Chợ vùng cao Hà Giang Sơ lược chung Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần…của Hà Giang hẳn không thể nào quên những đặc sắc của các chợ phiên nơi đây. Được hình thành lâu đời và sầm uất vào bậc nhất, tuy nhiên khác với ở miền xuôi, chợ ở Hà Giang thường họp một tuần một lần vào chủ nhật ở trung tâm các huyện, có nơi xa xôi còn cả tháng chợ mới họp. Ở Hà Giang thường có những phiên chợ lùi, chủ yếu là ở các xã, nghĩa là chợ họp luân phiên ngược lại các thứ trong tuần, Ví dụ tuần này chợ họp vào chủ nhật, thì tuần sau sẽ họp vào thứ bảy, tuần tiếp theo sẽ họp vào thứ sáu, tuần sau nữa sẽ họp vào thứ 5. Với người vùng cao, đi chợ phiên là hoạt động không thể thiếu, trong sinh hoạt của gia đình họ. Ngày chợ, bà con thường kiếm nhiều cớ, để có mặt ở chợ, trẻ con thì ngoan ngoãn ngồi một chỗ, đợi cha mẹ mua sắm hàng hoá, những đồ dùng thiết yếu trong gia đình mình đủ dùng trong vòng một tuần. Có một điều rất đỗi bình thường với người dân ở đây đó là cái gì họ cũng địu trên lưng, kể cả phân bón để tăng gia sản xuất hay gia súc gia cầm. Những mặt hàng mà họ mang ra chợ bán cũng khá phong phú nhưng chủ yếu là những sản vật của núi rừng hay là những mặt hàng do chính họ làm ra như: ngô, thóc, đậu tương, các loại rau, mật o¬ng, nấm hương, mộc nhĩ, vải…cũng vì vậy mà những thứ họ mua về chủ yếu là những mặt hàng họ không tự sản xuất được như dầu hoả, muối, kim chỉ, mì chính, đèn, pin…Khi mua những mặt hàng này, họ thường tính theo các đơn vị đo lường đặc trưng của vùng họ như tính quả (trứng), tính con (gà) tính ống (ngô)…ngày nay họ đang dần học theo người Kinh dùng đơn vị do lường là kilôgam. Nhiều chợ ở Hà Giang người dân tộc không dùng tiền để trao đổi mà họ thường trao đổi bằng các hiện vật. Họ thường mang xuống chợ con gà, hay chục trứng để đổi lấy cái cuốc hay đôi thùng gánh nước…Những vật dụng cần thiết trong gia đình. Nhiều vùng, dân tộc xa xôi hẻo lánh chợ thuần nhất chỉ có những người dân tộc họ đến để trao đổi mua bán qua việc thoả thuận đổi hiện vật lấy hiện vật nên không hề có sự gian lận, lừa đảo. Chợ vùng cao tuy còn nghèo nàn, đơn giản nhưng nó thực sự thấm đượm tình người, nơi có những người dân tộc thật thà mang đến đây những sản vật do chính bàn tay cần mẫn của họ làm ra, mỗi nơi một sản vật đặc trưng đó cũng là đặc sản của từng vùng. Chợ phiên vùng cao ở Hà Giang thật náo nhiệt và đầy sắc màu đồng bào các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mông. Từ sáng sớm trên các sườn núi đã xuất hiện những người và ngựa xuống chợ. Từng dòng người vào chợ, mua mua bán bán rồi lại tản ra nơi vi vút tiếng khèn Mông, tạo ra khung cảnh vừa thơ mộng vừa quyến rũ. Du khách sẽ tận mắt thấy cảnh những người đàn ông Mông bát rượu trên tay vây quanh nồi "thắng cố" nghi ngút cho đến khi say mèn. Những người phụ nữ Mông lại hiền lành dìu chồng lên yên ngựa với lỉnh kỉnh đồ đạc, còn họ bám đuôi ngựa theo những con đường núi chênh vênh trở về nhà trên núi cao. Đặc biệt hơn, ở các dân tộc họ đi chợ không đơn thuần chỉ để mua bán mà còn là để đi chơi. Có khi chỉ một con gà hay một chục trứng cắp nách mà họ có thể đi nửa ngày đường để xuống chợ. Họ tới đây để giao lưu, trò chuyện để gặp gỡ bạn bè, trao đổi tâm tình. Chợ còn là nơi hò hẹn của nhiều đôi trai gái. Tiêu biểu cho kiểu chợ này là chợ tình Khâu Vai, hay còn gọi là chợ Tình Phong Lưu, một năm chỉ họp một lần vào 27/3 âm lịch. Chợ phiên vùng cao ở Hà Giang không đơn thuần chỉ là nơi trao đổi hàng hoá, phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà quan trọng hơn nó còn là nơi biểu hiện đậm nét nhất những bản sắc văn hoá của các dân tộc vùng cao Hà Giang đang chờ đón du khách đến tham gia và khám phá. Chợ Cán Tỷ huyện Quản Bạ Vị trí: Cách trung tâm thị trấn Tam Sơn 12 km Đặc điểm: chợ họp ven đường quốc lộ, chưa có điểm họp chợ cố định nhưng hoạt động buôn bán và giao lưu hàng hoá cũng như văn hoá tinh thần diễn ra khá náo nhiệt bởi đây cũng là địa điểm tiếp giáp với nhiều xã lân cận và có đường quốc lộ chạy qua Đặc sản địa phương: rượu ngô, hà thổ cẩm, được liệu, ấu tẩu Họp vào thứ 5 hàng tuần Chợ Quyết Tiến huyện Quản Bạ Vị trí: Cách trung tâm thị trấn Tam Sơn 7 km và cách thị xã 38 km Thời gian họp chợ: thứ 7 hàng tuần và thường chỉ kéo dài đến hết trưa Đặc điểm: Chợ nàm ngay vên quốc lộ 4c quy mô hơn 1.000 m2. Đặc sản địa phương: rượu ngô, đậu tương, hàng thổ cẩm Họp vào thứ 7 hàng tuần Chợ Yên Minh Chợ huyện Đồng Văn và Yên Minh cùng họp ngày Chủ nhật nên dằn lòng chỉ ở Yên Minh mà ngồi lẫn vào cùng mấy cô người Giáy bán rượu má hây đỏ một lúc đã say, chẳng biết vì người hay do rượu. Chợ đông từ lúc tinh mơ nên khách miền xuôi ngủ muộn nằm tưởng mình đang nghe bản hòa tấu cổ tích Phiên chợ Ba Tư. Vượt qua con suối nhỏ là đến chợ huyện Yên Minh. Cậu bé bán lá Dong ở chợ Yên Minh. . Chợ vùng cao Hà Giang Sơ lược chung Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần…của Hà Giang hẳn không thể nào quên những đặc sắc của các chợ. từng vùng. Chợ phiên vùng cao ở Hà Giang thật náo nhiệt và đầy sắc màu đồng bào các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mông. Từ sáng sớm trên các sườn núi đã xuất hiện những người và ngựa xuống chợ. . chợ Tình Phong Lưu, một năm chỉ họp một lần vào 27/3 âm lịch. Chợ phiên vùng cao ở Hà Giang không đơn thuần chỉ là nơi trao đổi hàng hoá, phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà quan trọng hơn nó còn là