Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
1,43 MB
Nội dung
T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ 2010-2011 Tài liệu được sưu tầm và chỉnh sửa bởi CLB GS Sinh viên Dược Bởi vì nhiều lý do các tài liệu sưu tầm này chưa có điều kiện kiểm định chất lượng và xin phép các tác giả khi chia sẻ rất mong quý vị thông cảm. Nếu quý thầy cô nào là tác giả của những tài liệu này xin liên hệ email: clbgiasusvd@gmail.com câu lạc bộ để chúng tôi bổ sung tên tác giả vào các tài liệu cũng như trực tiếp xin phép các thầy cô. Xin chân thành cảm ơn!!!! T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ 1 T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ Câu 1: Dấu hiệu bản chất của một quần thể là: A. Tập hợp các cá thể cùng loài B. Sống trong một khoảng không gian xác định C. Có khả năng giao phối với nhau D. Các cá thể tồn tại qua thời gian lịch sử, có khả năng thích nghi với môi trường sống và có thể tồn tại độc lập Câu 2: Cơ chế điều hoà số lượng cá thể trong quần thể là: A. Sự thống nhất tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử B. Số lượng thức ăn trong môi trường C. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể D. Các điều kiện của môi trường sống Câu 3: Trong quần thể sinh vật ở cạn gồm các loài: thực vật, châu chấu, gà, chuột, dê, cáo. Nếu quần thể này bị nhiễm độc thì loài sinh vật bị nhiễm độc nặng nhất là: A.Thực vật B.Dê C. Cáo D.Gà. Câu 4: Giả sử có đoạn gen dài 5100A 0 , số liên kết hoá trị của gen này được xác định bằng? A. 3000 liên kết B. 2998 liên kết C. 5998 liên kết D. Không thể xác định được Câu 5: Quá trình tổng hợp Protêin gồm các bước lần lượt là? A. Sao mã hoạt hoá aa tổng hợp chuỗi polipeptit B. Hoạt hoá aa tổng hợp chuỗi polipeptit sao mã. C. Hoạt hoá aa sao mã tổng hợp chuỗi polipeptit. D. Sao mã tổng hợp chuỗi polipeptit hoạt hoá aa. Câu 6: Cho cơ thể có kiểu gen AaBbCcDd, các gen liên kết hoàn toàn, số kiểu giao tử được tạo ra là? A. 2 loại B. 6 loại C. 4 loại D. 8 loại Câu 7: Quy luật di truyền và phép lai nào sẽ không xuất hiện tỉ lệ phân tính 3:1 ở thế hệ sau: A. Quy luật phân tính; Aa x Aa, gen trội hoàn toàn. B. Quy luật liên kết gen; AB//ab x AB//ab gen trội, trội hoàn toàn. C. Quy luật liên kết gen; Ab//ab x AB//ab gen trội, trội không hoàn toàn. D. Quy luật gen liên kết với giới tính; X A X a x X A Y gen trội, trội hoàn toàn Câu 8: Để xác định các gen phân li độc lập hay liên kết, người ta hay sử dụng phép lai? A. Thuận nghịch B. Lai phân tích. C. Lai trở lại D. Cả A và B. Câu 9: Lai phân tích một cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội thế hệ sau được tỉ lệ là 50% vàng, trơn, 50% xanh, trơn, cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen? Cho A quy định vàng, a: xanh; B: trơn; b: nhăn. A. AaBB B. AABB C. AABb D. Aabb Câu 10: Loại đột biến NST nào dưới đây có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia vì là tăng đột biến của enzim amylaza? A. Chuyển đoạn nhỏ B. Lặp đoạn NST C. Đảo đoạn NST D. Mất đoạn NST Câu 11: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST thì dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? A. Mất đoạn NST B. Lặp đoạn NST C. Chuyển đoạn NST D. Đảo đoạn NST. Câu 12: Đột biến gen ở vị trí nào dưới đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất? A. Mất ba nuclêôtit ở vị trí trước bộ ba mã kết thúc. B. Thay thế cặp nu sau bộ ba sao mã mở đầu. C. Đảo vị trí ở cặp nul ở vị trí sau bộ ba sao mã mở đầu. D. Thêm 1 cặp nui ở vị trí sau bộ ba mã mở đầu Câu 13: ở một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Hãy xác định số NST có trong thể 1 nhiễm? A. 10 C. 19 B. 21 D. 9 Câu 14: Hậu quả của hiện tượng lặp đoạn NST là gì? A. Thường gây chết. B. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất gen. C. Có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt mức độ biểu hiện tính trạng. D. Làm tăng số lượng gen tăng kích thước cơ thể. Câu 15: Sự rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST trong nguyên phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào? A. 4n B. 3n C. 2n D. 2n + 2 Câu 16: Các cơ thể tam bội thường không có hạt vì? A. Xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính. B. Các dạng tam bội chuyển sang sinh sản sinh dưỡng. C. Các tế bào 3n bị rối loạn phân ly trong giảm phân tạo giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh. D. Chúng có thể sinh sản theo kiểu dinh dưỡng. Câu 17: Thời điểm gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào là? A. Kỳ trung gian lúc NST chưa nhân đôi. B. Kỳ giữa lúc NST cuộn xoắn cực đại. C. Kỳ sau lúc NST phân ly. D. Kỳ cuối lúc NSTphân chia tế bào chất và nhân. Câu 18: Muốn tạo ra Dưa Hấu không hạt người ta có thể làm phương pháp nào dưới đây? A. Gây đa bôi hoá 2n 4n. B. Lai cây tứ bội 4n với cây lưỡng bội 2n. C. Gây đột biến tạo ra giao tử 2n cho giao tử này kết hợp với giao tử bình thường 1n. D. Cả B và C. Câu 19: Muốn khắc phục được hiện tượng thoái hoá giống người ta dùng phương pháp ? A. Chọn lọc nhiều và cho chúng tự thụ phấn qua 4-5 thế hệ. B. Cho lai khác dòng. C. Cho lai các thứ, nòi ở các vùng địa lý khác nhau. D. Cả B và C Câu 20: Ở Việt Nam hướng cơ bản trong tạo giống lúa mới là cho lai giữa? A. Giống địa phương cao sản x giống địa phương năng xuất thấp. B. Giống địa phương cao sản x giống nhập nội cao sản. C. Giống nhập nội cao sản x giống địa phương có tính chống chịu tốt. D. Giống địa phương năng xuất thấp x giống nhập nội cao sản. Câu 21: Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp nghiên cứu tế bào được thực hiện với đối tượng khảo sát chủ yếu là? A. Tế bào bạch cầu nuôi cấy. B. Tế bào da người nuôi cấy. C. Tế bào niêm mạc nuôi cấy. D. Tế bào trứng nuôi cấy. Câu 22: Sự song song tồn tại của các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao được giải thích là? A. Do nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm. B. Tổ chức cơ thể giữ nguyên trình độ nguyên thuỷ hoặc đơn giản hoá, nếu thích nghi được thì tồn tại và phát triển. C. Áp lực của CLTN thay đổi tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, trong từng thời gian đối với từng nhánh phát sinh. D. Tần số phát sinh đột biến là khác nhau tuỳ từng gen, từng kiểu gen. Câu 23: Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp? A. Phả hệ C. Di truyền hoá sinh. B. Di truyền tế bào. D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. Câu 24: Việc nghiên cứu trẻ đồng sinh cho phép? T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ 2 A. Phát hiện các bệnh liên quan đến đột biến gen và đột biến NST. B. Xác định mức độ tác động của môi trường lên sự hình thành các tính trạng. C. Xác định vai trò di truyền trong sự phát triển các tính trạng. D. B và C. Câu 25: Trong cơ thể sống axit nuclêôtit đóng vai trò quan trọng trong? A. Xúc tác và điều hoà. C. Sinh sản và di truyền. B. Vận động và cảm ứng. D. Trao đổi chất và năng lượng. Câu 26: Quan niệm hiện đại về cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống? A. Các hợp chất của cácbon. C. Prôtêin, cacbon hidrat và axit nuclêic. B. Protêin và axit nuclêic. D. Prôtêin, lipit, gluxit. Câu 27: Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá sinh học? A. Sự xuất hiện enzim. B. Sự xuất hiện màng. C. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. D. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic. Câu 28: Bước quan trọng để các dạng sống sản sinh ra các dạng giống chúng, di truyền đặc điểm của chúng cho thế hệ sau là: A. