Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
186,12 KB
Nội dung
BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 195/QĐ-BTP Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2011 BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-BTP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2011; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Tư pháp năm 2011. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Thủ trưởng Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3 (để thực hiện); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Các Thứ trưởng (để biết); - Các đơn vị thuộc Bộ; - Lưu: VT, Vụ PBGDPL. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thúy Hiền KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2011 (Ban hành kèm theo Quyết định số 195/QĐ-BTP ngày 17/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích 1.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012, Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015” và Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-BTP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 1.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết và các văn kiện Đại hội Đảng các cấp; pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. 1.3. Thực hiện công tác PBGDPL ngày càng nề nếp, có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước. 2. Yêu cầu 2.1. Bám sát nội dung, yêu cầu nêu trong các văn bản của Đảng, Nhà nước về PBGDPL; Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2011 và Chương trình, đề án về PBGDPL đang được triển khai phù hợp với từng cấp, từng ngành, địa phương. 2.2. Phát huy vai trò chủ động tham mưu của cơ quan tư pháp các cấp, Tổ chức pháp chế Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đồng thời huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác PBGDPL. II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về PBGDPL 1.1. Xây dựng Dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật: a) Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Thời gian thực hiện: Trình Chính phủ tháng 4/2011; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2011. b) Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan Tư pháp địa phương tham gia trong quá trình xây dựng dự án Luật: Tham gia thẩm định, góp ý dự thảo Luật. Thời gian thực hiện: Cả năm 1.2. Xây dựng Thông báo Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng thực hiện. Thời gian: Trình Ban cán sự Đảng Chính phủ tháng 5/2011 1.3. Xây dựng Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở. Bộ Tư pháp xây dựng, ban hành. Thời gian thực hiện: Quý II 1.4. Xây dựng Đề án tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân về pháp luật phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng. a) Bộ Tư pháp xây dựng, ban hành Đề án. Thời gian thực hiện: Tháng 6/2011 b) Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Thời gian thực hiện: Tháng 7/2011 c) Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Thời gian thực hiện: Quý III, IV 2. Tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 được ban hành theo Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổng kết Chương trình. Thời gian thực hiện: Tháng 5/2011 3. Tham mưu Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cùng cấp tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL, kiểm tra, khen thưởng hoạt động của Hội đồng; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng. Cơ quan Tư pháp các cấp thực hiện. Thời gian thực hiện: Cả năm 4. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012 (ban hành theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ) và Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” trong Chương trình. 4.1. Cơ quan Tư pháp các cấp tăng cường hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tổ chức triển khai, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình. Tập trung nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng trong Chương trình. Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống và những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn; đẩy mạnh PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng; lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Thời gian thực hiện: Cả năm 4.2. Các cơ quan chủ trì Đề án (Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo) xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án năm 2011. Thời gian thực hiện: Quý I 4.3. Các cơ quan chủ trì Đề án phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan ở Trung ương và địa phương thực hiện các Đề án trong Chương trình có hiệu quả. Cơ quan Tư pháp các cấp tập trung triển khai các hoạt động chỉ đạo điểm về tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL; biên soạn, phát hành tài liệu PBGDPL. Thời gian thực hiện: Cả năm 4.4. Tổ chức sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Chương trình: a) Ở địa phương: Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức sơ kết. Thời gian thực hiện: Quý II b) Ở Trung ương: Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sơ kết. Thời gian thực hiện: Quý III 5. Triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” ban hành kèm theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ. 5.1. Bộ Tư pháp thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện Đề án; xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2011. Thời gian thực hiện: Quý I 5.2. Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các hoạt động của Đề án năm 2011. Thời gian thực hiện: Cả năm 5.3. Cơ quan Tư pháp địa phương xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai Đề án ở địa phương. Thời gian thực hiện: Cả năm 6. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động hoà giải cơ sở. 6.1. Cơ quan Tư pháp các cấp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận định kỳ thực hiện việc rà soát, thống kê số liệu về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn theo các biểu mẫu được ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BTP ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; kịp thời hướng dẫn, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở địa phương. Thời gian thực hiện: Cả năm 6.2. Bộ Tư pháp nghiên cứu, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đưa dự án Luật Hòa giải vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII; tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở phục vụ xây dựng Luật Hòa giải. Thời gian thực hiện: Cả năm 6.3. Cơ quan Tư pháp các cấp triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở sau khi được ban hành; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật có liên quan và kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên. Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm 6.4. Cơ quan Tư pháp các cấp tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp số 1285/CTPH-BTP- BTTUBTƯMTTQVN ngày 24 tháng 4 năm 2009 giữa Bộ Tư pháp và Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tăng cường thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở. Thời gian thực hiện: Cả năm 6.5. Thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020. a) Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan Tư pháp địa phương nơi có huyện nghèo tổ chức triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác hòa giải theo quy định tại Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg. Thời gian thực hiện: Quý I b) Cơ quan Tư pháp địa phương nơi có huyện nghèo xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai các hoạt động theo quy định tại Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Thời gian thực hiện: Cả năm 7. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học 7.1. Cơ quan Tư pháp các cấp phối hợp với cơ quan Giáo dục và Đào tạo cùng cấp triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc phối hợp thực hiện thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Thời gian thực hiện: Cả năm 7.2. Cơ quan Tư pháp các cấp chủ trì, phối hợp với cơ quan Giáo dục và Đào tạo cùng cấp xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường và các cơ sở giáo dục thuộc đơn vị, địa phương. Thời gian thực hiện: Cả năm 7.3. Cơ quan Tư pháp các cấp phối hợp với cơ quan Giáo dục và Đào tạo cùng cấp tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”. Thời gian thực hiện: Cả năm 8. Củng cố, nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật 8.1. Cơ quan Tư pháp các cấp, Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể và các cơ quan, tổ chức khác tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Thời gian thực hiện: Cả năm 8.2. Bộ Tư pháp khảo sát, kiểm tra và tổ chức Tọa đàm đánh giá hiệu quả triển khai Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thực hiện: Quý III, IV 9. Tổ chức khảo sát, đánh giá về số lượng và chất lượng của Báo cáo viên pháp luật các cấp; tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ này. Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan Tư pháp các cấp thực hiện. Thời gian thực hiện: Cả năm 10. Triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”; bảo đảm đến hết năm 2011, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện “Ngày pháp luật”. Cơ quan Tư pháp các cấp, Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, đoàn thể tham mưu, theo dõi, đôn đốc thực hiện. Thời gian thực hiện: - Theo dõi, đôn đốc, triển khai thực hiện: Cả năm - Báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp: Trước ngày 30/10/2011 11. Đánh giá thực trạng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật: 11.1. Cơ quan Tư pháp các cấp thống kê, tổng hợp, đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động Câu lạc bộ pháp luật. Thời gian thực hiện: Quý I 11.2. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ pháp luật. Thời gian thực hiện: Quý II, III, IV 12. PBGDPL cho một số nhóm đối tượng: 12.1. Tiếp tục PBGDPL cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. [...]... hiện kế hoạch; định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6), hàng năm (trước ngày 30/10) báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) 3 Kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án thực hiện theo quy định tại các Quyết định ban hành, . biến, giáo dục pháp luật, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Tư pháp năm 2011. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể. phúc Số: 195/QĐ-BTP Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2011 BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP. định tại Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg. Thời gian thực hiện: Quý I b) Cơ quan Tư pháp địa phương nơi có huyện nghèo xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai các hoạt động theo quy định