ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT môn Ngữ Văn 2009-2010 I. Phần chung cho tất cả thí sinh(5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp. Câu 2: (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. II. Phần riêng - Phần tự chọn(5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3. a hoặc câu 3. b) Câu 3. a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008) Câu 3. b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh : Dữ dội và dịu êm Bồi hồi trong ngực trẻ Gợi ý làm bài thi I.Phần chung cho tất cả các thí sinh(5,0 điểm) Câu 1. Tác giả. - Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vich Sô -lô-khốp (1905 - 1984), là nhà văn Nga, được liệt vào hàng các nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX. Cuộc đời ông gắn bó máu thịt với vùng sông Đông trong những bước chuyển mình của lịch sử. Ông tham gia hầu hết các cuộc chiến tranh giải phóng. - Ông làm nhiều nghề kiếm sống. - 1932, là Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô. - 1939, được bầu làm Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô. - Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của hồng quân, ông ở chiến trường với tư cách là phóng viên của báo “Sự thật”. - Sôlôkhôp để lại cho nhân loại một khối lượng tác phẩm văn học khá đồ sộ. - Năm 1965, ông nhận giải Nobel văn học. Những tác phẩm tiêu biểu: - Sông Đông êm đềm (đạt giải Nobel) - Đất vỡ hoang - Số phận con người Có thể nói Sôlôkhôp có những trang viết xuất sắc về chiến tranh, về người lính, đặc biệt là viết về vùng sông Đông. Ông coi sứ mạng cao cả nhất của nghệ thuật là “ca ngợi nhân dân… “ Câu 2. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau đây. 1. Xác định đây là kiểu bài bình luận. 2. Hiểu được luận đề: a) “Lòng yêu thương con người” b) “Lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay” 3. Giải thích: “lòng yêu thương” 4. Bình luận a) “Lòng yêu thương con người” - Giá trị của lòng yêu thương - Sức mạnh của yêu thương (ví dụ: nơi lạnh lẽo nhất không phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương) - Giả định sống không có tình thương, sẽ mang đến hậu quả gì ? (nêu dẫn chứng từ con người lịch sử, con người xã hội, sống giàu có về tình thương, giàu lòng vị tha) b) “lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay” (trọng tâm) - Tuổi trẻ Việt Nam kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông chúng ta “nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước phải thương nhau cùng”. - Tuổi trẻ Việt Nam giàu có về tình yêu thương. Tuy nhiên một bộ phận nhỏ thanh niên sống thực dụng, sống ít quan tâm người khác. Cần phải giáo dục sống có tình thương. Thí sinh liên hệ bản thân và sống hướng thiện. II. Phần riêng - Phần tự chọn(0,5 điểm) Câu 3a: Yêu cầu của đề: Phân tích một nhân vật chính, cho thấy ý nghĩa của hình tượng nhân vật ấy trong tác phẩm như “một khúc sông sau” của dòng sông truyền thống gia đình, sẽ đi xa hơn những khúc sông trước. - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm - Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân vật Việt trong việc biểu hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: Thể hiện rõ tính cách nhân vật Việt như một nhân vật chính của tác phẩm, thế hệ con nối tiếp truyền thống của cha anh, biểu tượng của tuổi trẻ Việt Nam đánh Mỹ. Có thể có những ý sau: - Tính cách nhân vật Việt + Việt hồn nhiên ngây thơ như một đứa trẻ. Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu. Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, lúc lại rình “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”. Vào bộ đội, Việt vẫn đem theo một chiếc ná cao su. Xây dựng nhân vật Việt hồn nhiên và thơ trẻ như thế, Nguyễn Thi muốn nói về một thế hệ tuổi trẻ bước vào cuộc chiến đấu khi tuổi còn xanh. + Yêu thương, gắn bó với gia đình: Luôn nhớ đến má, chú Năm và chị Chiến. (Ví dụ: Khi sắp xa nhà, lần đầu tiên Việt hiểu rõ lòng mình để thấy “thương chị lạ”). Qua đó cho thấy rằng chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến cứu nước. + Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng. (Phân tích ý nghĩ của Việt “mối thù thằng Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”; ngay khi chỉ có một tấm thân trơ trọi và đầy thương tích, Việt vẫn đi tìm giặc. “Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”) + Việt hiện lên sinh động nhờ nghệ thuật xây dựng hình tượng: miêu tả tâm lý, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu tả sinh động có tác dụng cá tính hóa nhân vật. - Đánh giá: Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm: Tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ chống Mỹ: Việt là nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm, một người lính dũng cảm, đại diện cho lớp trẻ Việt Nam thời đại chống Mỹ. Họ hồn nhiên trong cuộc sống nhưng cực kì nghiêm túc trong những suy nghĩ về truyền thống gia đình, về “nợ nước thù nhà”. Họ sẽ là dòng chảy dài và đi xa muôn dặm trong dòng sông truyền thống gia đình, Câu 3b: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích (hai khổ đầu) - Phân tích: làm nổi rõ khát vọng tâm hồn của tình yêu người con gái qua hình tượng “sóng”, cụ thể qua 2 khổ thơ mở đầu, để thấy hình tượng ấy sẽ phát triển xa rộng hơn ở các khổ sau. Nên có những ý sau: + Trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn khát khao yêu đương của phái nữ: phức tạp, và nhiều đối cực: dữ dội đối lập với dịu êm… vẻ ngoài bình lặng nhưng bên trong chứa đựng những sức mạnh tiềm tàng, mãnh liệt. + Trạng thái bí ẩn khơi dậy những khát vọng lớn lao: Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể. Vượt qua những giới hạn chật chội, con sóng nhận thấy mình sức mạnh và khát khao vô biên. + Tình yêu là sự vĩnh hằng, là chuyện muôn đời, vô thủy vô chung, vượt qua mọi thời gian, không gian (ngày xưa - ngày sau) mà vẫn tươi trẻ muôn đời (bồi hồi trong ngực trẻ) - Bình luận: + Đoạn trích thể hiện mọi cung bậc của tình yêu lứa đôi trong cảm nhận của người con gái + Cảm nhận về tình yêu đi từ những gì nhỏ bé đến lớn lao, từ riêng đến chung, vừa cụ thể vừa khái quát, đẩy lên thành triết lý về những gì của muôn thủa, vừa mang tính đặc trưng tình yêu phái nữ, vừa là tình yêu của tất cả đối lứa muôn đời. Đó cũng là đặc điểm riêng của thơ tình Xuân Quỳnh. Phạm Ngọc Hiền (ĐH Văn Hiến) . ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT môn Ngữ Văn 2009-2010 I. Phần chung cho tất cả thí sinh(5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp. Câu. ý làm bài thi I.Phần chung cho tất cả các thí sinh(5,0 điểm) Câu 1. Tác giả. - Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vich Sô -lô-khốp (1905 - 1984), là nhà văn Nga, được liệt vào hàng các nhà văn lớn nhất. để lại cho nhân loại một khối lượng tác phẩm văn học khá đồ sộ. - Năm 1965, ông nhận giải Nobel văn học. Những tác phẩm tiêu biểu: - Sông Đông êm đềm (đạt giải Nobel) - Đất vỡ hoang - Số phận