Những địa điểm tham quan ở Côn Đảo (phần 2) Cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo Từ trung tâm thị trấn Côn Đảo nếu đi bằng xe về phía tây, qua khu vườn quốc gia khoảng 3km tới một con đường nhỏ, cây cối hai bên mọc um tùm, leo hết con dốc thì tới di tích cầu Ma Thiên Lãnh, một cây cầu do người Pháp bắt các tù nhân xây dựng trên núi cao để vượt sang phía bên kia núi ( hiện nay di tích chỉ còn lại hai bên móng cầu). Cầu chưa làm xong nhưng đã có tới 356 tù nhân bỏ mạng vì đói, vì rét, và vì tai nạn. Thăm di tích này để thấy sự cùng cực của tù nhân trên “ địa ngục trần gian” Côn Đảo. Từ di tích cầu Ma Thiên Lãnh, du khách làm một cuộc đi bộ vượt núi, sau 45 phút sẽ tới bãi tắm Ông Đụng, nơi nổi tiếng với câu hò: “Ai qua Đất Thắm, Bãi Bàng, Hỏi thăm ông Đụng vú nàng lớn chưa” Vú nàng ở đây là muốn nói đến một loài ốc biển, một món ăn đặc sản của vùng này, nếu đến bãi Ông Đụng mà không thưởng thức món ốc Vú nàng thì quả là một thiếu sót. Vì thế khi được hỏi thì được đây trả lời: “Anh hỏi thì em xin thưa Vú nàng đã lớn nhưng chưa ai sờ” Một cách tiếp thị khá hấp dẫn, mời chào du khách ghé qua nếm thử món ốc vú nàng đặc sản Côn Đảo. Bãi ông Đụng rộng, nước sạch và trong xanh, cát mịn không một bóng người ở làm say lòng du khách về đây cùng vui với thiên nhiên hoang vắng. Hòn Trác - Hòn Tài, Côn Đảo Truyền thuyết kể lại rằng, có hai anh em sinh đôi, người anh là Đặng Phong Tài, em là Đặng Trác Vân, ứng lệnh vua Hàm Nghi đứng lên chống Pháp. Sau đó thất bại, hai anh em lần lượt bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Trong thời gian ở đảo, người anh cưới một cô vợ người địa phương tên là Đào Minh Nguyệt. Vì hai anh em sinh đôi rất giống nhau, lại chung sống trong một gia đình, nên nhiều lần người chị dâu xinh đẹp luôn nhầm lẫn giữa chồng và chú em chồng mà mình cảm mến. Để tránh sự hiểu lầm đáng tiếc xảy ra và không muốn làm anh trai bị tổn thương, nên Đặng Trác Vân đã bỏ sang một hòn đảo nhỏ. Người anh rất thương em, nên có ý đi tìm. Nhưng khi sang tới nơi thì người em lại bỏ trốn sang hòn đảo khác. Cứ như thế hai anh em đuổi nhau trên mấy hòn đảo, nhưng không gặp được nhau. Về sau mỗi người chết trên một hòn đảo. Hòn Trác - Hòn Tài có tên từ đó. Dân gian Côn Đảo đã mượn tâm sự của người vợ cô quạnh ở lại trên đảo lớn, mà nhắn sang rằng : Ai sang Hòn Trác, Hòn Tài Cho em nhắn gởi một vài câu thơ Đêm suông gió lặng, sao mờ Trăng khuya chếch bóng vẫn chờ đợi mây Chừng nào núi Chúa hết cây Côn Lôn hết đá, dạ này hết thương Côn Đảo là một vùng đất thiêng liêng, chứa đựng trong đó những giá trị lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc. Côn Đảo được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan tự nhiên xinh đẹp, thơ mộng. Mỗi rừng cây, bãi cát, suối nguồn…đều mang đậm dấu tích văn hóa của người xưa. Đó là những di sản văn hóa quí báu, truyền lại cho các thế hệ mai sau. Người Côn Đảo hiền hòa, mến khách, giàu tình cảm. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên một vùng đất du lịch hấp dẫn, và không ngừng khám phá qua những địa danh tuy đã nghe quen nhưng vẫn luôn mới mẻ. Hòn bà côn đảo Từ trung tâm huyện đi theo hướng về vịnh Bến Đầm khoảng 15 km, dọc đường du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kỳ bí của Côn Đảo với các hòn Tài Lớn, Tài Nhỏ, thoắt ẩn, thoắt hiện trong chặng đường quanh co của biển. Trong nhiều hòn đảo lớn, nhỏ đó du khách sẽ dễ dàng nhận ra một hòn đảo có dáng khá dẹp, trông xa giống như một chú chim biền khổng đang đắm mình dưới nước với đỉnh núi nhỏ, trông giống mỏ chim, chân núi rộng lớn, chìm sâu dưới biển mà thành đảo, đó chính là Hòn Bà. Hòn Bà với Hòn Lớn tạo thành một vịnh lớn gọi là Bến Đầm và hiện nay cảng Bến Đầm đã hoàn thiện đón tàu ra vào Côn Đảo thuận tiện. Trên đỉnh Hòn Bà có một tảng đá lớn, trông giống như hòn “Vọng phu”, người dân Côn Đao nói đó là Hòn Bà. Bà chính là thứ phi của Nguyễn Ánh. Bà có tên là Nguyễn Thị Răm, một phụ nữ Việt Nam có lòng yêu nước, khi được biết Nguyễn Ánh muốn sang cầu cứu quân xâm lược Pháp, và nhất là ý muốn gửi Hoàng tử Cải sang làm con tin cho việc cầu viện bên Pháp, bà Phi Yến đã lựa lời khuyên can nhưng chẳng những Nguyễn Ánh không nghe mà còn khép cho bà tội thông đồng với quân Tây Sơn nên đã đem giam bà vào một hang đá trên hòn đảo này. Khi quân Tây Sơn tới, Nguyễn Ánh cùng đám cận thần hò nhau lên thuyền bỏ chạy. Hoàng Tử Cải không thấy mẹ đã khóc thảm thiết. Sợ lộ, Nguyễn Ánh đã quăng Hoàn tử xuống biển. Hoàng tử chết, xác trôi dạt vào Cỏ Ống được dân vớt đem an táng và lập miếu thờ. Dân làng Cỏ Ống cho người sang đảo đón Bà Phi Yến về phụng dưỡng. Trong dân dan có câu hát: Gió đưa rau Cải về trời Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay Đó chính là những lời ai oán, khóc cho số phận của bà Nguyễn Thị Răm, tức bà Phi Yến, một con người đẹp người, đẹp nết mà số phận thật hẩm hiu. Đến thăm Hòn Bà, một thắng cảnh thiên nhiên thật đẹp của Côn Đảo lại cũng là dịp biết thêm một câu chuyện tình lịch sử bi ai. . Những địa điểm tham quan ở Côn Đảo (phần 2) Cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo Từ trung tâm thị trấn Côn Đảo nếu đi bằng xe về phía tây, qua khu vườn. một hòn đảo. Hòn Trác - Hòn Tài có tên từ đó. Dân gian Côn Đảo đã mượn tâm sự của người vợ cô quạnh ở lại trên đảo lớn, mà nhắn sang rằng : Ai sang Hòn Trác, Hòn Tài Cho em nhắn gởi một vài. Chúa hết cây Côn Lôn hết đá, dạ này hết thương Côn Đảo là một vùng đất thiêng liêng, chứa đựng trong đó những giá trị lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc. Côn Đảo được thiên