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. B. Sự xuất hiện enzim. C. Sự xuất hiện màng. D. Sự hình thành các Côaxecva. Câu 29: Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất căn cứ vào? A. Sự dịch chuyển của các đại lục. B. Tuổi của các lớp đất hoá thạch. C. Độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ. D. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và các hoá thạch điển hình. Câu 30: Sự kiện nổi bật nhất trong đại cổ sinh là? A. Sự sống từ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào. B. Sự di chuyển của sinh vật từ nước lên cạn. C. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống. D. Cả A và B. Câu 31: Nhận xét nào dưới đây về lịch sử phát triển của sinh vật là không đúng? A. Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ trái đất. B. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn đến sự biến đổi trước hết là ở động vật và qua đó ảnh hưởng tới thực vật. C. Sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của các điều kiện khí hậu, địa chất. D. Sự chuyển đời sống từ dưới nước lên trên cạn đánh dấu 1 bước quan trọng trong quá trình tiến hoá. Câu 32: Nguyên nhân tiến hoá theo Lamác là? A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác dụng ngoại cảnh. B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền. C. Sự thay đổi tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi. D. Do cả A và C. Câu 33: Tồn tại trong học thuyết của Lamác là? A. Thừa nhận sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với ngoại cảnh. B. Chưa hiểu được cơ chế tác động của ngoại cảnh, không phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền. C. Cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có thể thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải. D. Cả A, B và C. Câu 34: Theo Đacuyn nguồn nguyên liệu cho chọn lọc giống và tiến hoá là? A. Những biến đổi đồng loạt tương ứng với ngoại cảnh. B. Những biến đổi do tác động của tập quán hoạt động ở động vật. C. Các biến dị cá thể phát sinh trong sinh sản. D. Cả A, B và C. Câu 35: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đac uyn là: A. Phát hiện vai trò của CLTN và CLNT trong sự tiến hoá của vật nuôi và cây trồng, và các loài hoang dại. B. Giải thích được sự hình thành loài mới. C. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này. D. Giải thích thành công sự hợp lý tương đối của đặc điểm thích nghi. Câu 36: Một gen có chiều dài phân tử là 10200 ăngstron, số lượng nuclêôtit A chiếm 20%, số lượng liên kết H 2 có trong gen là A. 7200 B. 600 C. 7800 D. 3600 Câu 37: Đặc điểm hộp sọ nào mô tả dưới đây thuộc về Pitecantrốp? A. Trán rộng và thẳng, không còn gờ trên hốc mắt, hàm dưới có lồi cằm rõ. B. Trán còn thấp và vát, gờ trên hốc mắt nhô cao, xương hàm thô, chưa có lồi cằm. C. Trán còn thấp và vát, gờ trên hốc mắt đã mất, chưa có lồi cằm. D. Trán rộng và thẳng, gờ trên hốc mắt nhô cao, hàm dưới có lồi cằm rõ. Câu 38: Đặc điểm nào sau đây của người tối cổ Xinantrôp là đúng? A. Chưa biết dùng lửa. B. Biết giữ lửa. C. Đã biết dùng lửa nhưng chưa thông thạo. D. Đã biết dùng lửa thông thạo để tạo thức ăn chín. Câu 39: Hoá thạch điển hình của người cổ Nêanđectan được phát hiện đầu tiên ở: A. Inđônêxia B. Pháp C. Đức D. Nam Phi Câu 40: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d gây ra. Những người bạch tạng được gặp với tần số 0,04. Tỷ lệ người không mang gen gây bạch tạng là: A. 48.02 B. 3,92 C. 0,98 D. 0,64 Câu 41: Giả sử quần thể ban đầu có 2 cá thể: 1 cá thể mang kiểu gen aa và 1 cá thể mang kiểu gen Aa. Cho 2 cá thể tự thụ phấn liên tục qua 4 thế hệ. Biết A quy định tính trạng hạt đỏ, a quy định tính trạng hạt trắng. Tỷ lệ kiểu hình ở thế hệ thứ 4 là: A. 17 hạt đỏ : 15 hạt trắng B. 17 hạt đỏ : 47 hạt trắng C. 47 hạt đỏ : 17 hạt trắng D. 15 hạt đỏ : 17 hạt trắng Câu 42: ở người, gen M quy định mắt nhìn bình thường, gen m quy định mắt mù mầu, gen nằm trên NST X, không có alen trên Y. Bố mắt nhìn bình thường, mẹ mù mầu. Khả năng sinh con của họ sẽ là: A. 100% con có kiểu hình bình thường. B. 50% con trai bình thường; 50% con gái mù mầu. C. 50% con gái bình thường; 50% con trai mù mầu. D. 50% con gái bình thường; 25% con trai bình thường; 25% con trai mù mầu. Câu 43: Sự tổng hợp ARN xảy ra ở kỳ nào của quá trình phân bào A. Kỳ đầu nguyên phân hoặc giảm phân B. Kỳ giữa nguyên phân hoặc giảm phân C. Kỳ trung gian nguyên phân hoặc giảm phân D. Kỳ sau nguyên phân hoặc giảm phân Câu 44: Biến dị tổ hợp là: A. Những biến đổi ở kiểu hình do tác động trực tiếp ở ngoại cảnh. B. Những biến đổi trong kiểu gen do sai sót trong quá trình tự sao ADN. T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ 3 C. Những biến đổi do sự sắp xếp lại vật chất di truyền qua giao phối. D. Những biến đổi vật chất di truyền do các tác nhân lý hoá của môi trường. Câu 45: Tiến bộ sinh học được hiểu là: A. Số lượng cá thể tăng dần, tỷ lệ sống sót ngày càng cao B. Khu phân bố mở rộng và liên tục C. Nội bộ phân hoá ngày càng đa dạng D. Cả A, B, C Câu 46: Bàn tay người đã trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động dưới tác dụng ban đầu của? A. Dáng đi thẳng B. Cột sống cong hình chữ S và bàn chân có dạng vòm. C. Nhu cầu trao đổi kinh nghiệm. D. Săn bắn và chăn nuôi. Câu 47: Yếu tố nào đóng vai trò chính trong việc làm con người thoát khỏi trình độ động vật? A. Dùng lửa. B. Biết sử dụng công cụ lao động. C. Lao động hiểu như một hoạt động chế tạo công cụ. D. Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất. Câu 48: Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hoá thạch là? A. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu ở kỷ thứ 3. B. Lao động, tiếng nói, tư duy. C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích. D. Các nhân tố sinh học: Biến dị, di truyền và chọn lọc. Câu 49: Căn cứ để phân đột biến thành đột biến trội – lặn là A. Đối tượng xuất hiện đột biến B. Mức độ xuất hiện đột biến C. Hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến D. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp sau Câu 50: Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của ruồi giấm đã tạo ra 8 tế bào mới. Biết bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm 2n = 8. Số lượng NST đơn ở kỳ cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là: A. 64 B. 128 C. 256 D. 512 Câu 51: Hiện tượng nào sau đây có thể xuất hiện từ kết quả gen phân li độc lập và tổ hợp tự do? A. Hạn chế số loại giao tử tạo ra. B. Có nhiều gen biến dị tổ hợp ở con lai. C. Con lai ít có sự sai khác so với bố mẹ. D. Kiểu gen được di truyền ổn định qua thế hệ. Câu 52: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết Có thể có bao nhiêu kiểu gen dị hợp tử trong số cá kiểu gen nói trên? A. 1. B. 5. C. 4. D.0. Câu 53: Tỉ lệ kiểu hình nào sau đây của F2 chắc chắn được tạo ra từ cặp P thuần chủng về hai cặp gen tương phản? 56,25% hoa đỏ : 37,5% hoa hồng : 6,25 hoa trắng. 50% hoa hồng : 25% hoa đỏ : 25% hoa trắng. 