện trong ngành/lĩnh vực mà chúng ta muốn mua franchise: Trong quá trình tìm kiếm đối tác, hãy chú ý những công ty có sẵn bất động sản, ví dụ như một trụ sở mà bạn ao ước. Một lần nữa đối chiếu những công ty có tiềm năng, phù hợp với tiêu chí đặt ra ở bước 1, đây là cơ hội ra soát lại mục tiêu một cách rõ ràng và cụ thể hơn. 6. Yêu cầu bên bán franchise cung cấp đầy đủ thông tin: Sau khi tìm được đối tác chiến lược, yêu cầu họ cung cấp thông tin (theo luật của FTC đã đề cập bên trên) sau khi ghé thăm cơ sở sản xuất, nhà xưởng của họ. Thông tin bao gồm tất cả mọi phương tiện: website, tờ rơi, video, quảng cáo… Xem xét dử liệu sơ cấp từ họ, so sánh với mục tiêu và khả năng của bạn, từ đó bạn sẽ có 1 quyết định mang tính chọn lọc. 7. Tìm hiểu FDD: Sau giai đoạn ban đầu liên hệ, người bán sẽ cung cấp cho bạn FDD (Franchisor Disclosure Document – tài liệu hướng dẫn mua franchise của người bán) do luật FTC quy định. Tập tài liệu này bao gồm thông tin về người bán, người mua, lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu, kinh nghiệm, địa chỉ liên hệ của những franchisees đi trước và bản sao của hợp đồng franchise. Tham khảo tập tài liệu này một cách cẩn thận và đặt câu hỏi nếu có bất kỳ khúc mắc nào. 8. Gọi cho những người mua franchise trước mình: Đây là nguồn thông tin đáng tin và hiệu quả nhất. Liên hệ họ và hỏi về doanh nghiệp, thực tế kinh doanh, họ nghĩ gì và công ty… Sau khi thu thập được những thông tin bổ ích này, bạn sẽ đánh giá được mức độ hỗ trợ của người bán franchise, mức độ thành công của doanh nghiệp tiềm năng. 9. Gặp gỡ người bán franchise: Tiếp xúc công ty mẹ của doanh nghiệp để hỏi và nhận được câu trả lời, lời cam kết các hoạt động hỗ trợ từ họ. Có thể bước này mọi người cho là thông thường, nhưng nó mang một ý nghĩa tinh thần hết sức lớn lao vì nó tạo cảm giác an tâm, thoải mái và tự tin cho một sự khởi đầu an toàn. Nếu như những cam kết từ phía người bán franchise không được thực hiện thì quan tòa chính là nơi mang lại công bằng cho bạn. 10. Ra quyết định: Sau khi đã cân nhắc 9 bước, đây là lúc bạn đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu như bạn đã suy xét cẩn thận từ đầu đến cuối, thì hãy tin tưởng rằng quyết định của bạn là hoàn toàn đúng đắn. quyết định này sẽ hội tụ đủ những tiêu chí mà bạn đề ra như: Phù hợp với mục tiêu. - Mang lại cuộc sống và sự nghiệp như bạn hằng ao ước - Những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn sẽ có cơ hội phát huy - Duy trì kinh doanh ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhất - Nền tảng của thành công và hạnh phúc. - Tuyển dụng những người có kinh nghiệm và nhiệt huyết để giúp bạn thành công . Mười điều cần biết trong nhượng quyền kinh doanh Suy thoái, thất nghiệp, thắt chặt tài chính, bong bong chứng khoán “xì hơi”. Chúng ta đang phải vật lộn với một nền kinh tế vô cùng. năng và kinh nghiệm của bạn sẽ có cơ hội phát huy - Duy trì kinh doanh ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhất - Nền tảng của thành công và hạnh phúc. - Tuyển dụng những người có kinh nghiệm. vực không có khả năng tồn tại trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài. 5. Tìm kiếm 1 công ty đại diện trong ngành/lĩnh vực mà chúng ta muốn mua franchise: Trong quá trình tìm kiếm đối tác,