1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Khám phá Ý Tý - Lào Cai ppsx

5 197 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 237,44 KB

Nội dung

Khám phá Ý Tý - Lào Cai Sơ lược Ý Tý là một xã vùng cao sát biên giới, thuộc huyện Bát Xát (Lào Cai), nằm ở độ cao trên 2.000 mét, tựa vào dãy núi Nhĩ Cù San có đỉnh cao tới 2.660 mét. Nơi đây gần như quanh năm mây mù bao phủ, rất hiếm khi thấy được ánh nắng mặt trời soi đủ cả ngày. Bởi thế, nhiều người gọi Ý Tý là “vùng đất mù sương”. Vào ngày thứ Bảy chợ phiên hàng tuần rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các dân tộc Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì. Ảnh: Việt Thanh Xã Ý Tý có 15 bản với 4 dân tộc là Hà Nhì, Dao, Mông và người Kinh ở trung tâm xã; trong đó nhiều nhất là người Hà Nhì. Nơi ấy có những con đường ngoằn ngoèo vắt ngang núi, rồi mất hút trong ngút ngàn màu xanh của cây rừng. Những ngôi nhà chìm khuất trong mây thoắt ẩn, thoắt hiện. Những vách núi sừng sững giữa trời. Đâu đó những thác nước trắng xóa từ trên cao đổ xuống đầy kiêu hãnh. Sự kỳ vĩ của thiên nhiên Ý Tý khiến ai đã từng đến và được ngập chìm giữa bao la, khoáng đạt và mênh mang đất trời, sẽ không thể quên được cảm xúc tuyệt vời này. Vẻ đẹp chỉ diễn ra trong khoảnh khắc. Có lúc, bất chợt từ phía ngọn núi xa xa, gió lại đem mây tới, duềnh lên, nối đất vào với trời xanh, xóa nhòa mọi ranh giới. Có phải vì thế mà khi đặt chân đến Ý Tý, nhiều người cảm thấy như mình đang bước vào một thế giới khác, giống như một giấc mơ cổ tích… Nếu lên Ý Tý vào ngày thứ Bảy, du khách sẽ được hòa mình vào phiên chợ văn hóa với rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các dân tộc Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì. Đôi khi còn có cả người Hán từ bên kia biên giới cũng sang trao đổi mua bán hàng hóa ở đây. Mỗi dân tộc một kiểu trang phục, một cách vấn khăn, một lối trang sức. Không lẫn vào nhau mà cùng nhau làm cho bức tranh Ý Tý trở nên đa sắc màu. Tan chợ, các thiếu nữ miền sơn cước thường đứng ven đường hoặc ngồi trên những tảng đá cùng nhau nói chuyện, hong nắng và thêu thùa. Dưới thung lũng thấp thoáng những ngôi nhà trình tường xinh xắn, kiến trúc độc đáo của người Hà Nhì, người Mông ở Ý Tý. Với thiết kế hình chữ nhật, nhà trình tường có một cửa chính và “cửa tò vò” thông gió ở trên cao, không cửa sổ, nhưng mùa đông rất ấm áp mà mùa hè lại mát mẻ. Tường nhà được nện bằng đất rất dày. Mái nhà được lợp bằng gỗ hoặc cỏ tranh, theo kiểu hình tròn hoặc hình chóp. Việc thường ngày của phụ nữ Hà Nhì. Không chỉ gìn giữ những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc, là nơi có khí hậu, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, Ý Tý còn ẩn chứa nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, lao động sản xuất. Trong những khu rừng già Ý Tý, cây thảo quả trở thành nguồn “vàng nâu” quý giá cho vùng đất này. Nơi đây, do nhiệt độ thường dưới 20 độ C, có những dòng suối với nguồn nước trong lành quanh năm nên còn là “vùng đất hứa” trong việc phát triển nuôi các giống cá nước lạnh từ xứ sở châu Âu như cá hồi vân, cá tầm… đã và đang trở thành đặc sản của vùng cao Bát Xát. Rừng nguyên sinh Ý Tý – Lào Cai Bất cứ ai đến “phu” (bản) Dì Thàng, Chỏn Thẻn hay Lao Chải, Sín Chải của người Hà Nhì đều muốn tham quan, chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ, kỳ bí của “rừng treo Ý Tý”. Trên độ cao hơn 2.000m, bốn mùa chìm trong sương mù, rừng nguyên sinh Ý Tý có rất nhiều loài thực vật và động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam, đang được người Hà Nhì bảo vệ nghiêm ngặt. Khu rừng nguyên sinh độc đáo này nằm giữa một thung lũng đá hình vòng cung, rộng 8.000ha, trải dài trên ba xã Ý Tý, Dền Sáng, Sảng Ma Sáo, xen lẫn rừng nhiệt đới và á nhiệt đới, nhiều tầng tán với một số loại thực, động vật đặc hữu như bách xanh, thông tre, cây vù hương một lá, rùa ba vạch, tê tê vàng, kỳ đà vân, sóc bay. Đứng ngắm khu rừng nguyên sinh tươi tốt giữa trùng điệp đồi cỏ tranh và đá tai mèo, khoan khoái hít căng lồng ngực không khí trong lành, mát rượi, nhìn bốn bề mới thấy làng Lao Chải ở vị trí thật đắc địa, nằm dưới thung lũng, có dòng suối nhỏ chảy qua, bao bọc chung quanh là những khu rừng nguyên sinh còn nguyên vẻ hoang sơ, mới thấy cách giữ rừng của người Hà Nhì thật hiệu quả. Đi trong rừng nguyên sinh Ý Tý như lạc vào một không gian khác hẳn, tĩnh lặng, hoang sơ và bí ẩn, chỉ có tiếng nước chảy róc rách, tiếng lá rừng xạc xào và những ngọn gió phóng khoáng ru hồn người về miền cổ tích. Những cây cổ thụ vút lên từ khe sâu, cheo leo trên những vách đá, thân xù xì ẩm mốc. Điều kỳ lạ là cây nào cũng có tán lá tròn úp trên đầu như những chiếc mũ bê-rê khổng lồ, trên cành thi nhau lòa xòa, vấn vương đủ loại phong lan rực rỡ sắc mầu. Bạt ngàn thảo quả xanh mướt dưới tán rừng cổ thụ. Nơi đây còn có những con đường ngoằn ngoèo vắt ngang núi, rồi mất hút trong ngút ngàn màu xanh của cây rừng. Những ngôi nhà chìm khuất trong mây thoắt ẩn, thoắt hiện. Những vách núi sừng sững giữa trời, đâu đó những thác nước trắng xóa từ trên cao đổ xuống đầy kiêu hãnh. Sự kỳ vĩ của thiên nhiên Ý Tý khiến ai đó nếu từng đến và được ngập chìm giữa bao la, khoáng đạt, mênh mang và vĩ đại của đất trời, sẽ không thể quên được cảm xúc tuyệt vời này. Nếu lên Ý Tý vào ngày thứ bảy, bạn sẽ được hòa mình vào phiên chợ văn hóa với rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì. Mỗi dân tộc một kiểu trang phục, một cách vấn khăn, một lối trang sức, không lẫn vào nhau mà cùng nhau làm cho bức tranh Ý Tý trở nên đa sắc màu. Từ xa, rừng hiện lên như cánh cung khổng lồ treo trên hai đầu núi đá. Con đường hướng về phía khu rừng mỗi lúc một dốc ngược lên, quanh co, len lỏi trong biển sương giăng, đúng như như người Mông và người Hà Nhì thường gọi: “đường lên giời”. . Khám phá Ý Tý - Lào Cai Sơ lược Ý Tý là một xã vùng cao sát biên giới, thuộc huyện Bát Xát (Lào Cai) , nằm ở độ cao trên 2.000 mét, tựa vào dãy. quan núi rừng hùng vĩ, Ý Tý còn ẩn chứa nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, lao động sản xuất. Trong những khu rừng già Ý Tý, cây thảo quả trở thành nguồn “vàng nâu” quý giá cho vùng đất. giới. Có phải vì thế mà khi đặt chân đến Ý Tý, nhiều người cảm thấy như mình đang bước vào một thế giới khác, giống như một giấc mơ cổ tích… Nếu lên Ý Tý vào ngày thứ Bảy, du khách sẽ được hòa

Ngày đăng: 11/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w