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng. 50% hoa đỏ : 37,5% hoa hồng : 12,5% hoa trắng. Câu 54: Phát biểu nào sau đây đúng với kiểu gen Aa? A. Thể dị hợp 2 cặp gen. B. Thể đồng hợp. C. Thể dị hợp 1 cặp gen. D. Thể thuần chủng. Câu 55: Trường hợp trong tế bào của cơ thể sinh vật có 2 cặp NST, mỗi cặp tăng lên một chiếc gọi là A. thể tam nhiễm. B. thể tam nhiễm kép. C. thể tứ nhiễm. D. thể một nhiễm kép. Câu 56: Đại Trung sinh cách đây 220 triệu năm, trong đó kỷ Tam điệp cách đây khoảng: A. 220 triệu năm. B. 150 triệu năm. C. 175 triệu năm .D. 120 triệu năm . Câu 57: Ở đại Cổ sinh, nhóm lưỡng cư đầu cứng đã trở thành những bò sát đầu tiên, thích nghi hẳn với đời sống cạn là do chúng có đặc điểm A. Đẻ trứng có vảy cứng, da có vảy sừng chịu được khí hậu khô. B. Chiếm lĩnh hoàn toàn không trung. C. Phổi và tim hoàn chỉnh hơn. D. A và C. Câu 58: Sự khác biệt trong bộ nhiễm sắc thể ở cơ thể lai xa đã dẫn đến kết quả A. Khó giao phối với các cá thể khác. B. Cơ thể lai xa bị bất thụ. C. Cơ thể lai xa thường có cơ quan sinh dưỡng lớn hơn bình thường. D. Tất cả đều đúng. Câu 59: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc kỉ thứ 3 của đại Tân sinh? A. Cây hạt kín phát triển rất mạnh. B. Bò sát khổng lổ bị tuyệt chủng. C. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ khỉ, tới giữa kỉ thì các dạng vượn người đã phân bố rộng. D. Có những thời kì băng hà rât mạnh xen lẫn với những thời kì khí hậu ấm áp. Câu 60: Yếu tố để so sánh giữa các quần thể cùng loài là A. Mật độ và tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể. B. Khả năng sinh sản, tỉ lệ tử vong. C. Đặc điểm phân bố và khả năng thích ứng với môi trường. D. Tất cả các yếu tố trên. Câu 61: Yếu tố cần và đủ để quy định tính đặc trưng của ADN là: A. Số lượng nuclêôtit. B. Thành phần các loại nuclêôtit. C. Trình tự phân bố các nuclêôtit. D. Cả A và B. Câu 62: Người hiện đại Crômanhôn có chiều cao: A. 170 cm. B. 120-140 cm. C. 155-166 cm. D. 180 cm. Câu 63: Đặc điểm của kỉ phấn trắng: A. Cách đây 120 triệu năm, biển thu hẹp, khí hậu khô, các lớp mây mù trước đây tan đi. B. Cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh do thích nghi với khí hậu khô và ánh sáng gắt. C. Cách đây 120 triệu năm, biển chiếm ưu thế, khí hậu thay đổi liên tục dẫn đến sự diệt vong hàng loạt của các loài động, thực vật. D. Cả A và B. Câu 64: Đặc điểm nào dưới đây của thuyết tiến hoá lớn là không đúng A,.Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. B. Làm hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành. C. Diễn ra trên một quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài. D. Tiến hoá lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ tuy nhiên vẫn có những nét riêng của nó. Câu 65: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phối với cây mọc từ hạt lục, trơn cho hạt vàng, trơn và lục trơn với tỉ lệ 1:1, kiểu gen của 2 cây bố mẹ sẽ là: A. Aabb x aabb. B. AAbb x aaBB. C. Aabb x aaBb. D.Aabb x aaBB. Câu 66: Sự đổi mới prôtêin là nhờ: A. Điều kiện môi trường luôn thay đổi. B. Các hợp chất hữu cơ mà cơ thể hấp thụ được qua thức ăn. C. Sự đổi mới dựa trên khuôn mẫu ADN qua cơ chế sao mã và dịch mã D. Tự prôtêin có khả năng tự đổi mới. Câu 67: Theo Đacuyn chiều hướng tiến hoá của sinh giới là: A. Ngày càng đa dạng, phong phú. B. Thích nghi ngày càng hợp lí. C. Tổ chức ngày càng cao. D. A, B, C. Câu 68: Nhận định nào sau đây ĐÚNG với đột biến gen? A. Tác nhân lí hóa không tác động được lên tế bào sinh dục sơ khai. B. Đột biến gen lặn sẽ được biểu hiện ra ở kiểu hình của hợp tử. C. Đột biến gen trội sẽ được biểu hiện ra ở kiểu hình của hợp tử. D. Cả 3 câu trên đều sai. Câu 69: Trong chọn lọc hàng loạt của các cây dược chọn sẽ được…(R: gieo trồng riêng rẽ thành các dòng khác nhau; C: trộn lẫn để trồng vụ sau; T: cho tự thụ một cách chặt chẽ). Qua so sánh năng suất trung bình của…(S: vụ sau so vơí giống ban đầu; D: giữa các dòng và so sánh với giống ban đầu) sẽ đánh giá được hiệu quả chọn lọc. A. R, D. B. R; G. C. C; S . D. T; D. Câu 70: Gen D: quả dài, trội hoàn toàn so với gen d: quả ngắn. Gen N: hạt nâu, trội hoàn toàn so với gen n: hạt trắng . Hai cặp gen nói trên nằm cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Số kiểu gen dị hợp về hai cặp gen là: T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ 4 A. 2 kiểu. B. 4 kiểu. C. 5 kiểu. D. 8 kiểu Câu 71: Theo Kimura, sự tiến hoá sinh giới diễn ra bằng con đường củng cố ngẫu nhiên: A. Các biến dị có lợi. B. Các đặc điểm thích nghi. C. Các đột biến trung tính. D. Đột biến và biến dị tổ hợp. Câu 72: Giá trị của bản đồ di truyền trong thực tiễn A. Cho phép dự đoán tính chất di truyền của các tính trạng mà các gen của chúng đã được xác lập trên bản đồ. B. giảm thời gian chọn đôi giao phối trong công tác chọn giống, rút ngắn thời gian tạo giống C. Giúp tính tần số hoán vị giữa các gen không alen trên cùng cặp NST tương đồng. D. A và B đúng. Câu 73: Bệnh mù màu đỏ lục di truyền theo qui luật A. Di truyền tương tác gen. B. Di truyền liên kết với giới tính, di truyền thẳng (gen trên NST Y). C. Di truyền qua tế bào chất. D. Di truyền liên kết với giới tính, di truyền chéo (gen trên NST X). Câu 74: Theo Đacuyn chọn lọc tự nhiên (CLTN) trên một quy mô rộng lớn, lâu dài và quá trình phân li tính trạng sẽ dẫn tới: A. Hình thành nhiều giống vật nuôi và cây trồnh mới trong mỗi loài. B. Sự hình thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu thông qua nhiều dạng trung gian. C. Vật nuôi và cây trồng thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người. D. Hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật . Câu 75: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối dẫn đến hậu quả nào sau đây? A. Tỉ lệ thể dị hợp ngày càng giảm và tỉ lệ thể đồng hợp ngày càng tăng B. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình C. Làm tăng biến dị tổ hợp trong quần thể D. Tăng khả năng tiến hoá của quẩn thể Một tính trạng của môi trường được hình thành do: A. Hoàn toàn do kiểu gen qui định. B. Hoàn toàn do ngoại cảnh qui định. C. Do tương tác giữa kiểu gen và môi trường. D. Cả ba khả năng trên đều có thể xảy ra. Câu 76: Khi làm tiêu bản để quan sát NST ở thực vật người ta thường dùng đối tượng là chóp rễ vì: A. Dễ chuẩn bị và xử lí mẫu. B. Bộ NST có kích thước lớn, dễ quan sát. C. Dễ phân biệt vùng đồng nhiễm sắc và vùng dị nhiễm sắc. D. Có nhiều tế bào đang ở thời kì phân chia. Câu 77: I. Số đôi xương sườn II. Phương thức vận chuyển cơ thể III. Hình dạng cột sồng IV. Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt V. Kích thước và khối lượng của não VI. Số lượng răng, đặc điểm của răng nanh và xương hàm. Những đặc điểm thể hiện sự giống nhau giữa người với vượn người là: A. I và IV. B. II và III. C. I và V. D. II và V. Phân tử prôtêin lớn nhất có chiều dài khoảng A. 0,1 µm. B. 1 µm. C. 10 µm. D.0,001 µm. Câu 78: Tế bào 2n mang kiểu gen Aa không hình thành thoi vô sắc trong nguyên phân dẫn đến tạo ra kiểu gen nào sau đây ở tế bào con? A. AAAA. B. aaaa. C. AAaa. D. Aaa. Câu 79: Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm năm bước: 1. Sự phát sinh đột biến 2. Sự phát tán của đột biến qua giao phối 3. Sự chọn lọc các đột biến có lợi 4. Sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi và quần thề gốc 5. Hình thành loài mới Trình tự nào dưới đây của các bước nói trên là đúng: A. 1; 2; 3; 4; 5. B. 1; 3; 2; 4; 5. C. 4; 1; 3; 2; 5. D. 4; 1; 2; 3; 5. Câu 80: Cơ sở di truyền học của quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là: A. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ nhiễm sắc thể(NST) của 2 loài bố mẹ nên cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ B. Sự tứ bội hoá ở cơ thể lai xa sẽ làm cho tế bào sinh dục của nó giảm phân bình thường giúp cơ thể lai xa có khả năng sinh sản hữu tính. C. Cơ thể lai xa thực hiện việc duy trì và phát triển nòi giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng D. Đa bội hoá làm tăng số lượng và hoạt động của vật liệudi truyền ở cơ thể lai dẫn đến những thay đổi lớn về kiểu gen và kiểu hình. Câu 81: Sự khác biệt giữa người Nêandectan và Crômanhôn thể hiện ở : A. Chiều cao và thể tích hộp sọ. B. Hình dạng hộp sọ. C. Dáng đi. D. A và B đều đúng. Mỗi axit amin trong phân tử prôtêin được mã lệnh hoá trên gen dưới dạng A. Mã bộ 1. B. Mã bộ 2. C. Mã bộ 4. D. Mã bộ 3. Câu 82: Cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai là: A. Ở cơ thể F1 dị hợp, các gen lặn có hại đã bị các gen trội bình thường át chế. B. Tập trung các gen trội có lợi từ cả bố và mẹ làm tăng cường tác động cộng gộp của các gen trội. C. Cơ thể dị hợp của các alen luôn luôn tốt hơn thể đồng hợp. D. Tất cả đều đúng. Câu 83: Để xác định cơ thể có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp: A. Lai xa. B. Tự thụ phấn hoặc lai gần. C. Lai phân tích. D. Lai thuận nghịch. Câu 84: Trong NST các phân tử histon liên kết với ADN bằng: A. Mối liên kết đồng hoá trị. B. Mối liên kết hiđrô. C. Mối liên kết tĩnh điện. D. Mối liên kết phôtphođieste. Câu 85: Theo Đacuyn, nguyên nhân cơ bản của tiến hoá là: A. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể. B. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính. C. Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong thời gian dài. D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Câu 86: Trong sản xuất, kiểu gen quy định: A. Sự biến đổi trên kiểu hình của một giống vật nuôi hoặc cây trồng. B. Các tính trạng không chịu sự chi phối của kỹ thuật sản xuất. C. Năng xuất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng. D. Giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng Câu 87: Trong các dạng vượn người, dạng có quan hệ gần gũi với người nhất là: A. Vượn. B. Tinh tinh. C. Khỉ Gôrila. D. Đười ươi. Câu 88: Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp lên túi phấn, bầu noãn, nụ hoa người tao mong muốn tạo ra loại biến dị nào sau đây: A. Đột biến đa bội. B. Đột biến soma C. Đột biến tiền phôi. D. Đột biến giao tử Câu 89: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều: A. 3’ đến 5’ cùng chiều tháo xoắn của ADN. B. 5’ đến 3’ ngược chiều tháo xoắn của ADN. C. 5’ đến 3’ cùng chiều tháo xoắn của ADN. D. 3’ đến 5’ ngược chiều tháo xoắn của ADN. Câu 90: Đoạn ADN chứa 146 cặp nucleotit quấn quanh phân tử histol bao nhiêu vòng trong mỗi nucleoxom. . A. 2 vòng. B. 1 ¾ vòng. C. 1 ¼ vòng. D. 1 vòng. Câu 91: Tháp tuổi của quần thể dạng phát triển (quần thể trẻ) có: A. Nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. B. Nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại. C. Nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại. D. Nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. Câu 92: Chất 5-BU tác động lên một phân tử ADN qua 3 lần tự sao liên tiếp có thể tạo ra số phân tử ADN có đột biến nhiều nhất là A. 8 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 93: Một hợp tử F 1 nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra số tế bào có tổng số 384 NST đơn. Cho biết cây dùng làm bố trong giảm phần không có đột biến và không có trao đổi chéo thì đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Hợp tử có bộ NST là A. Thể tam bội B. Thể lưỡng bội C. Thể ba nhiễm D. Thể tứ bội Câu 94: Ruồi Giấm : gen A: mắt đỏ , gen a : mắt trắng ; gen B: cánh bình thường , gen b: cánh xẻ. Cho lai 2 dòng ruồi giấm được F 1 : • 7,5% ♂ mắt đỏ - cánh bình thường • 50% ♀ mắt đỏ - cánh bình thường • 7,5% ♂ mắt trắng – cánh xẻ • 50% ♀ mắt đỏ - cánh xẻ • 42,5% ♂ mắt đỏ - cánh xẻ • 42,5% ♂ mắt trắng - cánh bình thường T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ 5 Câu 95: Biết rằng gen quy định mắt trắng liên kết với gen quy định cánh xẻ. Kiểu gen của con cái ở thế hệ P là A. AB /ab B. Ab/Ab C. X Ab X aB D. X AB X ab . Câu 96: Trong điều kiện nào hiệu ứng của phiêu bạt di truyền là lớn nhất? A. Kích thước quần thể bé B. Kích thước quần thể lớn C. Cạnh tranh trong loài mạnh D. Cạnh tranh trong loài yếu Câu 97: Trong tiến hóa các cơ tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. Sự tiến hóa song hành B. Nguồn gốc chung C. Sự tiến hóa đồng qui D. Sự tiến hóa phân ly Câu 98: Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F 1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb thì kiểu gen của cha - mẹ và tần số hoán vị gen là A. AB//ab x AB//ab và 6.25% B. Ab//aB x Ab//aB và 12.5% C . AB//ab x Ab//ab và 25% D. Ab//aB x Ab//ab và 37.5% Câu 99: Tháp số lượng có dạng lộn ngược (bậc dinh dưỡng sau có số lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng trước) được đặc trưng cho mối quan hệ: A. Cỏ - động vật ăn cỏ. B. Con mồi - vật ăn thịt. C. Vật chủ - ký sinh. D. Tảo đơn bào, giáp xác. Câu 100: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì A. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống của môi trường C. Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống D. Các cá thể hỗ trợ cho nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường Câu 101: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống cần lưu ý: A. Tăng cường chế độ thức ăn, phân bón. B. Cải tiến giống vật nuôi – cây trồng. C. Cải tiến điều kiện môi trường sống. D. Cải tiến kỹ thuật sản xuất Câu 102: Hãy xác định số loại kiểu gen của thể tam bội nếu chỉ xét 4 gen , mỗi gen có 2 alen và các gen này nằm trên các NST tương đồng khác nhau. A. 128 B. 81 C. 625 D. 256 Câu 103: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen là: A. Tách ADN → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. B. Tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. C. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận →cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp →tách ADN D. Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận . Câu 104: Nếu các loại giao tử được tạo ra từ một cơ thể có tỷ lệ như sau: ABD=AbD=aBd=abd=20% , ABd=Abd=aBD=abD=5% thì vị trí gen trên nhiễm sắc thể là A. AB//ab Dd B. Aa BD//bd C. Ad//aD Bb D. AD//ad Bb Câu 105: Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải một Alen ra khỏi quần thể qua một thế hệ là chọn lọc chống lại A. Kiểu gen đồng hợp. B. Kiểu gen dị hợp C. Alen trội. D. Alen lặn. Câu 106: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang: A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng. B. Do nhu cầu sống khác nhau. C. Do mối quan hệ hỗ trợ giũa các loài. D. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. Câu 107: Chất hữu cơ đầu tiên có khả năng tự nhân đôi và có hoạt tính enzim là: A. ADN. B. ARN. C. Protêin. D. Lipit. Câu 108: Vai trò của enzim ADN Heclicaza trong quá trình tự nhân đôi ADN là: A. Lắp ráp các nu tự do với từng mạch khuôn của AND B. Tổng hợp đoạn mồi mới C. Tháo xoắn ADN và bẽ gãy các liên kết hydro D. Nối các đoạn Okazaki tạo thành mạch bổ sung Câu 109: Dị đa bội là đột biến: A. Làm tăng nguyên lần bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n. B. Làm tăng nguyên lần bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n. C. Làm tăng nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n. D, Làm tăng nguyên lần bộ NST lưỡng bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n. Câu 110: Một cơ thể đực có kiểu gen AB/ab giảm phân. Xét 200 tế bào giảm phân thấy có 60 tế bào xảy ra hiện tượng trao đổi chéo nhiễm sắc thể . Số lượng từng loại giao tử là A. AB=ab=240, Ab=aB=160 B. AB=ab=280, Ab=aB=120 C. AB=ab=340, Ab=aB=60 D. AB=ab=380, Ab=aB=20 Câu 111: Một cây AaBb tự thụ phấn liên tiếp 6 thế hệ thì tỷ lệ thể dị hợp AaBb bị giảm là bao nhiêu . Biết rằng các gen không alen nằm trên các NST tương đồng khác nhau A. 50% B. 98,4375% C. 25% D. 96,9% Câu 112: Hiện tượng khống chế sinh học tạo nên trạng thái cân bằng sinh học không dựa trên mối quan hệ nào: A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ ký sinh vật chủ. C. Quan hệ vật ăn thịt, con mồi. D. Quan hệ cạnh tranh. Câu 113: Sự di truyền tính trạng do gen trên NST giới tính Y qui định có đặc điểm: A. Chỉ truyền cho giới cái B. Chỉ truyền cho giới đực C. Chỉ truyền cho giới đồng giao D. Chỉ truyền cho giới dị giao Câu 114: Một cơ thể có kiểu gen AB/ab XY. Nếu trong giảm phân cặp NST giới tính XY không phân ly ở 1 lần phân bào thì số loại giao tử đột biến tạo ra nhiều nhất là A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 Câu 115: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật khác B. Cánh chim và cánh côn trùng C. Lá đậu Hà lan và gai xương rồng D. Tua cuốn dây bầu và gai xương rồng Câu 116: Trong các hướng tiến hóa của sinh giới, hướng tiến hóa cơ bản nhất là: A. Ngày càng đa dạng và phong phú. B. Tổ chức ngày càng phức tạp. C. Tổ chức ngày càng đơn giản D. Thích nghi ngày càng hợp lý. Câu 117: Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi thì chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò A. Cung cấp biến dị di truyền cho tiến hóa. B. Thúc đẩy đấu tranh sinh tồn C. Tạo ra các kiểu gen thích nghi. D. Sàng lọc và giữ lại những kiểu gen thích nghi. Câu 118: Hiện tượng nào sau đây không phải do 2 alen thuộc cùng 1 gen tương tác với nhau A. Di truyền trội hoàn toàn. B. Di truyền tương đương (hay đồng trội) C. Tương tác bổ sung. D. A C ĐÚNG Câu 119: Bệnh phenylketonuria ở người do gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menden. Cho sơ đồ phả hệ sau đây: Nam , Nữ bình thường Nam, Nữ bị bệnh Câu 120: Xác suất những đứa trẻ mắc bệnh phenylketonuria sinh ra từ cặp vợ chồng là anh chị em họ lấy nhau (số 4 và số 5) như thế nào ? A. ½ B. ¼ C. 1/6 D. 1/8 Câu 121: Xét hai gen , mỗi gen có hai alen. Hãy xác định số kiểu gen trong quần thể nếu vị trí của hai cặp gen nằm trên 1 cặp NST giới tính (không có alen trên Y) A. 10 B. 12 C. 14 D. 16 Câu 122: Cách li cơ học là A. Các cá thể cũa những loài khác nhau thường không giao phối vì mỗi loài có cơ quan sinh sản khác nhau B. Các cá thể của những loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng thường không giao phối C. Các cá thể của những loài khác nhau thường không giao phối vì mỗi loài có tập tinh giao phối riêng D. Những cá thể của những loài có họ hàng gần gũi sống ở những sinh cảnh khác nhau thường không giao phối với nhau T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ 6 Câu 123: Cho phép lai sau đây : AaBbDdHh x AaBbDdHh thì tỷ lệ đời con mang 3 cặp gen đồng hợp và 1 cặp gen dị hợp là bao nhiêu ? Biết rằng các gen không alen phân ly độc lập A. 25% B. 50% C. 0,78% D. 6,25% Câu 124: Một chuỗi thức ăn thường có ít mắt xích là do A. Quần xã có độ đa dạng thấp B. Các loài thân thuộc không ăn lẫn nhau C. Giữa các loài ngoài mối quan hệ hỗ trợ còn có mối quan hệ cạnh tranh D. Tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn Câu 125: Hệ sinh thái nào mà năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu và có số lượng loài hạn chế: A. Hệ sinh thái biển. B. Hệ sinh thái nông nghiệp. C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. D. Hệ sinh thái thành phố. Câu 126: Gen A có 3000 nuclêotít và A : G = 4.0. Gen A bị đột biến điểm tạo ra alen a có tỷ lệ : A : G ≈ 4,0167. Dạng đột biến gen là A. Thêm một cặp A-T B. Mất một cặp G-X C. Thay thế G-X bằng A-T D. Thay thế A-T bằng G-X Câu 127: Tần số tương đối của alen A ở các giao tử đực trong quần thể ban đầu là 0,6 .Qua ngẫu phối quần thể đã đạt trạng thái cân bằng di truyền với cấu trúc sau : 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa . Biết rằng các alen nằm trên NST thường. Quá trình ngẫu phối diễn ra ở quần thể ban đầu thì cấu trúc di truyền của quần thể như thế nào. A. 0,6AA + 0,2Aa + 0,2aa B. 0,48AA + 0,44Aa + 0,08aa C. 0,4AA + 0,6Aa D. 0,45AA + 0,5Aa + 0,05aa Câu 128: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của qui luật phân li độc lập là: A. P thuần chủng khác nhau về những cặp tính trạng tương phản. B. Một gen qui định một tính trạng C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng phân li độc lập, tổ hợp tự do. D. Số lượng cá thể thu được ở các cá thể thu được ở các thế hệ lai phải lớn Câu 129: Ở gà kiểu gen A-B- qui định mào hạt đào , kiểu gen A-bb qui định mào hoa hồng , kiểu gen aaB- qui định mào hạt đậu , kiểu gen aabb qui định mào hình lá . Gen quy định hình dạng mào gà nằm trên nhiễm sắc thể bình thường . Nếu F 1 có tỷ lệ: 75% hạt đào : 25% hoa hồng thì số phép lai ở thế hệ P là A. 3 B. 7 C. 5 D. 1 Câu 130: Điểm độc đáo trong nghiên cứu di truyền của MenDen là: A. Sử dụng lai phân tính để kiểm tra kết quả. B. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai. C. Lai các bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản. D. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng và dùng toán thống kê để xử lý kết quả. Câu 131: Chim sáo ăn ruồi, muỗi trên lưng trâu, bò. Mối quan hệ giữa chim sáo và trâu bò là A. Quan hệ cộng sinh B. Quan hệ hợp tác C. Quan hệ kí sinh D. Quan hệ hội sinh Câu 132: Đột biến cấu trúc NST nào sau đây được sử dụng rộng rãi để xác định vị trí gen trên NST. A. Mất đoạn NST B. lặp đoạn NST C. Đảo đoạn NST D. Chuyển đoạn NST Câu 133: Trong hệ sinh thái, nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau thì trong số các chuỗi thức ăn sau, chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là: A. Thực vật → thỏ → người. B. Thực vật→cá→vịt→người. C. Thực vật → người. D. Thực vật→cá→người. Câu 134: Trạng thái cân bằng của quần thể theo quan điểm sinh thái học là gì? A. Tần số Alen của quần thể ổn định qua các thế hệ. B. Thành phần kiểu gen của quần thể ổn định qua các thế hệ. C. Số lượng cá thể của quần thể luôn ở mức độ ổn định. D. Các cá thể đồng hợp và dị hợp có sức sống như nhau. Câu 135: Pangaea là gì A. Là lịch sử tiến hóa của một loài, một họ hoặc một ngành B. Là lịch sử tiến hóa của một loài, một họ hoặc một ngành C. Là một lục địa lớn nứt ra tạo nên các lục địa ngày nay D. Là thuyết cho rằng các lớp vỏ trái đất di chuyển xích lại gần nhau Câu 136: Bệnh phenylketonuria ở người là 1 gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menden. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh . Biết rằng ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra , cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh A. ¼ B. 4/9 C. 1/9 D. 1/16 Câu 137: Qui tắc Becman là: A. Qui tắc về kích thước cơ thể. B. Qui tắc về kích thước tai, đuôi của cơ thể. C. Qui tắc về diện tích bề mặt cơ thể. D. Qui tắc về thể tích cơ thể. Câu 138: Cừu Dolly có kiểu gen giống với cừu nào nhất trong các con cừu sau đây: A. Cừu cho tế bào trứng B. Cừu cho tế bào vú C. Cừu mang thai D. Cừu cho tế bào trứng và cừu mang thai Câu 139: Cây lưỡng bội được tạo ra từ cây đơn bội bằng xử lý cônsixin gây lưỡng bội hóa sẽ có A. Kiểu gen dị hợp tử về tất cả các gen. B. Kiểu gen đồng hợp tử lặn về tất cả các gen. C. Kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. D. Kiểu gen đồng hợp tử trội về tất cả các gen Câu 140: Trong một huyện có 400.000 dân trong đó có 160 người bị bạch tạng. Quần thể này cân bằng di truyền và bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định. Xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng. A. 0,03842% B. 0,03843% C. 0,03844% D. 0,03841% Câu 141: Ở thực vật quá trình hình thành loài diễn ra nhanh nhất trong trường hợp: A. Cách ly địa lý. B. Cách ly tập tính. C. Cách ly sinh thái. D. Lai xa và đa bội hóa. Câu 142: Người và tinh tinh là 2 loài khác nhau nhưng thành phần axit amin ở chuỗi Hemoglobin giống nhau. Đây là bằng chứng gì chứng tỏ có nguồn gốc chung A. Bằng chứng phôi sinh học B. Bằng chứng sinh học phân tử. C. Bằng chứng địa lý – sinh học D. Bằng chứng giải phẫu so sánh. Câu 143: Vai trò của vùng khởi động ( P) trong cấu trúc Operon là A. Nơi gắn các enzim tham gia dịch mã tổng hợp prôtein B. Nơi mà ARN polymeraza bám vào khởi đầu phiên mã. C. Nơi tổng hợp Protêin ức chế. D. Nơi gắn Protêin ức chế làm ngăn cản sự phiên mã. Câu 144: Cách ly địa lý không phải là nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới vì A. Cách ly địa lý là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách ly sinh sản. B. Cách ly địa lý giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể. C. Điều kiện địa lý khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. D. Điều kiện địa lý khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới. Câu 145: Ở ruồi giấm đoạn 16A nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X bị lập đoạn làm cho mắt lồi thành mắt dẹt . Nếu chỉ xẩy ra hiện tượng lập đoạn 16A một lần và hai lần thì trong quần thể ruồi mắt dẹt có bao nhiêu kiểu gen A. 5 kiểu gen B. 9 kiểu gen C. 3 kiểu gen D. 7 kiểu gen Một phân tử ADN có tỷ lệ A+T/G+X=0.6 thì tỷ lệ G+X là A.0,375 B.0,625 C. 0,125 D. 0,875 Câu 146: Thực chất của hiện tượng trao đổi chéo ở ruồi giấm trong thí nghiệm của Mocgan là: A. Trao đổi đoạn Cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng. B. Trao đổi đoạn cromatit không cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng. C. Trao đổi đoạn NST trong cặp NST tương đồng. D. Trao đổi đoạn NST giữa các NST không tương đồng. Câu 147: Giả sử có một gen mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit, từ đó hình thành nên một enzim có cấu tạo từ hai chuỗi này. Gen này bị đột biến thành một alen trội âm tính một phần, nghĩa là nếu một trong hai chuỗi bị đột biến, thì hoạt tính enzim mất 40%, nhưng nếu cả hai chuỗi pôlipeptit bị đột biến thì hoạt tính enzim mất 80%.Tỉ lệ phần trăm hoạt tính chung của enzim này trong cơ thể đồng hợp tử trội so với trong cơ thể bình thường là bao nhiêu? A. 40% B. 80% C. 60% D. 20% Câu 148: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì: A. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định. B. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường cạn. C. Môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng. D. Hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao hơn. T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ 7 Câu 149: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I thường là nguyên nhân dẫn đến kết quả A. Đột biến thể lệch bội B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể C. Đột biến lặp đọan và mất đoạn nhiễm sắc thể D. Hoán vị gen Câu 150: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là A. 1AAAA: 4AAAa: 6AAaa: 4Aaaa: 1aaaa B. 8AAAa: 18AAaa: 1AAAA: 8Aaaa: 1aaaa C. 1AAAA: 8AAAa: 8AAAa: 18Aaaa: 1aaaa D. 1AAAA: 18AAAa: 8AAaa: 8Aaaa: 1aaaa Câu 151: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, theo mô hình opêrôn Lac, gen điều hòa (regulator: R) có vai trò A. tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza để xúc tác quá trình phiên mã B. mang thông tin qui định cấu trúc prôtêin ức chế C. mang thông tin qui định cấu trúc enzim ARN pôlimeraza D. kiểm soát và vận hành hoạt động của opêrôn Câu 152: Phát biểu nào sau đây nói về gen là không đúng? A. Ở sinh vật nhân thực, gen cấu trúc có mạch xoắn kép cấu tạo từ bốn loại nuclêôtit B. Ở một số chủng virirut, gen có cấu trúc mạch đơn C. Ở sinh vật nhân sơ, đa số gen có cấu trúc phân mảnh gồmm các đọan không mã hóa (intron) và đoạn mã hóa (exon) nằm xen kẽ nhau D. Mỗi gen mã hóa cho prôtêin điển hình đều gồm ba vùng trình tự các nuclêôtit (vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc) Câu 153: Trong cấu trúc phân tử của NST sinh vật nhân thực, sợi cơ bản của nhiễm sắc thể chính là chuỗi nuclêôxôm, một nuclêôxôm gồm A. 8 phân tử histôn và một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit B. 8 phân tử histôn và một đoạn ADN gồm 148 cặp nuclêôtit C. 10 phân tử histôn và một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit D. 10 phân tử histôn và một đoạn ADN gồm 148 cặp nuclêôtit Câu 154: Phát biểu nào sau đây là không đúng về quá trình dịch mã? A. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo B. Ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlypeptit C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã D. Các chuỗi pôlipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có họat tính sinh học Câu 155: Cơ chế nào sau đây hình thành nên thể dị đa bội? A. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng 2n B. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi nhưng không phân li trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n C. Thụ tinh giữa các giao tử không giảm nhiễm D. Lai xa kết hợp với đa bội hóa Câu 156: Hóa chất gây đột biến 5BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X D. A–T → U–5BU → G–5BU → G–X Câu 157: Ở một loài thực vật, cho cây F 1 thân cao lai với cây thân thấp được F 2 phân li theo tỉ lệ 5 cây thân thấp: 3 cây thân cao. Sơ đồ lai của F 1 là: A. AaBb x aabb B. AaBb x Aabb C. AaBb x AaBB D. AaBb x AABb Câu 158: Gen đa hiệu là gen A. Điểu khiển sự họat động của các gen khác B. Tạo ra nhiều lọai mARN C. Có sự tác động đế sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau D. Tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau Câu 159: Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được thế hệ F 1 . Cho F 1 lai phân tích, kết quả nào sau đây phù hợp với hiện tượng di truyền liên kết có hóan vị gen? A. 13: 3 B. 9: 3: 3: 1 C. 4: 4: 1: 1 D. 9: 6: 1 Câu 160: Hiện tượng ở lúa mì màu hạt đỏ đậm, nhạt khác nhau tùy thuộc vào số lượng gen trội có mặt trong kiểu gen, khi số lượng gen trội trong kiểu gen càng nhiều thì màu đỏ càng đậm. Hiện tượng này là kết quả của sự A. Tác động cộng gộp của các gen không alen B. Tác động của một gen lên nhiều tính trạng C. Tương tác át chế của các gen lặn không alen D. Tương tác át chế của các gen trội không alen Câu 161: Bản đồ di truyền (Bản đồ gen là) A. Sơ đồ phân bố các nhiễm sắc thể trong nhân của một loài B. Sơ đồ về vị trí và khoảng cách giữa các gen trên từng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của một loài C. Số lượng các nhiễm sắc thể trong nhân của một loài D. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN của một nhiễm sắc thể Câu 162: Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhỉều cặp gen thì A. sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ B. tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng C. làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ D. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau Câu 163: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A–bbC–D– ở đời con là A. 3/256 B. 1/16 C. 81/256 D. 27/256 Câu 164: Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình quả tròn, các kiểu gen khác cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích các cá thể dị hợp 2 cặp gen, tính theo lí thuyết thì kết quả phân li kiểu hình ở đời con là: A. 3 quả tròn: 1 quả dài B. 1 quả tròn: 3 quả dài C. 1 quả tròn: 1 quả dài D. 100% quả tròn Câu 165: Giả sử một quần thể cây đậu Hà lan có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ thứ nhất là 0,3AA: 0,3Aa: 0,4aa. Khi quần thể này tự thụ phấn liên tiếp thì ở thế hệ thứ 3, tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen là A. 0,5500AA: 0,1500Aa: 0,3000aa B. 0,2515AA: 0,1250Aa: 0,6235aa C. 0,1450AA: 0,3545Aa: 0,5005aa D. 0,43125AA: 0,0375Aa: 0,53125aa Câu 166: Giả sử trong điều kiện của định luật Hacdi – Vanbec, quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa, sau một thế hệ ngẫu phối thì quần thể A. Đạt trạng thái cân bằng di truyền B. Phân li thành hai dòng thuần C. Giữ nguyên tỉ lệ kiểu gen D. Tăng thêm tính đa hình về kiểu hình Câu 167: Khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng Hacdi – Vanbec và tần số các cá thể có kiểu hình lặn, ta có thể tính được A. Tần số của alen lặn nhưng không tính được tần số của alen trội cũng như các loại kiểu gen trong quần thể B. Tần số của alen lặn, alen trội nhưng không tính được tần số các loại kiểu gen trong quần thể C. Tần số của alen lặn, alen trội cũng như tần số các loại kiểu gen trong quần thể D. Tần số của alen trội nhưng không tính được tần số của alen lặn cũng như các loại kiểu gen trong quần thể Câu 168: Mục đích chính của kĩ thuật di truyền là A. Tạo ra sinh vật biến đổi gen phục vụ lợi ích con người hoặc tạo ra các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp B. Gây ra các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể từ đó những thể đột biến có lợi cho con người C. Tạo ra các biến dị tổ hợp có giá trị, làm xuất hiện các cá thể có nhiều gen quý D. Tạo ra các cá thể có các gen mới hoặc nhiễm sắc thể mới chưa có trong tự nhiên Câu 169: Trong kĩ thuật gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để A. Nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp B. Tạo ADN tái tổ hợp được dễ dàng C. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận D. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện Câu 170: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm A. Tăng tỉ lệ dị hợp B. Tăng biến dị tổ hợp C. Giảm tỉ lệ đồng hợp D. Tạo dòng thuần Câu 171: Ở người, bệnh di truyền phân tử là do A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ 8 C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể D. Biến dị tổ hợp Câu 172: Người ta thường nói: bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì A. Nam giới mẫn cảm hơn với loại bệnh này B. Bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định C. Bệnh do gen đột biến trên nhiễm sắc thể Y quy định D. Bệnh chỉ có ở nam giới không gặp ở nữ giới Câu 173: Hầu hết các loài đều sử dụng chung mã di truyền. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. Nguồn gốc thống nhất của sinh giới B. Mã di truyền có tính thoái hóa C. Mã di truyền có tính đặc hiệu D. Thông tin di truyền ở tất cả các loài đều giống nhau Câu 174: Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là. A. Đấu tranh sinh tồn B. Nhu cầu thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người C. Sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài D. Sự không thống nhất của điều kiện môi trường Câu 175: Đột biến được coi là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì A. Đột biến có tính phổ biến ở tất cả các loài sinh vật B. Đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên C. Đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể D. Đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể Câu 176: Các quần thể trong loài thuờng không cách li hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. HIện tượng này được gọi là A. Giao phối không ngẫu nhiên B. Các yếu tố ngẫu nhiên C. Di nhập gen D. Chọn lọc tự nhiên Câu 177: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm thích nghi? A. Mỗi quần thể thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hòan cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp B. Ngay trong hoàn cảnh ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, do đó đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện C. Đặc điểm thích nghi của sinh vật là do kiểu gen quy định, tuy nhiên nó cũng chỉ mang tính tương đối D. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra đặc điểm thích nghi của sinh vật nên đặc điểm thích nghi luôn được duy trì qua các thế hệ Câu 178: Trong một quần thể thực vật lưỡng bội, lôcut 1 có 4 alen, lôcut 2 có 3 alen, lôcut 3 có 2 alen phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen là A. 180 B. 240 C. 90 D. 160 Câu 179: Khi nghiên cứu về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất, thí nghiệm của Milơ đã chứng minh A. Sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ vũ trụ B. Axit nuclêic hình thành từ nuclêôtit C. Chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành từ các chất vô cơ theo con đường hóa học D. Chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất đã dược hình thành từ các nguyên tố có sẵn trên bề mặt Trái Đất theo con đường sinh học Câu 180: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của cơ quan tương đồng là do A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển của loài B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau D. Thực hiện các chức phận giống nhau Câu 181: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa sáng? A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá Câu 182: Kích thước tối thiểu của quần thể là A. Giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường B. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy tì và phát triển C. Số lượng các cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể D. Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát tirển Câu 183: Kích thước của quần thể có thể bị giảm khi A. mức độ sinh sản lớn hơn mức độ tử vong B. mức độ sinh sản nhỏ hơn mức độ tử vong C. nhập cư lớn hơn xuất cư D. mức độ sinh sản bằng mức độ tử vong Câu 184: Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm ở cùng môi trường sống là ví dụ về mối quan hệ A. Ức chế – cảm nhiễm B. Kí sinh C. Cạnh tranh D. Hội sinh Câu 185: Trong quần xã, nhóm loài cho sản lượng sinh vật cao nhất thuộc về A. Động vật ăn cỏ B. Động vật ăn thịt C. Sinh vật tự dưỡng D. Sinh vật ăn các chất mùn bã hữu cơ Câu 186: Trong một lưới thức ăn, những loài thuộc bậc dinh dưỡng cao thường là các loài A. Tạp thực (ăn nhiều loại thức ăn) B. Đơn thực (chỉ ăn một loại thức ăn) C. Ăn mùn bã hữu cơ D. Ăn thực vật Câu 187: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua mỗi bậc dinh dưỡng B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường C. Phần lớn năng trong hệ sinh thái bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,… chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo vòng tuần hoàn từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng rồi trở về sinh vật sản xuất Câu 188: Phát biểu nào sau đây là đúng với tháp sinh thái? A. Tháp khối lượng bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh nhỏ B. Tháp số lượng bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh nhỏ C. Các loại tháp sinh thái đều có đáy lớn, đỉnh nhỏ D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh nhỏ Câu 189: Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là A. Trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã B. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin C. Vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã D. Vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành nên tính trạng Câu 190: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến? A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình C. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể Câu 191: Ở một số loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, thu được các cây F 2 có 245 cây hoa trắng và 315 cây hoa đỏ. Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật A. Liên kết hoàn toàn B. Phân li độc lập C. Tương tác bổ sung D. Hoán vị gen Câu 192: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F 1 phân li theo tỉ lệ 37,5% cây thân cao, hoa trắng: 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ: 12,5% cây thân cao, hoa đỏ: 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột bíên xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là A. Ab//aB x ab//ab B. AaBB x aabb C. AaBb x aabb D. AB//ab x ab//ab Câu 193: Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của tạo giống biến đổi gen? A. Tạo cừu biến đổi gen tạo prôtêin người trong sữa B. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm C. Tạo chuột nhắt chứa hoocmôn sinh trưởng của chuột cống D. Chuyển gen trừ sâu bệnh từ vi khuẩn vào cây bông, tạo đưộc giống bông kháng sâu bệnh T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ 9 Câu 194: Cơ chế hình thành thể đột biến nhiễm sắc thể XXX (Hội chứng 3X) ở người diễn ra do A. Cặp nhiễm sắc thể XX không phân li trong nguyên phân B. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể X gây nên C. Cặp nhiễm sắc thể XY không phân li trong nguyên phân D. Cặp nhiễm sắc thể XX không phân li trong giảm phân Câu 195: Hình thành loài mới là quá trình lịch sử, A. Cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi và cách li sinh sản với các quần thể thuộc loài khác B. Cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với các quần thể ban đầu C. Cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng xác định, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu hình mới cách li địa lí với quần thể ban đầu D. Dưới tác dụng của môi trường hoặc do những đột biến ngẫu nhiên, tạo ra những quần thể mới cách li với quần thể gốc Câu 196: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò A. Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra kiểu gen thích nghi B. Tạo ra kiểu gen thích nghi mà không đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi C. Vừa giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi D. Tạo ra các kiểu gen thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi Câu 197: Số lượng ca thể của một loài bị không chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng là hiện tượng A. Không chế sinh học B. Ức chế cảm nhiễm C. Hiệu quả nhóm D. Tăng trưởng của quần thể Câu 198: Chu trình cacbon trong sinh quyển là A. Phân giải mùn bã hữu cơ trong đất B. Tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái C. Tái sinh một phần năng lượng trong hệ sinh thái D. Tái sinh một phần vật chất trong hệ sinh thái Câu 199: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhiều nhất trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit (trong trường hợp gen không có đọan intrôn)? A. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ nhất (ngay sau bộ ba mở đầu) B. Mất ba cặp nuclêôtit ở phía trước bộ ba kết thúc C. Thay thế một cặp nuclêôtit D. Mất ba cặp nuclêôtit ngay sau bộ ba mở đầu Câu 200: Phát biểu nào sau đây nói về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là không đúng? A. Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN B. Các đột biến trội gây chết có thể truyền cho thế hậ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp tử C. Chỉ các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinhvà sinh trứng mới được di truyền cho thế hệ sau D. Đột bíên làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại Câu 201: Khi lai hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn với nhau đều được F 1 toàn hạt trơn có tua cuốn. Sau đó cho F 1 giao phấn với nhau, cho rằng hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn với nhau thì ở F 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là A. 1 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn B. 1 hạt trơn, không có tua cuốn: 2 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, có tua cuốn. C. 9 hạt trơn, có tua cuốn: 3 hạt trơn, không có tua cuốn: 3 hạt nhăn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn D. 3 hạt trơn, có tua cuốn: 1 hạt nhăn, không có tua cuốn Câu 202: Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1? A. Aabb x aaBb B. AaBb x aaBb C. aaBb x AaBB D. aaBb x aaBb Câu 203: Khâu nào sau đây không có trong kĩ thuật cấy truyền phôi? A. Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt B. Tách nhân ra khỏi hợp tử, sau đó chia nhân thành nhiều phần nhỏ rồi lại chuyển vào hợp tử C. Phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm D. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho con người Câu 204: Ở người, tính trạng tóc quăn do gen trội A, tóc thẳng do alen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định; còn bệnh mù màu đỏ – lục do gen lặn m chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên. Bố và mẹ tóc quăn, mắt bình thường, sinh một con trai tóc thẳng, mù màu đỏ – lục. Kiểu gen của người mẹ là A. AaX M X M B. AAX M X m C. AaX M X m D. AAX M X M Câu 205: Vai trò chính của đột biến đối với quá trình tiến hoá của sinh giới là A. Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi loại tính trạng trong loài có phổ biến dị phong phú B. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể, trong đó tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần qua các thế hệ C. Hình thành nên vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa D. Tạo ra nhiều alen đột biến, làm thay đổi tính trạng của sinh vật theo hướng thích nghi với môi trường sống Câu 206: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên A. Tạo ra các alen mới, làm tần số alen thay đổi theo một hướng xác định B. Cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể C. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định D. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định Câu 207: Các loài sinh vật sống trong rừng Cúc Phương được gọi là A. Quần xã sinh vật B. Nhóm sinh vật dị dưỡng C. Các quần thể thực vật D. Nhóm sinh vật phân giải Câu 208: Trong hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật? A. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật B. Quan hệ giữa thực vật và động vật ăn thực vật C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi D. Quan hệ cạnh tranh và đối địch giữa các sinh vật T h p câu h i tr c nghi m sinh h c LTĐHổ ợ ỏ ắ ệ ọ 1 0 [...].. .Tổ hợp câu hỏi trắc nghiệm sinh học LTĐH 1 . nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. B. Tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. C. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào. tế bào nhận →cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp →tách ADN D. Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận . Câu 104: Nếu các loại giao tử được. 98,4375% C. 25% D. 96,9% Câu 112: Hiện tượng khống chế sinh học tạo nên trạng thái cân bằng sinh học không dựa trên mối quan hệ nào: A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ ký sinh vật chủ. C. Quan hệ