1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Chữ ''''''''sạch và xanh'''''''' trong thương hiệu doc

6 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 140,05 KB

Nội dung

Chữ ''sạch và xanh'' trong thương hiệu Đã qua rồi cái thời người tiêu dùng chỉ biết lo ăn no, mặc ấm. Cùng với chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, giờ đây hẳn nhiều người đang nghĩ đến việc ăn ngon, mặc đẹp. Hơn thế, một số xu hướng tâm lý người tiêu dùng đang dần chuyển sang một bậc cao hơn về nhu cầu. Đó là ăn sao cho khỏe, sống hài hòa với môi trường, và họ sẵn sàng đón nhận những sản phẩm “sạch và xanh” Trước những nhu cầu “sạch và xanh” này, một loạt vấn đề nan giải đang được đặt ra đối với các doanh nghiệp trong nước. Nó liên quan đến việc sử dụng nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, nhiên liệu, hóa chất không gây độc hại, lắp đặt hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và hệ thống xử lý chất thải. Không chỉ ở nước ta, vấn đề này là rất cấp thiết trước nguy cơ xuất hiện ngày càng nhiều các ổ bệnh tiềm tàng trong môi trường xung quanh ở các nước châu Á. Đây thật sự là nguy cơ đối với sức khỏe và tính mạng của nhiều người sống trong cộng đồng. Nghiên cứu cho thấy những thương hiệu nào sớm nhận thức được vai trò và thể hiện trách nhiệm “sạch và xanh” của mình sẽ chiếm được niềm tin, sự đón nhận của người tiêu dùng, cộng đồng và xã hội. The Bodyshop - Chữ “xanh” tạo nên sự khác biệt Năm 1976, Anita Roddick bắt đầu mở cửa hàng bán mỹ phẩm chăm sóc da mặt mang tên The Bodyshop đầu tiên tại vùng Brighton (Anh). Tuy đơn thuần là một công ty kinh doanh mỹ phẩm nhưng nhà sáng lập này đã lấy việc bảo vệ quyền con người và môi trường làm triết lý kinh doanh. Cách tiếp cận này hoàn toàn khác với hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm khác chủ yếu đề cao những lợi ích lý tính và cảm tính thông qua việc sử dụng hình ảnh người mẫu quyến rũ cùng sự hỗ trợ đắc lực của quảng cáo và bao bì bắt mắt. Và The Bodyshop đã thể hiện nhất quán phương châm hoạt động của mình ngay từ đầu. The Bodyshop không chỉ bán mỹ phẩm mà còn tạo ra một cộng đồng toàn cầu ủng hộ những lợi ích chung, từ việc sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, bao bì tái chế, cho đến cách bài trí phòng trưng bày sản phẩm. Điểm khác biệt nhất của thương hiệu này là theo đuổi những hoạt động về xã hội và môi trường. Cụ thể là cuộc vận động thu thập một triệu chữ ký vào năm 1989 với lời kêu gọi: “Hãy ngừng đốt rừng Amazon” và các hoạt động khác nhằm ủng hộ việc tái chế và chống thử nghiệm hóa mỹ phẩm trên động vật. Sự thành công của thương hiệu này không đơn thuần chỉ do gắn chữ “xanh” lên tất cả các vật phẩm tiếp thị quảng cáo và hô hào suông để đánh bóng thương hiệu mà còn qua tất cả các hoạt động, từ sử dụng nguồn nguyên liệu cho đến sản phẩm, dịch vụ và chính những con người trong công ty. Có như vậy, người tiêu dùng mới nhận thấy giá trị mà một thương hiệu “xanh” mang lại là đúng sự thật và có ý nghĩa cho cộng đồng. Về mặt quản lý thương hiệu nội bộ, chính lòng đam mê, nhiệt huyết vì cộng đồng của nhà sáng lập này đã truyền cảm cho nhân viên và tạo thành bản sắc văn hóa của công ty. Nó không chỉ ảnh hưởng lên nhận thức của nhân viên mà còn lan tỏa sang khách hàng ủng hộ trên toàn cầu. Điều này đã giúp thương hiệu này tách khỏi số đông. Quản lý “sạch và xanh” kém - Hậu quả khó lường Đối với một số ngành kinh doanh, đặc biệt là ngành thực phẩm, số phận của một thương hiệu sẽ rất mong manh nếu đi ngược với chiều hướng “sạch và xanh”. Trên thế giới, có nhiều thương hiệu trong ngành thực phẩm, nước uống sớm bị “lụi tàn” khi không làm tròn trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng. Điển hình là thương hiệu sữa cao cấp Snow Brand (Nhật) gây ngộ độc cho hàng chục ngàn người tiêu dùng vào năm 2000, hay trường hợp nước tinh khiết Perrier bị phát hiện có độc tố vào năm 1990 (theo "Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất của mọi thời đại" - Nhà Xuất bản Tổng hợp Tp.HCM). Liên quan đến môi trường, một số thương hiệu dầu nhớt danh tiếng trên thế giới cũng đã phải “lao đao” trước hành động tẩy chay của người tiêu dùng khi thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Khi gặp sự cố về sản phẩm hay dịch vụ, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người, lãnh đạo doanh nghiệp cần sẵn sàng đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu chứ không chỉ lo mất một khoản chi phí lớn trước mắt cho việc xử lý khủng hoảng. Trong việc xây dựng thương hiệu ngày nay, chữ tín vẫn luôn là tiêu chí được xem trọng hàng đầu. Chữ “sạch và xanh” không chỉ có ý nghĩa trong ngành thực phẩm hay những sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà nó có thể được mở rộng ra tất cả ngành nghề kinh doanh khác. Từ ngành sản xuất ô tô, xe máy, đồ dùng gia đình cho đến các ngành dịch vụ như bảo hiểm hay ngân hàng đều có thể, bằng cách này hay cách khác, thông qua tài trợ mà đóng góp cho lợi ích chung của cộng đồng. Còn đối với người tiêu dùng, thông qua việc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của những thương hiệu “sạch và xanh”, họ nhận thức được lợi ích mang lại cho chính mình, phù hợp với mình và thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống. Do vậy, vì mục tiêu phát triển lâu dài, đầu tư hợp lý cho chữ “sạch và xanh” là việc đáng làm ngay đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam trước thềm WTO. . cơ đối với sức khỏe và tính mạng của nhiều người sống trong cộng đồng. Nghiên cứu cho thấy những thương hiệu nào sớm nhận thức được vai trò và thể hiện trách nhiệm “sạch và xanh” của mình sẽ. của thương hiệu này là theo đuổi những hoạt động về xã hội và môi trường. Cụ thể là cuộc vận động thu thập một triệu chữ ký vào năm 1989 với lời kêu gọi: “Hãy ngừng đốt rừng Amazon” và các. lý khủng hoảng. Trong việc xây dựng thương hiệu ngày nay, chữ tín vẫn luôn là tiêu chí được xem trọng hàng đầu. Chữ “sạch và xanh” không chỉ có ý nghĩa trong ngành thực phẩm hay những sản

Ngày đăng: 11/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN